• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI

1.2. Cơ sở thực tiễn

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 42 xây dựng và đổi mới quy trình nghiệp vụ để hỗ trợ tốt nhất cho việc phát hành và thanh toán thẻ. Hệ thống chấp nhận thẻ (POS) cũng được đầu tư và mở rộng, đến nay toàn thị trường đã có hơn 16.573 máy ATM và hơn 217.470 máy POS.

Bên cạnh đó, các sản phẩm thẻ tín dụng cũng ngày càng được đa dạng hóa. Hầu hết các thương hiệu quốc tế như American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay đều đã có mặt tại Việt Nam. Ngoài các loại thẻ tín dụng thông thường, các ngân hàng còn đẩy mạnh phát hành các loại thẻ đồng thương hiệu (co-branded card) liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp bán lẻ, hàng không, trường học, câu lạc bộ,… Hiện tại, đã có khoảng hơn 60 sản phẩm thẻ loại này đang có mặt trên thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam. Có thể kể đến một số sản phẩm như SHB MasterCard, SHB Visa Platium, Vietnam Airlines-Techcombank Visa; Vietnam Airlines-VP Bank Platinum MasterCard; Bac A Bank-TH True Mart; BIDV-Lingo Card;… Song song với việc gia tăng số lượng thẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, các ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc liên kết với các đối tác, để cùng đẩy mạnh các loại hình, dịch vụ thanh toán qua thẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho chủ thẻ.

Qua đó, khách hàng dần hình thành thói quen sử dụng thẻ để thanh toán nhờ những tiện ích vượt trội mà thanh toán thẻ mang lại như nhanh chóng, tiện dụng, an toàn và tiết kiệm.

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thẻ là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Ở Việt Nam, thị trường thẻ tín dụng thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định cả về số lượng lẫn chất lượng, nhưng xét trên quy mô dân số, số lượng ngân hàng hiện tại thì thị trường thẻ tín dụng Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Số lượng thẻ tín dụng chỉ chiếm từ 6-8% tổng lượng thẻ phát hành toàn thị trường, dư nợ từ cho vay phát hành thẻ tín dụng còn chiếm tỷ lệ rất thấp, hệ thống đầu tư chưa đồng đều, các giao dịch thẻ tín dụng phần lớn được thực hiện tại các thành phố, giao dịch rút tiền mặt còn nhiều…. Do đó, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam cần những giải pháp phù hợp để tiếp tục phát triển, hướng tới mục tiêu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 43 1.2.2. Định hướng của Ngân hàng nhà nước và chính phủ về Phát triển thanh toán

không dung tiền mặt

Kể từ năm 2006, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã triển khai các Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006 - 2010 và Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011 - 2015, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Các giải pháp triển khai cụ thể đã được thực hiện:

NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về TTKDTM, tạo lập hành lang pháp lý quan trọng, điều chỉnh đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia vào hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế, góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về TTKDTM.

Theo tờ trình của NHNN, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán tiền mặt theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh, nhằm tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán…

Ngoài ra, NHNN còn ban hành nhiều Thông tư để hướng dẫn việc trang bị, lắp đặt, quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn, bảo mật hoạt động của ATM; phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa; dịch vụ TTKDTM, dịch vụ trung gian thanh toán, phí dịch vụ thanh toán, mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Các quy định, yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ và hoạt động thẻ ngân hàng… cũng được NHNN chú ý ban hành.

Tất cả các đề án trên đều có tác động tích cực, tạo hành lang pháp lý và nền tảng để các ngân hàng, người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh việc cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có dịch vụ thẻ tín dụng.

1.2.3. Tham khảo đề tài nghiên cứu liên quan

Một nghiên cứu có liên quan đến một số giải pháp nâng cao chất lượng thẻ tín dụng được tăng tải tạp chí Khoa học trường Đại học Hà Nội của thạc sĩ kỹ thuật Nguyễn

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 44 Thanh Bằng, số 62, t14 (2016) tên đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Nghiên cứu có mục tiêu:

Về mặt lý luận: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ từ đó hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng thẻ trong hoạt động kinh tế hiện nay, những lợi ích mà thẻ mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.

Về mặt thực tiễn: Phân tích tình hình phát hành và sử dụng thẻ trong thời gian qua của ngân hàng và khách hàng để thấy được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế.

Đo lường các yếu tố ảnh hưởng tác động đến việc kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ thẻ tín dụng của Vietcombank. Đề xuất ra những giải pháp để đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank ngày càng hiệu quả, có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam hiện nay.

Kết quả có năm nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến động cơ chung gồm 6 yếu tố: Độ tin cậy (Thương hiệu), Độ phản hồi (Thái độ và cách tiếp xúc với khách hàng của nhân viên), Kỹ năng nhân viên (Trình độ chuyên môn và am hiểu nghiệp vụ của nhân viên), Độ tiếp cận (Mạng lưới chấp nhận thanh toán của Vietcombank), Thông tin và Chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng do Vietcombank cung cấp (lãi suất, phí …..) Sau khi điều tra xác định được 5 yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ tín dụng là: Độ tin cậy, Độ phản hồi, Kỹ năng nhân viên, Độ tiếp cận, Chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng do Vietcombank cung cấp (lãi suất, phí …..) Nghiên cứu cũng mô tả chi tiết các đặc điểm nhân khẩu học như số tuổi, số năm sử dụng thẻ, trình độ, thương hiệu nhận biết thứ hai…trên địa bàn Hà Nội nhằm giúp các nhà quản lý trên đại bàn tìm ra giải pháp nâng cao động cơ làm việc và hành vi tích cực trong công việc.

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 45