• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao kỹ năng của nhân viên, đào tạo nguồn nhân lực

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN

3.3. Đề xuất nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại SHB

3.3.2. Nâng cao kỹ năng của nhân viên, đào tạo nguồn nhân lực

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 104 Từ xưa đến nay, quy luật của tự nhiên cho thấy con người luôn là tài sản quý báu nhất và có quyết định quan trọng trong việc dẫn đến thành công. Vậy nên, hoạt động kinh doanh của SHB có đạt được hiệu quả hay không, điều này phụ thuộc nhiều đến chất lượng nguồn nhân lực, đó là kỹ năng của nhân viên, tác phong, đạo đức, trách nghiệm nghề nghiệp…

Hiện nay, các ngân hàng tranh nhau phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh gay gắt, đôi khi có cả cạnh tranh không lành mạnh. Sản phẩm thẻ trở nên đa dạng, chất lượng tương đồng, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau cho mình.

Vậy nên, yếu tố khác biệt, sự nổi trội sẽ giúp lôi kéo khách hàng đến được với chúng ta.

Nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ có được kỹ năng chuyên môn tốt, chất lượng phục vụ cao, làm hài lòng được khách hàng thì đây là sẽ là điểm khác biệt đó. Từ đó cho thấy, việc đào tạo nhân viên là việc làm cần thiết chi sự phát triển của công ty. Cụ thể:

 Thường xuyên đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ nhân viên

Là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại thành phố Huế và là chi nhánh của một ngân hàng nổi tiếng đứng top đầu Việt Nam. SHB Huế được thừa hưởng nhiều kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta phải luôn không ngừng nâng cấp hay học hỏi những cái mới. Bởi lẽ cái mới luôn ra đời và thay thế cái cũ, những sản phẩm lỗi thời, không phù hợp sẽ được thay thế với những sản phẩm có chất lượng hơn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Vậy nên, ngoài việc biết những năng, nghiệp vụ chuyên môn, nhân viên cũng đòi hỏi phải trang bị cho mình những kiến thức về công nghệ thông tin, đòi hỏi nhân viên có sự học hỏi nhanh và nhanh nhạy trong công việc, biết nắm bắt xu thế phát triển của thời đại.

Để thực hiện được điều đó, SHB nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của mình nhằm tạo cho họ một nền tản cơ bản giúp nhân viên sau này khỏi bối rối khi áp dụng vào thực tiễn. Mặc khác, việc tiếp xúc làm quen với công nghệ máy móc giúp người nhân viên nắm bắt nhanh được các tiện ích mở

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 105 thẻ, thành thạo trong giải quyết các rủi ro, vấn đề mắc phải để tiến trình công việc được xảy ra một cách suông sẽ và nhanh chóng hơn..

Giao tiếp cũng là một phần rất quan trọng, vậy nên việc bồi dưỡng cho nhân viên những kiến thức, kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng bán hàng là không thể thiếu. Nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt, họ sẽ tự tin hơn khi tư vấn sản phẩm giúp công việc trở nên hiệu quả hơn.

 Nhân viên phải có thái độ tích cực trong tiếp xúc với khách hàng

Bên cạnh kỹ năng, cái tâm của người nhân viên là rất quan trọng trong việc tạo sự kết nối với khách hàng. Nếu người nhân viên có thái độ thân thiện, họ nhiệt tình trong công việc trong suốt qua trình dịch vụ xảy ra sẽ tạo sự thoải mái, hài lòng cho khách hàng. Vậy nên, SHB cần có cái nhìn đúng đắn trong việc tuyển chọn nhân viên, chỉ nên chọn những người thực sự yêu nghề và có thái đọ tốt trong công việc.

Qua quá trình thực hiện dịch vụ, SHB cần có sự kiểm tra, xem xét và quan tâm đến nhân viên của mình. Cần có sự chỉnh sữa kịp thời và đúng đắn khi có sự không phù hợp xảy ra, mặc khác cũng cần có sự chỉ bảo, sự chia sẽ kinh nghiệm thực tế để nhân viên tích lũy thêm cho mình những kỹ năng cần thiết.

 Thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao

SHB cần tạo được cho mình một môi trường làm việc thân thiện, vui vẽ, năng động, đồng thời có các chính sách khen thưởng phù họp, cũng như có được cơ hội thăng tiến nhằm thu hút được nguồn lao động có trình độ cao đến với ngân hàng. Việc SHB có các chính sách đãi ngộ tốt sẽ giúp nhân viên thoải mái trong công việc cũng như khuyến khích họ nỗ lực trong công việc để khẳng định mình tạo cho quá trình hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao.

Cần tạo mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và nhân viên, để qua đó tạo môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện, giúp nhân viên cảm thấy họ được tôn trọng. Đồng thời, việc gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ giúp việc chia sẽ thông tin nhanh chóng cũng như những tâm tư nguyện vọng của nhân viên sẽ được biết đến và giải quyết hợp lý. Khi đó

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 106 nhân viên sẽ hăng say hơn và cống hiến hết mình hơn trong hoạt động kinh doanh của SHB..

Mặc khác, ta cũng cần phải quan tâm, bồi dưỡng những cán bộ trẻ có năng lực, có tâm huyết và có nhiều cống hiến trong công việc nhằm bổ nhiệm họ vào những vị trí cao hơn, để họ cũng như các nhân viên khác nhận thức được sự cống hiến của họ luôn được biết đến và ghi nhận, một lúc nào đó họ sẽ nhận được điều xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, năng động sáng tạo, tạo ra một làn sóng phát triển.