• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của người lao động tại công

3.2.2. Giải pháp cụ thể

Dựa vào kết quảnghiên cứu thực tiễn mức độ hài lòng công việc củaNLĐ tại công ty TNHH Thương mại & kĩ thuật MITRUDOOR, đề tài xin đưa ra một số giải pháp cụthểnhằm nâng cao chất lượng nhân sự của công ty theo 6 nhân tốchính: Bản chất công việc, Điều kiện làm việc, Đào tạoThăng tiến, Thu nhập phúc lợi, Lãnhđạo, Đồng nghiệp.

3.2.2.1. Nhóm giải pháp vềBản chất công việc

Một công việc lặp đi lặp lại sẽ tạo nên sự nhàm chán, vì vậy cần tạo sựmới mẻ, hấp dẫn trong công việc. Điều này sẽ làm cho người lao động có hứng thú hơn trong công việc, tăng năng suất lao động. Đề tài đềxuất một số phương pháp cải thiệnnhư sau:

Tạo nhiều thửthách trong công việc hơn, tạo ra các cuộc thi tăng độsáng tạo cho NLĐ. Đồng thời tạo sự hấp dẫn, năng nổ trong công việc. Tuy nhiên, thử thách phải phù hợp với từng công việc, từng bộ phận, tăng khả năng của từng người nhằm tạo ra sựthú vịcũng như sựgắn kết trong công việc giữa người lao động với nhau.

Bốtrí, sắp xếp công việc phù hợp, góp phần phát huy tối đa khả năng và tiềm năng củaNLĐ. Phân công công việc phù hợp cho lao động mới, góp phần phát huy sở trường sẵn có của họ, tạo sựthoải mái, yêu thích công việc được giao. Đây là yếu tốcó tác dụng rất lớn đến quá trình làm việc vàảnh hưởng đến việc gắn bó với công ty của người lao động. Mặt khác, đây là cơ sở để xây dựng kếhoạch đào tạo, thăng tiến cho người lao động.

Đồng thời phải luôn chú ý đến lực lượng lao động đã qua

Trường ĐH KInh tế Huế

đào tạo, nhất là

họtham gia vào các công việc khó, phức tạp để họ phát huy được hết khả năng sẵn có của mình, họ sẽ nhận thức được tầm quan trọng và sự quan tâm đến năng lực của họ, từ đó sựhứng thú trong công việc sẽ càng được nhân lên, hiệu quảtrong hoạt động sản xuất–kinh doanh càng lớn.

Tạo sựcân bằng giữa công việc và gia đình cũng như các mối quan hệxã hội khác, tránh quá nhiều công việc chiếm hết thời gian nghỉ ngơi, riêng tư của họtạo cảm giác áp lực công việc quá lớn khiến xuất hiện tình trạng stress. Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề khó khăn ở bên ngoài trước khi làm việc đểcông việc được hiệu quả hơn.

3.2.3.2. Nhóm giải pháp về Điều kiện làm việc

Hiện nay công ty cũng có khá đầy đủ cơ sởvật chất phục vụcho công việc, tuy nhiên với tốc độphát triển của khoa học công nghệthìđòi hỏi công ty cần đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, máy móc mới để giúp công việc được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi hơn. Điều này là một trong những cách nâng cao năng suất lao động.Và dưới đây là một số đềxuất:

Tiến hành nâng cấp các trang thiết bị đã sử dụng lâu ngày, hoặc có thể thay đổi nếu quá cũ, góp phần cải thiện điều kiện làm việc tăng năng suất lao động. Bổsung thêm thiết bịcòn thiếu.

Đầu tư thêm các thiết bị bảo hộ lao động và cố gắng tạo ra môi trường đảm bảo an toàn choNLĐ.

Phân bốcông việc hợp lí, không nên quá ít hay quá nhiều vượt quá khả năng làm việc củaNLĐkhiến họcảm thấy bịchèn ép, áp lực, bịbóc lột sức lao động.

Tuyển thêm NLĐ mới, giảm áp lực công suất và giảm thời gian làm thêm, tăng ca của NLĐ, đảm bảo sức khỏe cho NLĐ yên tâm công tác và bảo đảm được năng suất.

Nâng cao công tác giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, có đội ngũ giám sát vệ sinh tại nơi làm việc, có đội ngũ giám sát vệ sinh thường xuyên kiểm tra và phổ biến công tác giữgìn vệsinh chung.

Trường ĐH KInh tế Huế

3.2.2.3. Nhóm giải pháp về Đào tạo– Thăng tiến

Công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty là việc rất quan trọng và thể thiếu trong công ty. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sống còn của công ty.

Sau đây đề tài xin đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sựhài lòng trong công việc củaNLĐbằng nhân tố Đào tạo– Thăng tiến trong công ty:

Công ty cần nâng cao trìnhđộ nghiệp vụcho NLĐ tùy theo cấp bậc, trình độ hiện tại của NLĐ. Đào tạo theo trọng tâm, chú ý nhấn mạnh các trọng điểm, nội dung và cách thức hợp lý để thu được hiệu quảtốt.

Đào tạo cần mang tính thực hành, thực tiễn cao thay vì chỉ mang tính lý thuyết suông, mang nặng hình thức trên giấy tờ.

Công ty cần tạo cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp, chức vụ cho tất cả NLĐ đang làm việc tại đơn vị, phải đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp ở từng vị trí công tác để họ phấn đấu nhằm có được sự thăng tiến của bản thân từng người. Từ đó, sẽ hạn chếdần những nhược điểm, phát huy những khả năng tích cực nhằm góp phần vào sự phát triển công ty.

Xem xét thành tích đạt được củaNLĐ, tạo cơ hội thăng tiến cho những NLĐ có năng lực thật sự, điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến công việc hợp lý, tìm hiểu rõ nhu cầu phát triển củaNLĐtrong công ty.

Phổbiến, giảng dạy, giúp NLĐquen và sử dụng thành thạo các trang thiết bị để tăng năng suất trong quá trình sản xuất, hoàn thành vượt mức kếhoạch đềra.

Công bố rõ ràng và minh bạch việc quy hoạch đào tạo để NLĐ phấn đấu và thấy được đối xử công bằng, đảm bảo đào tạo đúng người, đúng chuyên ngành, đúng quy hoạch đào tạo.

3.2.2.4. Nhóm giải pháp vềThu nhập và phúc lợi

Con người làm việc mục đích chính là kiếm thu nhập vì vậy vấn đề lương,

Trường ĐH KInh tế Huế

lòng trong công việc của NLĐ. Điều này là một phần quyết định việcNLĐ có gắn bó và làm việc hết năng lực vốn có của họhay không.Và dưới đây là một số đề xuất giúp công ty có thểthấu hiểuNLĐ hơn:

Vấn đề đầu tiên cần làm là công ty phải rà soát, điều chỉnh hợp lí mức lương.

Công ty cần điều chỉnh mức lương căn cứ vào mặt bằng chung ở khu vực và những công ty cùng ngành. Ngoài ra cần trả lương theo năng lực thực sự, hiệu quả làm việc mà họ mang lại đồng thời chú ý đến những biến động kinh tếthị trường, xã hội nhằm điều chỉnh mức lương phù hợp với sựbiến động về giá và lương trong xã hội tại những thời điểm nhất định.

Công ty cần có hình thức giải thích cho NLĐ rõ ràng hơn về cách thức trả lương hiện tại phù hợp như thế nào với NLĐ, lợi ích của họ khi được công ty trả mức lương này, đối với NLĐ mới vào làm cần tư vấn, hỗ trợ rõ ràng về chính sách lương thưởng.

Thường xuyên khảo sát định kì thái độ của NLĐ đối với chính sách lương, thưởng ít nhất 1 năm 1 lần.

Thực hiện công tác chấm công chính xác, tránh sai sót, thường xuyên thông báo tình hình ngày công cho từngNLĐnắm rõ.

Nâng cao đãi ngộ cho NLĐ lâu năm, thưởng xứng đáng cho NLĐ làm việc tốt, tuyên dương các tấm gương làm việc tốt.

Công bằng, phù hợp trong chính sách lương, thưởng cho NLĐ, đúng người đúng sức, quy định rõ mức thưởng rõ ràng để dựa vào đó họphấn đấu, đẩy nhanh quá trình hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Việc trả lương công bằng sẽ giúp họ cảm thấy hài lòng và làm việc tốt hơn, đồng thời cải thiện mối quan hệ, sựgắn bó với công ty. Nếu không thì họ sẽ cảm thấy bị đối xử không công bằng dẫn đến sự thờ ơ, lơ đãng trong công việc và có thể bỏ công ty đểtìm kiếm công việc mới.

Trường ĐH KInh tế Huế

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ hàng năm. An toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm cần đặt lên hàng đầu. Trang bị, cung cấp đầy đủ thiết bị, dụng cụlàm việc cần thiết để NLĐ có điều kiện hoàn thành tốt công việc được giao. Cần có hòm thư gópý lắng nghe kịp thời những vấn đềan toàn của người lao động để có biện pháp xửlý kịp thời. Đảm bảo người lao động luôn có sức khỏe tốt nhất đểlàm việc và cống hiến.

3.2.2.5. Nhóm giải pháp cải thiện mối quan hệgiữa lãnhđạo với người lao động.

Trong một công ty thì mọi người làm việc hướng vào mục tiêu phát triển chung.

Vì vậy giữa mọi người phải có hiểu biết chung và có mối quan hệtốt. Điều này có sự tác động lớn đến tâm lý của NLĐ. Do đó công ty cần nhận thức rằng NLĐ là những người bạn, những người cùng chí hướng và cùng nhau làm việc vì mục tiêu chung, phải coi trọng họ thay vì giữ quan niệm NLĐ là người làm công, người làm thuê.

Đồng thời tạo cho NLĐmột tinh thần thoải mái và cho họthấy rằng việc họ đang làm có ý nghĩa, là một phần quan trọng trong tổchức. Vì vậy, một sốgiải pháp được đưa ra nhằm cải thiện các mối quan hệ, đó là:

Các cấp lãnh đạo, cấp trên phải quan tâm đến đời sống cũng như tinh thần của cấp dưới. Thường xuyên trao đổi, tiếp cận, hỗ trợ những khó khăn, tìm hiểu nhu cầu và đề ra phương pháp tạo sựhài lòng của nhân viên đối với nhu cầu đó.

Tạo cảm giác ổn định về mặt tinh thần sẽ giúp họ làm việc tốt hơn, từ đó mang lại lợi ích cho chính họ cũng như công ty. Ngoài ra, cần đối xử giữa các NLĐ một cách công bằng, khách quan, tránh tạo cảm giác thiên vị, bóc lột sức lao động.

Định kỳtổchức đối thoại giữa ban lãnh đạo với CBCNV để hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của NLĐ, giúp giải quyết những vướng mắc và khuyến khích làm việc hăng say, sáng tạo.

3.2.2.6. Nhóm giải pháp cải thiện mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau.

Trong xã hội, chúng ta phải xây dựng các mối quan hệtốt vì rất nhiều lí do, đặc biệt là ở nơi làm việc. Xã hội cũng giống như một mạng

Trường ĐH KInh tế Huế

lưới các mối quan hệ, nó đòi

hỏi tất cả mọi người phối hợp với nhau đểtạo ra kết quảtốt đẹp. Các mối quan hệcần dựa trên sựtích cực, hợp tác, bìnhđẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Công ty nên thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua tập thể như các cuộc giả ngoại, tham quan, các hội thi theo chủ đề, văn hóa xã hội, tổ chức các buổi party, các sự kiện... nhằm khích lệ tinh thần làm việc hăng say, tạo sự gắn kết, khơi dậy sựsáng tạo, năng động cũng như giúp các nhân viên gắn bó với nhau hơn.

Khuyến khích nhân viên góp ý vào bộ máy hoạt động của công ty cũng như các vấn đề khác qua hòm thư tín, trang web, hộp thư điện thoại, email... để xem hoạt động và cải thiện công ty và những bất cập công ty cần khắc phục.

Công ty cần có các chính sách hỗ trợ đối với những nhân viên tùy theo cấp bậc. Đối với nhân viên lâu năm thì cần quan tâm đến sự thăng tiến và đào tạo cao hơn, còn với các nhân viên mới vào làm thì cần quan sát hỗ trợ kịp thời những vướng mắc, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, cần giúp đỡ nhiệt tình đểhọthích nghi và làm tốt công việc. Ngoài ra cần sắp xếp công việc hợp lý, đúng người đúng việc, tránh gánh nặng áp lực trong công việc và sựtách biệt với tập thể.

Không chỉ quan tâm tới NLĐ, công ty nên dành sựquan tâm và khích lệkịp thời tới quá trình học tập và sựtiến bộcủa vợ,chồng, con nhân viên trong công ty. Đây vừa là biện pháp tạo động lực hiệu quả giúp gắn kết NLĐ với tổ chức, vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của công ty trong việc xây dựng xã hội học tập.

Trường ĐH KInh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ