• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

2.3. Đánh giá khái quát những kết quả đạt được về năng lực cạnh tranh của Công ty

2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

-Năng lực cạnh tranh về quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý Phòng ban nghiệp vụ, trưởng/phó các VPĐD còn nhiều hạn chếvềkỹ năng quản lý. Do đó, các côngtác chuyên môn và công tác thị trường chủyếu là quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổchức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong kinh doanh, điều hành.

- Vốn chủsở hữu của Công ty còn thiếu nhiều so với vốn điều lệnên không chủ động trong việc ban hành chính sách tài chính cạnh tranh với các đơn vịbạn nói

Trường Đại học Kinh tế Huế

trả thưởng đảm bảo kịp thời cho khách hàng và thiếu vốn cho đầu tư mở rộng hoạt đọng kinh doanh.

-Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu. Quy mô vốn (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của công ty còn nhỏ, hoạt động thu hồi vốn của công ty còn khá chậm.Nguồn lực tài chính còn hạn hẹp dẩn đến việc không có được các chính sách về tài chính đủ mạnh để cạnh tranh với các đối thủ.

- Công tác tham mưu cho lãnh đạo Công ty ban hành chính sách liên quan đến mở rộng và phát triển thị trường bán vé đôi lúc chưa theo kịp nhu cầu thực tế, làm giảm cơ hội chiếm lĩnh thị phần. Công tác kiểm tra, giám sát chuyên môn, xây dựng và thực hiện quy chế quy định trong công tác quản lý công nợ, thế chấp, chưa theo sát tình hình thực tế và quy định của Bộ Tài chính.

- Một số VPĐD chưa chú trọng phân công cán bộ chuyên quản đại lý nhằm nâng cao trách nhiệm, cán bộ văn phòng chưa chú trọng nhiều tới việc giữ mối liên hệ thường xuyên với đại lý để nắm bắt tình hình thị trường, tạo lòng tin với khách hàng. Thiếu chủ động nắm bắt thông tin, công tác báo cáo còn chậm nên vẫn bị động trong đề xuất bổ sung, thay đổi chính sách đối với đại lý.

- Các khoản phải thu còn rất lớn (chiếm khoảng 37% tổng tài sản) chứng tỏ việc quản lý công nợphải thu của khách hàng là khá hạn chế, còn xảy ra tình trạng đại lý nợ động kéo dài, cho thấy Công ty còn gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ dẫn đến bị chiếm dụng vốn.

- Việc phát hành vé Cào, Bóc chủ yếu cho các khách hàng không có hợp đồng, nên nhiều nguy cơ rủi ro trong quản lý nợ. Cuối kỳ, công nợ ở một số đại lý khá cao, vượt kỳ nợ, đặc biệt công nợ vé Cào, Bóc, chậm luân chuyển ảnh hưởng đến phát hành, luân chuyển vốn kinh doanh.

- Vé xổ số Lôtô đang còn gặp nhiều khó khăn do nạn số đề phát triển rất mạnh khiến doanh số rất thấp.

- Công tác tuyên truyền quảng cáo, marketing chưa được quan tâm đúng mực, còn yếu, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao do yếu ở mảng nghiên cứu thị trường, hình thức quảng cáo còn đơn điệu,chưa thực sự nhanh nhạy để nắm bắt cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

hội và khai thác thị trường, thông tin phản hồi về công ty còn chậm, nên gây khó khăn cho công ty trong việc đề ra các chiến lược cạnhtranh.

- Công tác tham mưu xây dựng đổi mới định mức kinh tế kỹ thuật liên quan còn chậm. Việc phối kết hợp với các phòng chức năng trong một số nhiệm vụ liên quan đôi lúc thiếu đồng bộ, công tác kiểm tra, nắm bắt thông tin thị trường chưa được chú trọng đúng mức.

- Từ năm 2015 đến nay, tình hình phát triển doanh thu của công ty là khá tốt.

Ngoài các yếu tố khách quan chung như tình hình kinh tế vẫn còn khủng hoảng, số vé dự thưởng và trị giá giải thưởng còn nhỏ, thì có nguyên nhân chủ yếu nằm ở các yếu tố chủ quan như các chính sách của công ty chưa kích thích phát triển doanh thu, cán bộ thị trường không đầu tư thời gian công sức vào công việc, công tác giám sát, quản lý, đốc thúc của Lãnhđạo công ty chưa thườngxuyên.

- Một số khu vực thị trường còn yếu về nhân sự. Chế độ tiền lương vẫn còn bất cập, chính sách khuyến khích động viên cán bộ làm thị trường trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp còn thiếu tính nhất quán. Chế độ tiền lương còn bất cập chưa kích thích lao động tăng năng suất.

- Quy chế luân chuyển ,bỗ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ đãđược đề ra nhưng chưa xây dựng một cách chi tiết và cụ thể,chưa thực hiện triệt để.

- Công tác quản lý lao động còn lỏng lẻo, chưa phân công bộ phận phụ trách kiểm tra giám sát cán bộ thị trường, không nắm bắt được các thông tin thị trường, thông tin các đối thủ, phản ánh các thông tin thiếu trungthực.

- Trang thiết bị máy móc, phương tiện củ kỹ, xuống cấp… chi phí cho việc trang cấp thay thế công cụ làm việc nhỏ lẽ thiếu đồng bộ; Trình độ về khoa học công nghệ, cụ thể là công nghệ thông tin của cán bộ, nhân viên trong Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công tác trao đổi thông tin giữa các phòng ban, VPĐD chưa được chú trọng đúng mức, còn yếu trong khâu đối chiếu ngược thông tin giữa các bộ phận liên quan cho nên thường hay xảy ra tình trạng thông tin không được cung cấp một cách chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.2.2. Nguyên nhân

Một là: Hệthống pháp luật quản lý hoạt động xổsố chưa hoàn chỉnh. Hiện tại, việc quản lý hoạt động XSKT chỉ dựa vào: Nghị định số 30/2007/NĐ-CP; Thông tư số 75/2013/TT-BTC; Thông tư số 01/2014/TT-BTC chưa đảm bảo khung pháp lý đầy đủ đểCông ty XSKT hoạt động và phát triển vững chắc theo mục tiêu kỳvọng của Chính phủ. Những hạn chế tồn tại phát sinh từ chính hoạt động xổ số đòi hỏi phải có nhiều văn bản pháp quy trực tiếp điều chỉnh đểnâng cao hiệu quả.

Hai là: Quy định về cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm còn chưa cụthể.

Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật của các Công ty XSKT đã diễn ra nhưng việc xử lý chưa mang tính răn đe ngăn ngừa vi phạm tái xuất hiện. Các chế tài xử lý được ban hành nhưng chưa thể hiện chi tiết và không thíchứng với thực tế. Vì vậy mức độxửlý còn nhẹ, chưa tương xứng với sai phạm.

Sự ra đời của Thông tư 01/2014/TT-BTC đã dần lập lại trật tựtrong việc tuân thủnhững quy định vềquản lý tài chính tại các Công ty XSKT. Mặc dù Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ và tổ chức kiểm toán hàng năm nhưng tình trạng vi phạm chế độquản lý tài chính vẫn còn xảy ra. Những quy định vềhình thức xử lý vi phạm, khen thưởng tương ứng với mức độ tuân thủ cơ chế theo quy định chưa cụ thể, để đảm bảo tạo sự thống nhất và công bằng giữa các Công ty XSKT cùng khu vực hoặc các Công ty mở thưởng cùng ngày nên xảy ra sự cạnh tranh không cân bằng.

Ba là: Thiếu đồng bộ trong quản lý điều hành hoạt động xổ số giữa Bộ Tài chính và địa phương. Với đặc thù của cơ chế quản lý hiện tại, Công ty XSKT vừa chịu sựchi phối của địa phương dưới hình thức quản lý của chủsởhữu, vừa chịu sư quản lý của Bộ Tài chính dưới góc độ là cơ quan quản lý nhà nước. Chính sựsong trùng này đôi khi lúc nảy sinh tình trạng không thống nhất trong quản lý của hai chủ thể. Thông thường, địa phương có xu hướng ưu ái đối với Công ty XSKT đểtạo lợi thế cạnh tranh bất tương xứng vì lợi ích cục bộ địa phương, nhằm tăng mức đóng góp cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xổ số. Đồng thời việc xử lý vi phạm của Công ty XSKT cũng vấp phải sựbảo vệcủa địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bốn là: Các chỉtiêu kếhoạch của Chủsở hữu chưa hợp lý, tăng áp lực đối với Công ty. Thực tiễn đã bộc lộsựbất hợp lý trong công tác giao chỉtiêu kếhoạch của BộTài chính và UBND tỉnh, đã tạo áp lực lên các Công ty trong việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Để hoàn thành kế hoạch, các Công ty XSKT phải tăng lượng vé phát hành để tăng doanh thu gây ra tình trạng lãng phí chi phí in vé. Việc tăng lượng vé vượt quá nhu cầu thị trường làm giảm tỷ lệ tiêu thụ dần đến ngưỡng xuất hiện rủi ro cao trong thanh toán chi phí trả thưởng. Tình hình tài chính bị đe dọa khi khả năng thanh toán bị hạn chế do tình trạng thua lỗ xuất hiện. Đồng thời vấn đề tăng vé cũng dẫn đến sựcạnh tranh rất khóc liệt trong việc chiếm lĩnh thịtrường, rất khókhăn đối với các Công ty XSKT nhỏ

Năm là: Vốn điều lệ chưa đủ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, các khoản phải thu còn chưa giải quyết một cách dứt khoát, công tác thu hồi nợ đối với các đại lý đạt tỷ lệ thấp.

Sáu là: Năng lực công nhân viên ở thị trường còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh trong tình hình mới. Kinh doanh thời gian dài trong lĩnh vực độc quyền cùng với sự đơn giản về nghiệp vụ kinh doanh nên vấn đề nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ chưa được coi trọng. Do đó, khi thực hiện đầu tư mở rộng lĩnh vực kinh doanh, vấn không thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc mới.

Đây là trở ngại lớn đầu tiên khiến cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước không thể thực hiện nhanh được.

Bảy là: Loại hình XSTT không thích hợp với những thay đổi của xã hội. Kinh doanh XSTT với hình thức bán lẻ cầm tay như hiện nay đã không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Thói quen sinh hoạt vỉa hè của người dân dần được thay thế bằng những nơi tập trung văn hóa, sang trọng hơn do thu nhập tăng cao. Phạm vi bán vé xổ số của những người bán lẻ di động bị hạn chế. Xã hội Việt Nam ngày càng văn minh khó chấp nhận tình trạng người bán lẻ vé số khắp nơi như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNMỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ

KIẾN THIẾTQUẢNG BÌNH TRONG KHU VỰC KHỐI XỔ SỐ KIẾN THIẾTMIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2022

3.1. Định hướng phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành