• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Một số bài học kinh nghiệm về việc hoàn thiện hoạt động cho vay doanh

e. Công nghệthông tin

Công nghệthông tin là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xửlý cơ sởdữliệu tập trung. Nếu không có hệ thống công nghệ hiện đại thì các cán bộ rất khó khăn trong việc quản lý tình hình của khách hàng một cách nhanh chóng và thường xuyên. Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay đối với khách hàng. Đặc biệt là với khách hàng doanh nghiệp, số lượng thông tin cần lưu giữ và xử lý là tương đối nhiều và đa dạng.

f. Công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng trong việc ngân hàng có thu được nợ đầy đủ, đúng hạn hay không. Khi thực hiện cấp một khoản vay, ngân hàng luôn phải tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đồng thời có thể hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng đểnâng cao hiệu quảvốn đầu tư.

Việc kiểm tra, giám sát nếu được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện các sai phạm của cán bộtín dụng trong quá trình cho vay cũng như hoạt động của các doanh nghiệp thì có thể có những biện pháp khắc phục, không để phát sinh nợ không đủtiêu chuẩn, tránh rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay.

1.3. Một số bài học kinh nghiệm về việc hoàn thiện hoạt động cho vay doanh

Trong các năm gần đây, ngân hàng này cũng đưa ra rất nhiều gói ưu đãi lãi suất cạnh tranh khác, đặc biệt là lãi suất cho vay bằng ngoại tệ đối với nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh lĩnh vực sản xuất sợi, dệt may, dăm gỗ (mức lãi suất cho vay từ1,3 – 2,0%/năm) nhằm bán chéo nhiều sản phẩm, dịch vụ khác, đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.

Ngoài ra, Vietinbank đã thành lập những bộ phận chuyên trách để nghiên cứu và đưa ra những chính sách, sản phẩm phục vụcho nhiều nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Từ Hội sở chính đến chi nhánh đều có các phòng chức năng cho đối tượng khách hàng này. Đây là một nền tảng tốt cho Vietinbank trong việc tăng cường tính cạnh tranh và tăng trưởng thị phần cho vay.

1.3.2. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) hiện là một trong những ngân hàng đứng đầu trong nhóm ngân hàng TMCP. Có được điều này là do MB có nhiều đột phá, đầu tư cho công nghệ thông tin, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ kết hợp hàm lượng công nghệ cao đem lại nhiều hơn tiện ích cho khách hàng, tập trung xây dựng thương hiệu MB hướng đến cộng đồng.

Dù đã có nhiều chương trình kết nối tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong thời gian qua nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay mặc dù lãi suất đã hạnhanh trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các NHTM tăng trưởng tín dụng chậm do không kiếm được khách hàng vay đủ điều kiện, tín dụng chủ yếu là doanh nghiệp đảo nợ, cơ cấu lại nợ ít có khoản giải ngân mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra từ đầu năm đồng thời chia sẻ hỗ trợ khách hàng MB đã không ngồi chờ khách hàng mà chủ động chào mời, tìm kiếm khách hàng đi vay. Thực hiện chủ trương của NHNN, dư nợ tín dụng của MB tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên như: tăng trưởng dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu như thương mại công nghiệp nhẹhàng tiêu dùng, sản xuất chếbiến lương thực, thực phẩm, dược phẩm…

Đểcó thểcho vay an toàn, MB có bộphận tư vấn cho doanh nghiệp tìm phương án sử dụng vốn hiệu quả nhất, nắm bắt chặt chẽ sức khỏe, đầu ra của sản xuất kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh cũng như vòng quay vốn thực tếcủa doanh nghiệp từ đó MB có thểchủ động để hỗtrợvốn kịp thời cho doanh nghiệp.

Bài học rút ra từ hai Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Quân đội là : Để hoàn thiện và nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải đã đưa ra nhiều chương trình cho vay, chính sách khách hàng và chính sách lãi vay phù hợp và cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng doanh nghiệp tăng cường vay vốn, thành lập những bộ phận chuyên trách để nghiên cứu và đưa ra những chính sách, sản phẩm phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đầu tư cho công nghệ thông tin, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ kết hợp hàm lượng công nghệcao.

Trường Đại học Kinh tế Huế