• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

3.2.4. Nâng cao việc quản trị rủi ro

3.2.4.1. Giải pháp vềnhận biết và đo lường rủi ro tín dụng

Đểcó thểnhận biết sớm và đo lường được một cách chính xác nhất rủi ro tín dụng nhằm đưa ra quyết định cho vay phù hợp, VCB cần thực hiện một sốgiải pháp sau:

- Khi thẩm định tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, cần phải đánh giá đầy đủ và kỹ lưỡng từng chỉ tiêu tài chính như tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, vòng quay vốn lưu động, khả năng thanh toán hiện hành... đồng thời so sánh với trung bình ngành và sửdụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính đểcó thể xác định chính xác nhất rủi ro tín dụng có thểxảy ra.

- Cán bộtín dụng cần phải ghi nhớcác dấu hiệu khác nhận biết rủi ro tín dụng, và nghiên cứu các phương thức đểcó thểnhận biết sớm các dấu hiệu này. Các dấu hiệu đó là: nợquá hạn, nợ được cơ cấu lại, nợcó vấn đề, v.v... Các thông tin này có thể được tra cứu tại trung tâm thông tin tín dụng CIC hoặc thông tin từcác ngân hàng khác.

- Một cơ sở để đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng là chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. VCB cần có hướng dẫn rõ hơn vềnhững đối tượng bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng và có các biện pháp nhằm thu thập thông tin từ khách hàng một cách chính xác nhất nhằm đánh giá đúng các chỉ tiêu vềtài chính và phi tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trên cơ sở đó xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từ đó đưa ra quyết định không cho vay hoặc cho vay; cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để đưa ra các biện pháp như quản lý chặt chẽ hơn, lãi suất cho vay cao hơn, yêu cầu khách hàng có tài sản bảo đảm...

3.2.4.2. Các giải pháp vềphân tán rủi ro

Rủi ro là điều không thểtránh khỏi trong hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là làm thế nào đểhạn chế được rủi ro đến mức thấp nhất mà vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để làm được điều này VCB Huếthực hiện một sốbiện pháp sau:

a. Đadạng hoá đối tượng cho vay:

Biện pháp chủyếu và chủ động nhất của NHTM trong việc phân tán rủi ro là đa dạng hóa đối tượng đầu tư. Điều này giúp cho ngân hàng mở rộng được phạm vi hoạt động cho vay, phát triển thương hiệu đồng thời đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt vấn đềnày VCB Huếcần vạch ra một sốchiến lược kinh doanh như:

- Đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như thương mại, sản xuất, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụdu lịch... nhằm tránh sựcạnh tranh của các ngân hàng khác trong việc giành thị phần trong một số ngành đang phát triển. Đồng thời, điều này cũng giúp VCB tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước mới ban hành với đểphù hợp với kếhoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

- Do nhu cầu thị trường luôn biến động không ngừng, VCB cần đầu tư vào nhiều ngành sản xuất các loại hàng hóa khác nhau để đảm bảo hiệu quảcho vay và hạn chếrủi ro do thị trường mang lại.

- Đầu tư phát triển các nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhiều quy mô khác nhau và tìm các biện pháp nhằm phát triển số lượng khách hàng vay.

Tránh tình trạng cho vay quá nhiều đối với một hoặc một nhóm doanh nghiệp. Đồng thời phải luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho chi nhánh.

- Ngoài việc đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì VCB Huế cũng cần có chiến lược mở rộng đầu tư ngoài địa bàn. Điều này không những giúp cho chi nhánh hạn chế được những rủi ro do biến động thị trường hoặc rủi ro khách quan do môi trường mang lại như bão lụt, hạn hán... mà còn giúp chi nhánh có điều kiện để tăng trưởng dư nợ, bảo đảm mục tiêu lợi nhuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh đó, VCB cũng cần xem xét cho vay với nhiều thời hạn khác nhau phù hợp với vòng quay vốn của khách hàng, đồng thời bảo đảm sự cân đối giữa nguồn vốn cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn nhằm đảm bảo sựphát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

b. Cho vay đồng tài trợ:

Nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô lớn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư nhiều và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Một trong những giải pháp tốt nhất để hạn chế rủi ro trong trường hợp này là VCB phối hợp với một hoặc nhiều ngân hàng khác để cùng thẩm định và quyết định cho vay dựán nhằm chia sẻrủi ro đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụcủa mỗi bên.

Một số khách hàng có nhà máy đóng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng có trụsởchính đặt tại nơi khác hoặc ngược lại. VCB Huếcũng có thể đồng thời phối hợp cho vay với chi nhánh VCB khác nhằm tăng trưởng dư nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, hạn chếrủi ro và bán chéo được nhiều sản phẩm, dịch vụkhác.

c. Bảo hiểm tín dụng:

Bảo hiểm tín dụng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm san sẻrủi ro.

Do đó, VCB cần yêu cầu khách hàng mua các loại bảo hiểm phù hợp nhằm hạn chếrủi ro có thểxảy ra.

- Hiện nay, khách hàng vay vốn tại VCB và có thế chấp tài sản đều cần phải cam kết mua bảo hiểm ba bên cho các tài sản thếchấp với điều kiện VCB là người thụ hưởng bảo hiểm đầu tiên.

- Đồng thời, trong các hợp đồng tín dụng cũng cần quy định rõ thời hạn mà khách hàng phải cung cấp các loại bảo hiểm theo yêu cầu từphía ngân hàng.

3.2.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng

Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng là hoạt động quan trọng nhằm thu thập và phân tích các thông tin các khoản đã cho vay để kịp thời đưa ra những cảnh báo sớm và biện pháp can thiệp cần thiết nhằm khắc phục những vi phạm, sai sót, từ đó giúp ngân hàng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn hệthống ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện tuân thủquy trình cho vayởtất cảcác khâu, đảm bảo các thủ tục pháp lý nhằm nâng cao chất lượng cho vay, bảo đảm thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

- VCB Huế cần kịp thời cung cấp đến từng cán bộ các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, quy chế của NHNN và của VCB. Qua kiểm tra kiểm soát thực hiện uốn nắn, chỉnh sửa những biểu hiện không đúng đắn trong quan hệvới khách hàng.

- Việc kiểm tra phải được tiến hàng thường xuyên, liên tục và phải vận dụng một cách sáng tạo tác dụng của việc kiểm tra chéo. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát cần có kế hoạch, biện pháp kiểm tra hiệu quả, xây dựng chương trình công tác theo định kỳdựa theo chỉ đạo của cấp trên và có các chương trình theo chuyênđề, đột xuất khi cần thiết.

- Ban lãnhđạo chi nhánh cần tăng cường chỉ đạo, giám sát hoạt động của phòng Kiểm tra giám sát tuân thủtrong việc thực hiện nhiệm vụ theo chương trình phê duyệt của Tổng giám đốc. Đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi, môi trường lành mạnh,ổn định để các kiểm tra viên có thể yên tâm công tác, dám đấu tranh với những sai trái, vi phạm.

- VCB cần phải hoàn thiện các quy trình chế độ, tăng cường các chốt kiểm soát ngay từ trong cơ chế.

Để có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn, việc doanh nghiệp muốn vay vốn có thểlợi dụng, mua chuộc cán bộtín dụng là điều hoàn toàn có thểxảy ra, vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộcàng phải được tăng cường đểhạn chế rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.

3.2.5. Các giải pháp cho những khó khăn hiện nay của Vietcombank Huế từ việc