• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2 THỰC TR ẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân

2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển hoạt động cho vay doanh

Bảng 2.6: Tình hình cho vay DNNVV tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019 Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Doanh số cho vay 896 915 1031 19 2,12 116 12,68

Doanh số thu nợ 796 837 904 41 5,15 67 8,00

Dư nợ 490 575 721 85 17,35 146 25,39

Nợ xấu 9 5 0 -4 -44,44 -5 -100,00

(Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) 2.2.1.2. Dư nợ cho vayDNNVVphân theo kỳ hạn

Dư nợ là số tiền còn lại mà ngân hàng đã cho khách hàng vay sau khi đã lấy dư nợ đầu kì cộng số cấp tín dụng trừ đi doanh số thu về trong một kì nhất định. Qua bảng 2.6 ta thấy dư nợ của ngân hàng Vietcombank Huế ngày càng tăng từ 490 tỷ đồng năm 2017 đến 721 tỷ đồng năm 2019. Mức tổng dư nợ đều tăng khá tốt qua 03 năm, điều này cho thấy ngân hàng Vietcombank Huế đã mạnh dạn hơn trong việc cho vay, xem xét các dự án vay vốn một cách chính xác, tiến hành giải ngân làm doanh số cho vay, dư nợ đều tăng, dẫn đến dư nợ cũng tăng và đây được coi là mức dư nợ khác tốt đối với một ngân hàng trên địa bàn Tỉnh; khi mà hiện này nghành ngân hàng đang bị cạnh tranh quyết liệt, ngày càng nhiều ngân hàng mới được cấp phép hoạt động và mở rộng mạng lưới giao dịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNNVVphân theo kỳ hạn của Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈTIÊU

Năm So sánh Tốc

độ BQ (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng dư nợ 490 100 575 100 721 100 85 17,35 146 25,39 21,30 Ngắn hạn 340 69,00 407 71,00 550 76,00 67 19,71 143 35,14 27,19 Trung dài hạn 150 31,00 168 29,00 171 24,00 18 12,00 3 1,79 6,77

(Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) Theo biểu đồ 2.13, ta thấy tỷ trọng Dư nợ cho ngắn hạn qua hầu hết các năm nghiên cứu đều chiếm trên70% và có xu hướng tăng qua các năm nghiên cứu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 27,19%. Dư nợ ngắn hạn tại Vietcombank Huế vào năm 2018 đạt 407 tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng, tương ứng 19,71% so với năm 2017. Giá trị khoản mục này tăng thêm 143 tỷ đồng năm 2019 với mức tăng 35,14% đưa dư nợ ngắn hạn của năm này đạt 550 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017–2019

(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Huế)

340 407 550

150 168

171

0 100 200 300 400 500 600 700 800

2017 2018 2019

Tỷ đồng

Ngắn hạn Trung dài hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với dư nợ trung và dài hạnthì đang trên đà gia tăng về mặt giá trị. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng Dư nợ tại Chi nhánh qua 03 năm nghiên cứu luôn ở mức từ 28%- 30%. Về mặt giá trị, dư nợ trung dài hạn năm 2018 là 168 tỷ đồng, tăng 12%

tương ứng 18 tỷ đồng so với năm 2017. Đến cuối năm 2019 chỉ tăng thêm 1,79% tương ứng 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng là do đa số khách hàng vay vốn trung và dài hạn với khoản tiền lớn để đầu tư dự án xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản cố định.

2.2.1.3. Dư nợ cho vayDNNVV phân theo ngành kinh tế

Với đặc điểm địa lý trải dài suốt khi vực Duyên hải miền Trung nên Thừa Thiên Huế tập trung đủ các nghành kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp (NLNN), Công nghiệp xây dựng (CNXD) và Thương mại dịch vụ (TMDV). Trong đó, Huế ưu tiên phát triển nghành công nghiệp, dịch vụ đồng thời duy trì NLNN ở mức cân đối nhằm tạo điều kiện cho khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Bảng 2.8: Dư nợ cho vayDNNVVphân theo ngành kinh tế của Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈTIÊU Năm So sánh Tốc

độ BQ (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá trị

% Giá

trị

% Giá

trị

% +/- % +/- %

Tổng dư nợ

490 100 575 100 721 100 85 17,35 146 25,39 21,30

NLNN 66 13,47 68 11,83 79 10,96 2 3,03 11 16,18 9,41

CNXD 168 34,29 185 32,17 194 26,91 17 10,12 9 4,86 7,46

TMDV 256 52,24 322 56,00 448 62,14 66 25,78 126 39,13 32,29 (Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì ngân hàng Vietcombank Huế đã mở rộng giải ngân cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhằm giúp các đơn vị có đủ nguồn vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy dư nợ cho vay cho các thành phần kinh tế tăng đều qua 03 năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo nghành kinh tế tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Huế) Nhìn chung, qua các năm nghiên cứu thì có thể thấy rằng dư nợ cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMDV và CNXD vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ cho vay DNNVV tại Vietcombank Huế, trung bình mỗi năm 2 nghành này chiếm trên 80% Tổng dư nợ. Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nên các chính sách cho vay của Vietcombank ưu ái hơn đối với nghành CNXD cũng là đều dễ hiểu. Giá trị dư nợ cho vay DNNVV trong lĩnh vực CNXD qua 03 năm từ 2017 đến 2019 lần lượt là 168 tỷ đồng; 185 tỷ đồng và 194 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,46%

Nghành TMDV vẫn là nghành chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% qua 03 năm.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,29%. Cụ thể, năm 2018 Dư nợ cho vay DNNVV nghành TMDV là 322 tỷ đồng tăng 66 tỷ đồng tương ứng mức tăng 25,78%

so với năm 2017. Đến cuối năm 2019 dư nợ ngành TMDV có giá trị là 488 tỷ đồng tăng 126 tỷ đồng, tương đương mức tăng 39,13% so với năm 2018.

0 100 200 300 400 500

2017 2018 2019

66 68 79

168 185 194

256

322

448

Tỷ đồng

NLNN CNXD TMDV

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.4. Dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp của Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Năm So sánh

Tốc độ BQ (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá

trị % Giá

trị % Giá

trị % +/- % +/- %

Tổng dư nợ 490 100 575 100 721 100 85 17,35 146 25,39 21,30

DNNN 27 5,51 35 6,09 41 5,69 8 29,63 6 17,14 23,23

DNTN 19 3,88 15 2,61 9 1,25 -4 -21,05 -6 -40,00 -31,18

TNHH,LD,CTCP 444 90,61 525 91,30 671 93,07 81 18,24 146 27,81 22,93 (Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) Qua các năm nghiên cứu, từ năm 2017 đến năm 2019 ta thấy mức dư nợ đã tăng rất cao đối với loại hình công ty TNHH, CTCP và LD. Cụ thể, dư nợ năm 2017 đạt 444 tỷ đồng và tăng mạnh lên 525 tỷ đồng năm 2018 với mức tăng 81 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 18,24% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2019, dư nợ cho vay các công ty nhóm loại hình này là 671 tỷ đồng, tăng 146 tỷ đồng, tương ứng mức tăng hơn 27,81% so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến mức dư nợ cho thành phần kinh tế này cao là kết quả của xu thế cổ phần hóa như hiện nay. Các CTCP, Công ty TNHH đăng ký hoạt động ngày càng nhiều nên nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị là rất lớn, cộng với việc kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác xuất phát từ Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về chủ thể trong quan hệ dân sự. Theo đó, Doanh nghiệp tư nhân không còn là chủ thể tham gia các hoạt động giao dịch kinh tế.

Trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 32/2016/TT-NHNN trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định Bộ Luật Dân sự nêu trên có hiệu lực từ ngày 01/03/2017. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có các văn bản hướng dẫn Thông tư này. Đến 31/12/2017, các đơn vị là Doanh nghiệp tư nhân đang

Trường Đại học Kinh tế Huế

giao dịch tại Vietcombank đã được hướng dẫn chuyển đổi và giao dịch bình thường tại Ngân hàng. Hầu hết các đơn vị là Doanh nghiệp tư nhân đã chuyển đổi thành Công ty TNHH làm cho dư nợ vay của loại hình doanh nghiệp này tăng mạnh

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

2.2.1.5. Tỷ trọng cho vay có Tài sản bảo đảm

Dựa vào bảng 2.9 ta có thể thấy dư nợ cho vay có TSBĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Giai đoạn 2017 – 2019, Vietcombank Huế luôn đảm bảo duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ/Tổng dư nợ không thấp hơn 85%. Cuối năm 2019, dư nợ cho vay có TSBĐ là 631 tỷ đồng chiếm 87,72% tổng dư nợ, tăng 130 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 25,95% so với năm 2018. Dư nợ cho vay có TSBĐ có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22.43%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn cho vay DNNVV luôn được đảm bảo an toàn

0 100 200 300 400 500 600 700

2017 2018 2019

27 19 35 15 41 9

444 525

671

Tỷ đồng

DNNN DNTN TNHH,LD,CTCP

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay DNNVV theo tài sản bảo đảm của Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈTIÊU

Năm So sánh

Tốc độ BQ (%)

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá

trị % Giá

trị % Giá

trị % +/- % +/- %

Tổng dư nợ 490 100 575 100 721 100 85 17.35 146 25.39 21,30 -Có TSBĐ 421 85,92 501 87,13 631 87,52 80 19,00 130 25,95 22,43 - Không có

TSBĐ

69 14,08 74 12,87 90 12,48 5 7,25 16 21,62 14,21

(Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) Về phía dư nợ cho vay không có TSBĐ tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn đang có xu hướng tăng đều qua các năm qua các năm về giá trị. Năm 2018 dư nợ cho vay không có TSBĐ là 74 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 7,25% so với năm 2017. Đến cuối năm 2019 thì tăng thêm 16 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 21,62% so với cùng kỳ năm trước.

2.2.1.6. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Bảng 2.11: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Năm Đơn vị 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

+/-

+/-Dư nợ

Tỷ

đồng 490 575 721 85 146

Tỷ lệ tăng trưởng % - 17,35 25,39 - 8,04

(Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) - Dư nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2017 – 2019 có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tốt:

Năm 2018, Vietcombank Huế đã chú trọng phát triển dư nợ trung dài hạn đối với các dự án xây dựng nhà xưởng, đầu tư thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản cố định. Góp phần làm tổng dư nợ tăng 85 tỷ đồng, tương

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng mức tăng 17,35% so với năm 2017. Năm 2019, dư nợ tiếp tục tăng 146 tỷ đồng tươngứng với tỷ lệ tăng 25,39%. Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2017 – 2019 luôn dương, quy mô cho vay đối với DNNVV năm sau mở rộng nhiều hơn so với năm trước, chi nhánh đã sớm thâm nhâp vào phân khúc thị trường đầy tiềm năm đó là các DNNVV.

2.2.1.7. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ giúp ta đánh giá được hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiều đồng vốn.

Bảng2.12: Hệ số thu nợ DNNVV của Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Chỉ tiêu

Đơn

vị 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Doanh số cho vay (1) Tỷ

đồng 896 915 1031 19 2,12 116 12,68

Doanh số thu nợ (2) Tỷ

đồng 796 837 904 41 5,15 67 8,00

Hệ số thu nợ = (2)/(1) % 88,84 91,48 87,68 2,64 - -3,8 -(Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) Theo bảng tính toán thì hệ số thu nợ trong 03 năm đều ở mức tiệm cận 100% và khá ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc, với 1 đồng vốn bỏ ra thì liên tục trong 03 năm qua Vietcombank Huế luôn thu về gần 1 đồng. Cụ thể, với 1 đồng vốn cho vay DNNVV trong năm 2017 thu về được 0,89 đồng, năm 2018 tăng lên khá cao, với 1 đồng vốn thì có thể thu về 0,91 đồng và sang năm 2019 thì có hạ nhẹ, với 1 đồng vốn thì chỉ thu về được 0,88 đồng. Do đó có thể thấy Vietcombank Huế đang thực hiện hoạt động thu nợ khá hiệu quả mà ở đây ta đang xét 2 thành phần tạo nên chỉ tiêu này là doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Tuy nhiên, doanh số cho vay là doanh số cho vay của năm, còn doanh số thu nợ là doanh số thu những khoản nợ cho vay của năm nay và của năm trước trước nữa, do đó việc đánh giá chỉ mang tính tương đối.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 2.6: Hệ số thu nợ DNNVV của Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019 (Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Huế) 2.2.1.8. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Theo quy định của ngành thì tỷ lệ nợ xấu dưới 0,4%/Tổng dư nợ thì được coi là tốt.

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Dư nợ (1) Tỷ

đồng 490 575 721 85 17,35 146 25,39 Dư nợ quá hạn (2) Tỷ

đồng 14 8 4 -6 -42,86 -4 -50,00

Dư nợ xấu (3) Tỷ

đồng 9 5 0 -4 -44,44 -5 -100,00

Tỷ lệ nợ quá hạn = (2)/(1) (%) % 2,86 1,39 0,55 -1,47 - -0,84 -Tỷ lệ nợ xấu = (3)/(1) (%) % 1,84 0,87 0,00 -0,97 - -0,87

-(Nguồn:Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) - Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp so với tổng dư nợ cho vay DNNVV:

Qua bảng 2.12, có thể thấytỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của Vietcombank Huế đang ở mức thấp so với tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2017 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,86%, giảm trong năm 2018 xuống còn 1,39% và đến năm 2019 chỉ còn

88.839

91.475

87.682

84 86 88 90 92

2017 2018 2019

%

Hệ số thu nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

0,55%. Tổng dư nợ DNNVV liên tục tăng qua ba năm gần đây, trong khi đó thì nợ quá hạn cũng giảm đều qua các năm, năm 2018 dư nợ quá hạn giảm 6 tỷ đồng, tương ứng giảm 42,86% so với năm 2017. Đến cuối năm 2019 tiếp tục giảm thêm 4 tỷ đồng với mức giảm 50%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy rủi ro tín dụng của VCB Huế đang ngày càng giảm và đồng thời cũng cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng của VCB Huế đang làm rất tốt.

- Dư nợ xấu liên tục giảm trong giai đoạn 2017 –2019:

Dư nợ xấu của Vietcombank Huế liên tục giảm mạnh trong ba năm qua, năm 2018 chỉ còn chiếm 0,87% so với tổng dư nợ và Đến cuối năm 2019 thì tỷ lệ dư nợ xấu là 0%. Hiện tại Vietcombank Huế không tồn tại khoản nợ xấu nào. Đó hoàn toàn là những công sức to lớn của toàn thể cán bộ nhân viên của VCB chi nhánh Huế trong công tác cho vay những năm qua.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank Huế giai đoan 2017 –2019

(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Huế) 2.2.1.9.Tỷ lệ dự phòng rủiro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ dự phòng rủi ro càng thấp đồng nghĩa với các khoản nợ có chất lượng tốt, vốn củangân hàng được sử dụng đúng mục đích không bị lãng phí.

2.857

1.391

.555 1.837

.870 .000 .000

.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000

2017 2018 2019

%

Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.14: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro DNNVV tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Chỉ tiêu Đơn

vị 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Tổng Dư nợ (1) Tỷ

đồng 490 575 721 85 17,35 146 25,39 Chi phí Dự phòng rủi ro (2) Tỷ

đồng 3,6 4,5 5,5 0,9 25,00 1 22,22 Tỷ lệ dự phòng rủi ro = (2)/(1) (%) % 0,73 0,78 0,76 0,05 - -0,02

-(Nguồn:Phòng Kế toán- VietcombankHuế) Theo bảng 2.13 có thể thấy cùng với tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các thời kỳ thì giá trị và tỷ trọng của chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng lên. Năm 2017 VCB Huế trích lập dự phòng với số tiền 3,6 tỷ đồng, chiếm 0,73% tổng dư nợ, năm 2018 trích lập 4,5 tỷ đồng, chiếm 0,78% tổng dư nợ và năm 2019 trích lặp 5,5 tỷ đồng chiếm 0,76%

tổng dư nợ. Nhìn chung thì tỷ lệ dự phòng rủi ro qua 3 năm nghiên cứu đều khá thấp cho thấy các khoản nợ có chất lượng khá tốt.

2.2.1.10: Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.15: Vòng quay vốn tín dụng DNVV tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Chỉ tiêu Đơn

vị 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Doanhsố thu nợ (1) Tỷ

đồng 796 837 904 41 5,15 67 8,00

Dư nợ bình quân (2) Tỷ

đồng 455 532,5 648 77,5 17,03 115,5 21,69 Vòng quay vốn tín dụng = (1)/(2) Vòng 1,75 1,57 1,40 -0,18 -10,28 -0,35 -10,82

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu 2.14 có thể thấy vòng quay vốn tín dụng DNNVV trong 03 năm gần đây liên tục giảm. Cụ thể, năm 2017 là 1,75 vòng/năm, năm 2018 là 1,57 vòng/năm và năm 2019 là 1,4 vòng/năm. Việc VCB Huế chú trọng phát triển cho vay trung dài hạn là loại hình có thời gian thu hồi vốn chậm khiến tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ. Đây chính là nguyên nhân dẫn điến vòng quay vốn DNNVV giảm dần.

2.2.1.11:Mức sinh lời vốn vay

Bảng 2.16: Mức sinh lời vốn vay DNNVV tại Vietcombank Huế giai đoạn 2017 –2019

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019

So sánh

2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Tổng Dư nợ (1) Tỷ đồng 490 575 721 85 17,35 146 25,39

Lợi nhuận (2) Tỷ đồng 9,16 10,86 13,77 1,7 18,56 2,91 26,80 Mức sinh lời = (2)/(1) (%) % 1,87 1,89 1,91 0,02 - 0,02

-(Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế) Mức sinh lời từ hoạt động cho vay đối với DNNVV luôn dương chứng tỏ hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng này đã tạo ra được lợi nhuận cho VCB Huế. Sự tăng trưởng về dư nợ đã khiến chi nhánh duy trì được mức sinh lời ổn định trong giai đoạn 2017 – 2019. Kết quả này có được là do trong thời gian qua Chi nhánh Huế đã thực hiện nhiều biện pháp như chú trọng đến việc chăm sóc và tư vấn khách hàng để đẩy mạnh hoạt động cho vay DNNVV, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.2.2. Thực trạng công tác phát triển hoạt động cho vay