• Không có kết quả nào được tìm thấy

Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế luôn không ngừng nỗ lực để phát triển các hoạt động, dịch vụ của mình trong đó cóhoạt động cho vay. Nguồn thu từ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệpnhỏ và vừa đóng góp một phần rất lớn trong tổng doanh thu và việc nắm bắt tình hình hoạt động này để nâng cao chất lượng, kiểm soát tốt các rủi ro là vấn đềrất quan trọng.

Trên những cơ sở tập hợp, thống kê, minh chứng và phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn, Đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” đã hoàn thành một số nội dung sau:

Chỉ ra được những ưu điểm mà Vietcombank Huế đã đạt được như: Công tác quản lý tín dụng , đôn đốc thu hồi vốn, công tác đảm bảo an toàn nguồn vốn đã và đang làm rất tốt

Nêu được những hạn chế mà Vietcombank Huế đang gặp phải như: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ vẫn còn ở mức thấp, hệ số thu nợ có xu hướng giảm, vòng quay vốn tín dụng thấp và có xu hưởng giảm,..

Từ kết quả phỏng vấn sâu các CBNV thì rút rađược những khó khăn đang gặp phải là: Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiếp cận nguồn khách hàng khó khăn, môi trường cạnh tranh gay gắt.

Từnhững điều trên đãđánh giá được thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏvà vừa tại Vietcombank Huếtừ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏvà vừa.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các cơ quan quản lý có liên quan

- Nhà nước cần đảm bảo chính trị - xã hội ổn định, phát triển kinh tế, thực hiện một cách có hiệu quảcác chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và ngân hàng nói riêng có một môi trường kinh doanh tốt, thúc đẩy hoạt động cho vay phát triển.

- Chính phủ và các Bộ, Ngành với vai trò định hướng và quản lý thị trường, cần hoàn thiện khuôn khổpháp lý cho hoạt động ngân hàng. Cần sửa chữa, bổsung một cách rõ ràng các quy định vềthếchấp, cầm cốtài sản, các thủtục vềgiải quyết tranh chấp v.v…

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Khi nhà nước ban hành các quyết định mới về cho vay thì phải đảm bảo các quyết định đó được thông báo rõ ràng, cụthể, chính xác và kịp thời tới các ngân hàng.

- NHNN tiếp tục hoàn thiện hệthống các quy định vềcho vay nhằm phù hợp hơn với thực tiễn và điều kiện phát triển của nền kinh tế. Phát triển hơn nữa hệthống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ ngành ngân hàng đểquản lý tốt hơn hoạt động của các NHTM.

- NHNN cần chú trọng tới việc giám sát các ngân hàng thực hiện các quy chế của NHNN, cung cấp, cập nhật thông tin chính xác cho các ngân hàng đồng thời nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện những sai sót và có giải pháp xửlý kịp thời.

- Chính phủ cần có các biện pháp nhằm tăng cường hỗ trợ thông tin với khách hàng doanh nghiệp như lập các website chuyên về tin tức, sựkiện, thị trường trong và ngoài nước cho các ngành nghề; cập nhật các văn bản Luật và văn bản dưới Luật...

Đồng thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành mở các khóa đào tạo vềthủtục đăng kí kinh doanh, đào tạo công tác quản lí, các quy chế của NHTM, hoạt động xuất nhập khẩu,… nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nhà nước nên thành lập các khu công nghiệp tập trung, các tiểu khu công nghiệp, làng nghề... nhằm mục đích dễ dàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về cơ sở hạtầng, chính sách tài chính, cập nhật thông tin, phát triển thị trường và giải quyết khó khăn vềmặt bằng sản xuất kinh doanh.

2.2. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB Huếlà chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên về mặt chính sách và định hướng phát triển, chi nhánh chịu sự chi phối vào định hướng chung của VCB. Do vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động cho vay tại chi nhánh, VCB cần hoàn thiện hơn nữa vềmặtchính sách và định hướng.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm vay vốn của VCB đến với khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Giúp khách hàng nhận thức rõ hơn về vai trò của vốn vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

-VCB cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tại chi nhánh và lập các đoàn kiểm tra đột xuất hàng năm. Đây là yếu tố cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo cho việc tăng trưởng dư nợbền vững và an toàn.

- Quy trình cho vayđối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và chính sách

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp nhỏ và vừa khó có thể đáp ứng được. Do vậy, để phát triển cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, VCB cần xem xét ban hành một số chính sách hoặc gói sản phẩm linh hoạt hơn.

- VCB cần nghiên cứu thêm nhiều chương trình hỗtrợ cho vay đối với từng đối tượng khách hàng theo định hướng của Chính phủ cũng như định hướng mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của VCB.

- Tiếp tục mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở vật chất, kỹthuật đáp ứng cho sự phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng trong tương lai. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đểphục vụtốt hơn cho việc thu thập và quản lý thông tin khách hàng vay vốn.

- Chú trọng đến việc tuyển dụng những cán bộcó trìnhđộ cao và đạo đức tốt. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao trìnhđộchuyên môn, nghiệp vụvà kỹ năng giao tiếp cho cán bộnhân viên ngân hàng bằng cách thường xuyên mởlớp đào tạo, tập huấn.

- Cần có sựphối hợp chặt chẽgiữa các chi nhánh trong hệthống cũng như giữa các hoạt động dịch vụ trong ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động cho vay và các dịch vụkhác cùng phát triển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tàiliệu tiếng Anh

Antwi, S., Mills, A.E.F.E., Mills, A.G. and Zhao, X., 2012. Risk factors of loan default payment in Ghana: a case study of Akuapem Rural Bank. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 2(4), pp.376-386.

Hernández-Cánovas, G., Martínez-Solano, P. Relationship lending and SME financing in the continental European bank-based system. Small Bus Econ 34, 465–

482 (2010).

Yoshino, N, and F. Taghizadeh-Hesary. 2017. Solutions for mitigating SMEs’

difficulties in accessing finance: Asian experiences. ADBI Working Paper 768. Tokyo:

Asian Development Bank Institute., pp.6-14.

Ramalho,Rita; Jiang,Nan; Koltko,Olena; Chávez, Édgar; Koch-Saldarriaga,Klaus Adolfo; Quesada Gamez,Maria Antonia.2018.Improving access to finance for SMES : opportunities through credit reporting, secured lending, and insolvency practices (English). Washington, D.C. : World Bank Group.,pp.8-38.

Tài liệu tiếng Việt

Cao Thị Ánh Vân, 2019.Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Thưa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Huế.

TS.Lê Xuân Bá, TS Trần Kim Hảo, TS Nguyễn Hữu Thắng (2006), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”,NXB Chính trị quốc gia

Nghị định 39/2018/NĐ-CP về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (28/01/2008), “Quy trình tín dụng ban hành Quyết địn số 36/QĐ-NHNT.CSTD”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (20/01/2011), “Quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD v/v Hướng dẫn thực hiện chính sách bảo đảm”.

Trường Đại học Kinh tế Huế