• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện hình ảnh của người lãnh đạo để xây dựng định hướng đại diện/ tham

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ GIÚP NHÀ LÃNH ĐẠO HOÀN

3.3. Hoàn thiện hình ảnh của người lãnh đạo để xây dựng định hướng đại diện/ tham

tham gia

Trong nghiên cứu này, định hướng đại diện/tham gia cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quảhoạt động của doanh nghiệp, do nó liên quan đến hìnhảnh của người lãnh đạo, để từ đây mới xây dựng được lòng tin và sự trung thành của người lao động.

Spear (1998b) đề xuất 10 tính cách để hoàn thiện hình ảnh người lãnh đạo mà các nhà quản trịtại VNPT Thừa Thiên huếrất cần tham khảo, học tập. Cụthể:

1. Lắng nghe: là thểhiện sựthấu hiểu và tôn trọng trong trao đổi hay mức độquan tâm sâu sắc đến người khác. Lắng nghe không chỉ bằng tai mà phải bằng sự quan sát và phải biết lắng nghe chính mình. Người lãnh đạo phải dành nhiều thời gian lắng nghe, có chính kiến đểphân biệt đúng sai thì mới ra quyết định phù hợp.

2. Thấu cảm: là sự đồng cảm về ý nghĩ, cảm xúc, quan điểm của người khác. Sựthấu cảm của người lãnh đạo sẽ mau chóng xây dựng được niềm tin với cấp dưới, tạo được sự đồng thuận, đoàn kết và phát hiện sớm những mâu thuẫn nội bộ để có cách giải quyết triệt để.

3. Hàn gắn: Vai trò hàn gắn của người lãnh đạo nhằm đảm bảo sức khỏe của tổchức, gia tăng nội lực, loại bỏ lợi ích phe nhóm để hướng đến mục tiêu chung. Đểduy trì và phát triển môi trường làm việc lành mạnh đòi hỏi phải có sự bình đẳng lợi ích, tôn trọng và khuyến khích thểhiện ý kiến cá nhân. Người lãnhđạo nên chủ động phát hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

nguyên nhân gây mâu thuẫn sớm từ sự không tương thích giữa trách nhiệm và quyền hạng, giữa năng lực và thành tích .... đểgắn kết hòa giải và điều chỉnh mâu thuẫn giữa cá nhân và các mối quan hệtrong tổchức trước khi xảy ra.

4. Nhận thức:Người lãnhđạo luôn phải tựnhận thức về năng lực bản thân và hình ảnh đại diện của mình cho tập thể cá nhân hay tổ chức đó. Có hai thang đo quan trọng đó là kiến thức và hành viứng xử để người lãnhđạo tự đánh giá trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo. Thông qua lắng nghe, thái độ cởi mở và thiện chí liên tục học hỏi, người lãnh đạo sẽ dần nâng cao nhận thức, gia tăng hiệu quả lãnh đạo, chiếm được niềm tin của cấp dưới.

5. Thuyết phục: Thuyết phục luôn được đánh giá cao hơn áp đặt hay bắt buộc phục tùng. Những hành động minh bạch, công bằng của người lãnhđạo có sức thu hút mạnh mẽ đến sựnhiệt tình tham gia của cấp dưới và giúp hiệu quả lao động của họ cao hơn, đơn giản là vì họ có động lực và sự tin tưởng.

6. Khái quát: Lý tưởng, hoài bão, tầm nhìn... cần phải được khái quát thành những khái niệm cụthể, dễtruyền đạt, dễthuyết phục. Người lãnhđạo có khả năng tổng hợp, phân tích, dựbáo ...sẽcó phong cách chỉ đạo giải quyết vấn đề nhanh, ngắn gọn, chính xác đi vào thực chất.

7. Có tầm nhìn xa: Kinh nghiệm và kiến thức giúp cho người lãnh đạo có thể lường trước hay biết trước được kết quả có khả năng xảy ra trong tương lai. Tầm nhìn xa giúp khắc họa hình ảnh doanh nghiệp trong tương lai và hình dung những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối phó. Người lãnh đạo có tầm nhìn xa thường phải cân nhắc kỹ lưỡng quyết định của mình và chuẩn bị chu đáo, đầy đủ những phương án dự phòng, tuy nhiên cũng phải can đảm chịu trách nhiệm nếu kết quảkhông như mong muốn.

8. Quản lý: Trong doanh nghiệp,ở cương vịquản lý, người lãnhđạo sẽthấy nhiều mối quan hệ đòi hỏi phải duy trì sựcân bằng, ví như: tài chính và đầu tư, tài sản và cấu trúc tổchức, môi trường và năng suất .... đây vừa là khả năng cá nhân nhưng cũng chính là thái độtôn trọng sựphát triển có tính chất bền vững của tổchức và tôn trọng quyền và lợi ích của những người có liên quan.

9. Tận tụy vì sựphát triển của con người: Phát triển con người chính là hình thức phát huy nội lực, tăng thêm giá doanh nghiệp và xây dựng đội ngũ lãnh đạo kếthừa chuẩn

Trường Đại học Kinh tế Huế

bị cho sự phát triển chiều rộng của tổ chức. Đào tạo, sàng lọc và trao quyền đó là trách nhiệm và nhiệm vụcủa người lãnh đạo, vừa tạo động lực cho cấp dưới vừa giảm tải áp lực công việc của bản thân.

10. Xây dựng cộng đồng: Đây là hành động rất cần thiết để đóng góp trở lại cho cộng đồng vì những lợi ích mà doanh nghiệp đã thụ hưởng. Các hình thức tài trợ bằng tài chính đểbảo vệ môi trường hay những hoạt động phát triển dịch vụnhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân dân qua đó, xây dựng hình ảnh và thểhiện sự gắn kết lâu dài của doanh nghiệp tại địa phương. Người lãnh đạo phải thấu hiểu tập tục sinh hoạt và văn hóa cộng đồng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp không đi ngược lại với lợi ích chung trong vùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ