• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ GIÚP NHÀ LÃNH ĐẠO HOÀN

3.1. Phát triển định hướng nhiệm vụ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐHÀM Ý QUẢN TRỊGIÚP NHÀ LÃNHĐẠO HOÀN

chỉ tham gia xây dựng mục tiêu chung cho doanh nghiệp, người lãnh đạo còn phải cùng tham gia xây dựng mục tiêu cho người lao động của mình,đây cũng là cơ hội để lãnhđạo và người lao động trao đổi, thấu hiểu rõ ràng hơn về lợi ích của tổchức và lợi ích của cá nhân, qua đó đánh giá chính xác năng lực người lao động, làm cơ sở để kiểm định lại mục tiêu của chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu chung thì cách thức triển khai phân bổnguồn lực cho hiệu quảnhất là điều quan trọng và phải đảm bảo đầy đủ điều kiện đểmục tiêu cá nhân hoàn thành.

3.1.2. Nguyên tc thành tích

Người lãnh đạo là người chịu trách nhiệm đầu tiên về kết quả hoạt động của tổ chức mà mình phụ trách, do đó thành tích là một trong những nguyên tắc ưu tiên nhất, luôn là mục tiêu đeo đuổi và cũng là áp lực đáng kể đối với người lãnh đạo. Thành tích không chỉ được đánh giá ở các chỉ tiêu định lượng (doanh số, thị phần, lợi nhuận ...) mà còn bao hàm các tiêu chí khó đo lường hơn, ví dụ như ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, chính sách và phương thức vận hành tổchức, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn hóa ứng xửcởi mở, tạo động lực .... đều gắn liền với năng lực và nhận thức của cá nhân người lãnh đạo. Ngoài ra, thành tích còn thể hiện sự cam kết và trách nhiệm của lãnh đạo đối với tổ chức. Đạt được thành tích vừa là mục tiêu mà cũng là động lực trong sựnghiệp của người lãnhđạo.

3.1.3. Nguyên tc hoàn thin kỹ năng

Hoàn thiện kỹ năng là một trong những yêu cầu cần thiết trong lãnhđạo tổchức.

Cụ thể là kỹ năng thích nghi, lắng nghe và tiếp thu phản biện. Để đáp ứng được nguyên tắc này, người lãnh đạo phải có tư duy mở (open mind), sẵn sàng chấp nhận cách tiếp cận mới, ý tưởng mới hoặc cách xửlý tình huống mới. Không chỉ nhận thức học tập để đạt được những kỹ năng này, người lãnhđạo còn phải biết chuẩn bị đểthay đổi những thói quen và cách hành xử theo lề thói cũ. Một trong những nội dung của chương trình hoạt động của lãnh đạo là thực hiện tiến trình làm tan băng (unfreezing process) nhằm thay đổi về quan điểm và hành động cho bản thân cũng như cho tổ chức.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.1.4. Nguyên tc da trên htrcông vic

Môi trường làm việc hiệu quả nhất cho người lãnhđạo phải là môi trường hỗ trợ.

Thái độ hỗ trợ có thể xuất phát từ: hệ thống cơ cấu công việc, hệ thống quản trị tổ chức, nguồn nhân lực hoặc các yếu tố văn hóa tổchức. Tuy nhiên, trọng tâm khởi phát thái độ ấy chính là người lãnh đạo. Người lãnhđạo phải thực hiện hoạch định 3 chiến lược dựa trên hỗ trợ công việc bao gồm: (i) Tận dụng lợi thế cạnh tranh để thay đổi, khuyến khích ý kiến phản hồi và tạo cơ hội cho các sáng kiến đi vào thực tiễn. (ii) Hình thành các dự án theo nhóm hướng đến các hành vi học tập, đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến chiến lược chung trong tổchức. (iii)Ảnh hưởng mạnh mẽnhất đến môi trường hỗtrợ đó là cách xây dựng và áp dụng mô hình lãnhđạo mới, các tiêu chí mới, nhưng luôn đi kèm với các hình thức thưởng, phạt chính xác, hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tc rèn luyn

Kỹ năng là khả năng có thể nâng cao nhờ rèn luyện. Trong lãnh đạo cũng vậy, người lãnh đạo phải luôn có ý thức quan sát và đúc kết kinh nghiệm trong khi xử lý các tình huống thực tế. Các bài học kinh nghiệm này được chia sẻ và là cơ sởcho tiến trình định hình (re-freezing), mặt khác các nhà lãnh đạo cũng cần phải có học tập để có hiểu biết, tiếp thu từ nhiều cơ hội như: công nghệ mới, cách tiếp cận mới, hành vi mới ...đểrèn luyện kỹ năng và tính linh động trong xửlý các vấn đềthực tiễn.

3.1.6. Nguyên tc phn hi

Yếu tốphản hồi khi nghiêm túc tiếp thu sẽluôn tạo động lực hay khuyến khích cho sự thay đổi, ngoài ra phản hồi cũng chính là yếu tố thúc đẩy việc học tập. Đánh giá điểm mạnh, yếu trong lãnh đạo cũng cần thiết dựa trên nguyên tắc phản hồi. Phản hồi nên thu nhận từnhiều nguồn, nhiều mức độ vàở nhiều cấp và chỉ khi người tiếp nhận có đủsáng suốt, bình tĩnh thì sựchọn lọc phản hồi mới chính xác.

3.1.7. Nguyên tc kvng

Trên cơ sở của lý thuyết động viên, người lao động luôn kỳ vọng nhận được sự ghi nhận đóng góp và khen thưởng từ cấp trên của họ. Do vậy, người lãnh đạo cần ý thức được vai trò chính là trung tâm của nguồn động viên và luôn phải biết cách động viên. Các chính sách động viên cần linh hoạt vận dụng dưới nhiều hình thức: tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

lương, phúc lợi, điều kiện làm việc, biểu dương thành tích.... hoạt động này phải thường xuyên nhưng quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm chân thành của người lãnh đạo, không chỉ trong lúc khó khăn và kể cả khi người lao động đạt được thành tích.

Người lãnh đạo cần có đủ năng lực và sự nhiệt tình cần thiết để thực hiện nhiệm vụ động viên. Khả năng chấp nhận thay đổi và tạo điều kiện cho sự thay đổi, sẽgiúp cho người lãnhđạo luôn hứng thú động viên và sáng tạo trong động viên.