• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY KHÁCH

2.1. Giới thiệu tổng quan về Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN TTH giai đoạn 2015 - 2017

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Qua bảng số liệu 2.2 dưới đây, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn Vietinbank CNTTH có mức tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2015 - 2017. Năm 2015 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 3.069,12 tỷ đồng, sang đến năm 2016 đạt3.465,98 tỷ đồng, tăng 396,86 tỷ đồng (tương đương tăng 12,93%) so với năm 2015. Năm 2017, tổng số tiền huy động của Chi nhánh đạt 4.344,76 tỷ đồng tăng878,78 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương tăngvới tỉ lệ25,35%.

Sự gia tăng về tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm vì trong thời gian này, Chi nhánh đã liên tục quảng bá rộng rãi tới khách hàng các chương trình khuyến mại, các gói tiết kiệm hấp dẫn và lãi suất ưu đãi. Trong giai đoạn này, Chi nhánh đã mở rộng và phát triển thêm các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệm online; các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm hay giảm phí cho các loại tiền gửi thanh toán. Cùng sự nỗ lực trong công tác Marketing, chi nhánh đã nâng cao được hình ảnh và vị thế của mình trên địa bàn, được nhiều người biết đến và tin tưởng, giúp tăng lượng tiền gửi và tăng nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2: Tình hình huyđộng vốn tại Vietinbank CN TTHgiai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

ST % ST % ST % +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn 3.069,12 100,00 3.465,98 100,00 4.344,76 100,00 396,86 12,93 878,78 25,35 1. Phân theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 884,10 28,81 943,49 27,22 1.067,08 24,56 59,39 6,72 123,59 13,10 - Có kỳ hạn 2.185,02 71,19 2.522,49 72,78 3.277,68 75,44 337,47 15,44 755,19 29,94 2. Phân theo đối tượng khách hàng

- Tổ chức kinh tế 1.034,98 33,72 1.132,67 32,68 1.305,02 30,04 97,69 9,44 172,35 15,22 -Dân cư 2.034,14 66,28 2.333,31 67,32 3.039,74 69,96 299,17 14,71 706,43 30,28 3. Phân theo loại tiền

-VNĐ 2.902,02 94,56 3.305,29 95,36 4.232,99 97,43 403,27 13,90 927,70 28,07

- Ngoại tệ quy đổi VNĐ 167,10 5,44 160,69 4,64 111,77 2,57 -6,41 -3,84 -48,92 -30,44 Nguồn: Phòng Tổng Hợp –Vietinbank TTH (2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo kỳ hạn gửi

Từ bảng 2.2, tiền gửi được chia thành 2 nhóm là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kì hạn. Trong đó tiền gửi có kì hạn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất: Năm 2015 chiếm 71,19%; năm 2016 chiếm 72,78% và năm 2016 chiếm 75,44%. Không chỉ chiếm tỉ trọng cao nhất, loại tiền gửi này còn tăng mạnh qua các năm: Năm 2016 tăng 337,47 tỷ đồng, tương ứng 15,44% so với năm 2015; năm 2017 tăng 755,19 tỷ đồng, tương ứng29,94% so với năm 2016.

Nguồn vốn không kỳ hạn xét về mặt tài chính có nhiều lợi thế do lãi suất huy động thấp, tuy nhiên nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng không cao vì khách hàng thường chọn tiền gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn. Vì thế chi nhánh cần phải kiểm soát và duy trì tỉ trọng nguồn tiền này một cách hợp lý, tránh gây ra tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh.

Tỷ trọng tiền gửi không kì hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 28,81%, năm 2016 giảm xuống còn 27,22%

và năm 2017 chỉ còn 24,56%. Ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỉ trọng cao giúp Chi nhánh có được sự ổn định nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung - dài hạn. Tuy nhiên, do định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn. Do đó nếu duy trì một tỉ trọng cao của nguồn vốn huy động có kỳ hạn sẽ làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng cho loại tiền gửi này. Song việc duy trì một tỉ lệ nhất định nguồn vốn có kỳ hạn là cần thiết, vì nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới trình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động –cho vay.

Tiền gửi theo thành phần kinh tế

Từ bảng 2.2, ta có thể thấy nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động (Năm 2015: 66,28%; năm 2016: 67,32%, năm 2017: 69,96%) và biến động mạnh qua các năm (năm 2016tăng14,71%; năm 2017 tăng30,28%).

Nguyên nhân chính để lý giải cho những số liệu trên là do đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các cá nhân, hộ gia đình hay nói cách khác chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhánh đang thực hiện tốt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ theo định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đồng thời trong năm 2016 và 2017 các doanh nghiệp được tiếp cận được vốn vay Ngân hàng dể dàng hơn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó ta có thể thấy sự gia tăng này phần nào đã thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào ngân hàng, đồng thời cho thấy ngân hàng đã làm tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng hoạt động làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các cá nhân cũng đã biết đến ngân hàng nhiều hơn.

Theo loại tiền gửi

Bảng 2.2cho thấy sự chênh lệchlớn giữa nguồn tiền huy động từ VNĐ và từ ngoại tệ. Lượng tiền gửi VNĐ năm 2017 là 4.232,99 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 97,43% (năm 2016 tỷtrọng là 95,36%và năm 2015 tỷtrọng là 94,56%) tăng về số tuyệt đối là 927,70 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,07% so với năm 2016và năm 2016 tăng13,90% so với năm 2015.

Trong những năm gần đây ta đã chứng kiến nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Điều đó đã làm cho khách mất sự tin tưởng vào ngân hàng.

Đồng thời Chính sách điều hành lãi suất trong năm gần đây có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục được hạ xuống ở mức 6,8%/năm. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ đối với nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ từ 7,0%/năm đến 8,5%/ năm. Lãi suất huy động ngoại tệ của Chi nhánh 0%/năm nên có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2015 chiếm tỷ trọng 5,44%, năm 2016 tỷ trọng 4,64% và năm 2017 tỷ trọng giảm xuống còn 2,57%, trong khi lãi suất huy động nội tệ ổn định hơn. Do vậy lượng tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế.

Trong khi đó,NHNN đã có quyđịnh về việc hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống 0%/năm. Quy định trên của NHNN đã tácđộng làm cho nhiều cá nhân, tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chức thay vì gửi ngoại tệ đã chuyển đổi sang đồng nội tệ hoặc tìm kiếm một kênh đầu tư khác sinh lời hơn, làm cho tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh giảm trong năm 2017. Tuy nhiên để đạt được những kết quả trên là do ngân hàng đã thực hiện tốt khâu tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch; thực hiện thu hút khách hàng tiền vay, làm tốt các khâu dịch vụ góp phần gián tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản;

đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn, mở ra nhiều hình thức tính lãi phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các tầng lớp dân cư