• Không có kết quả nào được tìm thấy

kết quả đáng mừng đối với tôi. Đề tài này đã giải quyết được một số vấn đề là phân tích được các kênh bán hàng của khách sạn, các chỉ tiêu đánh giá được hiệu quả bán hàng tại khách sạn rồi từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng đa kênh tại khách sạn Thái Bình 2. Tuy nhiên do bản thân chưa có nhiều hiểu biết về mặt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong nghiên cứu và bên cạnh đó ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho hoạt động kinh doanh khách sạn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc thực tập, tìm hiểu số liệu và hoàn thiện đề tại còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót. Nhiều vấn đề chưa được phân tích kĩ càng, chưa thể tiếp cận hết được khách hàng, mới chỉ tìm hiểu và các phân tích trong bài là từ nhận định của bản thân nên có thể sẽ cónhững lỗi nhỏ, ý kiến chưa đúng. Nhưng dù sao chính nhờ sự nghiên cứu hoạt động bán hàng đa kênh của khách sạn đã giúp tôi biết được cách thức bán phòng trên các kênh của khách sạn, sự cạnh tranh của ngành kinh doanh khách sạn nói chung và khách sạn Thái Bình 2 nói riêng.

2. Kiến nghị

2.1 Đốivớikhách sạn Thái Bình 2

- Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường các chương trình chăm sóc khách hàng, thường xuyên quan tâm đến ý kiến khách hàng để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầucủa khách hàng.

- Yếu tố con người là rất quan trọng nên cần phải tập trung phát triển đội ngũ nhân viên, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bảo đảm cho nguồn nhân lực khách sạn luôn được cập nhật ứng dụng, phát huy tiến bộ công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn.

-Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu về khách sạn trên các kênh bán hàng: Website, các trang du lịch trực tuyến: Agoda, Booking…, các công ty du lịch - lữ hành hay việc bán hàng trực tiếp để khách hàng biết đến và hiểu hơn về khách sạn.

- Khách sạn cần lập ra một bộ phận chuyên làm công tác thông tin, dự báo, nghiên cứu, theo dõi và nắm rõ tình hình biến động về giá cả thị trường để nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời để có thể giúp Ban lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Luôn cập nhật các ứng dụng để quản lý dữ liệu khách hàng, các công nghệ bảo mật để quá trình hoạt độngdiễn ra an toàn và thông suốt.

- Triển khai thực hiện quy chế thưởng lương theo hiệu quả công việc để kích thích mỗi cán bộ công nhân viên làm việc nhiệt tình, năng động, hỗ trợ cho việc hoạt động sáng tạo của nhân viên.

- Khách sạn nên bổ sung thêm những dịch vụ bổ sung mới, độc đáo, khác biệt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng để từ đó giữ chân khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

-Thường xuyên điều chỉnh linh hoạt mức giá, ưu đãi, giảm giá hay đầu tư nâng cấp trang web riêng của khách sạn để thu hút lượng lớn khách hàng.

- Luôn luôn duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các công ty du lịch lữ hành một cách bền vững, bên cạnh đó không ngừng tìm kiếm những công ty du lịch lữ hành mới.

2.2 ĐốivớiNhànước

- Cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nướccho phù hợp với điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế để các khách sạn trên địa bàn vận dụng cụ thể.

- Ngành du lịch cần phải thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng cho sự phát triển ngành. Cần tổ chức các cuộc hội thảo cho các khách sạn có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ bạn hàng với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của mỗi khách sạn nói riêng và của toàn ngành nói chung.

- Xây dựng các chương trình mang tính quốc gia để tuyên truyền về các kênh bán hàng, tác dụng, lợi ích của các kênh mang lại.

-Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ góp phần phát triển hoạt động trên các kênh bán hàng được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

- Chính quyền địa phương nên có các chính sách thông thoáng hơn, tạo môi trường thuận lợi để Huế thu hút vốn đầu tư nhiều hơn, xóa bỏ và giải quyếtcác vấn đề tệ nạn, ăn xin, đeo bám khách du lịch, cạnh tranh, phá giá… nhằm tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho du lịch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Các tài liệu

1. Khái niệm khách sạn: Theo thông tư số 01/202/TT –TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục Du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú dịch vụdu lịch.

2. TS. Nguyễn Văn Mạnh,Ths. Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

3. James.Comer(2002), Người dịch Lê Thị Hiệp Thương, Nguyễn Việt Quyên, Quản trị bán hàng, NXB Tp. Hồ Chí Minh

4. Phạm Thị Thu Phương (1995), Nghiệp vụ và quản trị bán hàng, NXB Thống kê, 1995.

5. Võ Phan Nhật Phương (2018), Bài giảng Quản trị bán hàng, Trường Đại học Kinh tế Huế

6. Lê Thị Phương Thanh(2010), Giáo trình Quản trị bán hàng, Trường Đại học kinh tế- Đại học Huế.

7. Philip Kotler (1994), Giáo trình marketing căn bản, Hà Nội, NXB Thống kê, 1994

8. Trương Đình Chiến (2001), Quản trị Marketing kênh phân phối lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống Kê.

9. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thái Bình 2- Huế trong 3 năm 2017-2019, phòng Kế toán khách sạn Thái Bình 2

10. Các khóa luận tốtnghiệp của các khóa trước, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế.

 Các tài liệu từ nguồn Internet

- Các khái niệm liên quan đến bán hàng đa kênh, các chỉ số KPIs,

https://hocvien.haravan.com/blogs/omnichannel/hieu-ve-ban-hang-hop-kenh-omnichannel-tu-chia-se-cua-chuyen-gia

- Mô hình SWOT,https://www.uplevo.com/blog/marketing/swot-la-gi/

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tình hình phát triển của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, https://sdl.thuathienhue.gov.vn/

 Các website

http://thaibinhhotel-hue.com www.luanvan.net

http://thuvien.hce.edu.vn:8080/dspace/

https://vi.wikipedia.org/

https://www.google.com/

Trường Đại học Kinh tế Huế