• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực của các doanh

2.3. Kết quả nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực của các doanh

Ngày 01/12/2015, UBND Tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đồng Hới, giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đào tạo kiến thức giám đốc điều hành DN cho 100 học viên, đào tạo khởi sự DN cho 800 học viên và đào tạo quản trị DN cho 400 học viên.

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Bình cũng gặp phải không ít khó khăn, bất cập trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừachỉ mới thực hiện các chương trình đào tạo cho người lao động, mà chưa chúý tới công tác phát triển nguồn nhân lực; chưa vạch ra mục tiêu đào tạo, phát triển nhân lực một cách đúng đắn, phù hợp.

2.3.1. Cơ cấunhóm tuổi

Cơ cấu nhóm tuổi cũng ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình. Tuổi tác liên quan đến kinh nghiệm, sự tiếp thu đào tạo cũng như liên quan trực tiếp đến công táctào tạo, quản lý, điều hành thực hiện các công tác của nhân lực tại các DN.

Dưới đây là thống kê số liệu về trình độ đào tạo nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừatrong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình theo nhóm tuổi năm 2017:

Bảng 2.5. Trình độ đào tạo nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình theo nhóm tuổi năm 2017

Trình độ

< 30 tuổi Từ 30 - 44 tuổi Từ 45 - 54 tuổi Trên 55 tuổi Số

người

Tỷ trọng

(%)

Số người

Tỷ trọng

(%)

Số người

Tỷ trọng

(%)

Số người

Tỷ trọng

(%)

Trên đại học 22 2,0 10 6,4 6 2,5 33 16,3

Đại học 122 18,0 45 13,8 57 11,3 31 14,6

Cao đẳng 315 30,0 215 28,2 89 17,3 97 24,6

Trung cấp 555 50,0 654 52,6 458 78.9 177 55.5

Tổng 1014 100 924 100 610 100 338 100

(Nguồn: Sở VHTT& DL tỉnh Quảng Bình)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, các nhóm tuổi của nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau thì trìnhđộ tương ứng cũng khác nhau, đây cũng là một chỉ tiêu khoa học quan trọng để đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bình.

Dưới đây tác giả trình bày tổng hợp các kết quả nghiên cứu với số liệu chi tiết và khoa học về thực trạng chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dulịch ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.

2.3.2. Trìnhđộ ngoại ngữ, tin học

Trình độ ngoại ngữ, tin học của nhân lực hoạt động du lịch trong các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bình năm 2017 được thể hiện trong bảng 2.6:

Bảng 2.6. Trình độ ngoại ngữ, tin học của nhân lực hoạt động du lịch trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình năm 2017

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Trình độ

ngoại ngữ Trình độ tin học Đại học Chứng

chỉ Đại học Chứng

chỉ

Số lượng 116 1590 219 1102

Tỷ lệ số lượng nhân lực có trình

độ ngại ngữ, tin học (%) 3,1 46,4 4,6 52,6

(Nguồn: Sở VHTT$DL Tỉnh Quảng Bình) Hiện có khoảng 60% lực lượng lao động du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình biết ngoại ngữ nhưng chủ yếu là tiếng Anh (42%), tỷ lệ biết tiếng Trung Quốc chỉ 5%, tiếng Pháp 4%... Trong đó, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ 15%, và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn. Về trình độ công nghệ thông tin, có khoảng hơn 60% lao động biết sử dụng máy tính, nhưng phần lớn chỉ đáp ứng những công việc đơn giản. Cùng với những yếu kém trên thì thực tế cho thấy, kỹ năng mềm, khả năng ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng chưa được trang bị đầy đủ. Thực trạng này cho thấy số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình hiện tại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển của du lịch trong giai đoạn mới.

2.3.3. Kỹ năng công việc

Kếtquả khảo sát thực hiện các kỹ năng côngviệc của nhân lực hoạt động du lịch trong các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bìnhđược thể hiện trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực hiện các kỹ năng công việc của nhân lực hoạt động du lịch trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình (%)

Kỹ năng Kém Trung bình Tốt

1. Kỹ năng nghiệp vụ hướng dẩn 15 37 48

2. Kỹ năng thuyết trình 56 27 7

3. Kỹ năng lãnhđạo 3 39 58

4. Kỹ năng sử dụng máy tính 8 32 60

5. Kỹ năng ngoại ngữ 24 35 41

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề 23 35 42

7. Kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng 36 37 27

8. Kỹ năng tổ chức hoạt náo 16 30 54

9. Kỹ năng làm việc theo nhóm 20 29 51

10. Kỹ năng giao tiếp 3 38 59

(Nguồn: Sốliệu điều tra của tác giả) Trong thời gian qua, đội ngũ nhân lực du lịch lữ hành tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên, với nhiều lĩnh vực liên quan thì năng lực của đội ngũ còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể: kỹ năng giao tiếp, đàm phán; kiến thức quản lý, lãnh đạo, ngoại ngữ, tin học… và cả về năng lực chuyên sâu: hoạch định chính sách; quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; nghiên cứu thị trường; marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch; quản lý phát triển các loại hình du lịch…đều còn có những hạn chế.

Đối với đội ngũ lao động quản lý, tình hình đáp ứng nhu cầu của công việc hiện nay: còn hạn chế và bất cập về quản lý kinh doanh du lịch, chưa cónhân lực du lịchchuyên sâu về marketing, kế hoạch kinh doanh và xúc tiến du lịch.

Đối với đội ngũ lao động nghiệp vụ, đại đa số lao động trong ngành du lịch của vùng chủ yếu là lao động phổ thông ở trình độ thấp, ngoài ra họ chủ yếu là lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động tự do không có tay nghề cơ bản nên hoạt động kinh doanh bị hạn chế và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong kinh doanh du lịch. Xét về trìnhđộ đào tạo, thì đa số là lao động phổ thông, còn trình độ đại học và tương đương có tuy nhiên chủ yếu lại tập trung ở cơ quan quản lý nhà nước. Về cơ cấu lao động, chưa cân đối, chủ yếu tập trung vào lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, đội ngũ hướng dẫn viên và liên quan còn thiếu.

2.3.4. Kinh nghiệm lao động

Hầu hết lực lượng lao động trong ngành du lịch tại cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa của vùng nghiên cứu được chuyển công tác từ các bộ phận và chuyên ngành khác nhau đến làm du lịch vì thế kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về du lịch chủ yếu được tiếp thu qua các lớp tập huấn ngắn ngày, qua học tập kinh nghiệm… nên hiện nay số lao động đó chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, quản lý và kinh doanh hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có.

Tình trạng trên cho thấy năng lực và trình độ của đội ngũ nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại bất cập với yêu cầu chung của phát triển du lịch.

Do đó, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch là đòi hỏi bức thiết.

Số năm kinh nghiệm của nhân sự hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bìnhđến hết năm 2017,được thể hiện trong bảng 2.8:

Bảng 2.8. Số năm kinh nghiệm của nhân sự hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình đến hết năm 2017

Số năm kinh nghiệm Số người Tỷ lệ (%)

Dưới 5 năm 1324 32,3

Từ 5- 9 năm 842 20,6

Từ 10-14 năm 621 15,2

Từ 15-19 năm 522 12,8

Từ 20-24 năm 516 12,6

Từ 25-29 năm 113 2,7

Từ 30-35 năm 84 2,0

Từ 35-39 năm 61 16,0

Trên 40 năm 8 1,5

Tổng 4091 100%

(Nguồn: Sở VHNT&DL tỉnh Quảng Bình )

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng trong phát triển nhân lực nói chung và nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, nó thực sự có tác dụng không chỉ trong hoạt động nhận thức mà cả trong thực tiễn cải tạo phát triển hướng đi và công việc của nhân sự trong hoạt động du lịch.

Là kết quả của một quá trình phản ánh cuộc sống và công việc khách quan của người làm du lịch, kinh nghiệm có ưu thế ở tính phản ánh sinh động, trực tiếp những tồn tại để rút ra giải pháp tốt hơn trong công tác xử lý công việc của mình.

Nguồn gốc và nội dung phản ánh của kinh nghiệm thuộc về hiện thực, về thực tiễn đời sống, bởi vậy chất lượng nhân lực du lịch của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình cũng liên quan mật thiết đến số năm kinh nghiệm, thời gian làm việc, công tác của lực lượng nhân sự tại các cơ quan này.

Ta có thể nhận ra từ bảng số liệu thống kê 2.8, đa phần nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình là nhân sự trẻ, số năm kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm hơn 32%, số năm hoạt động kinh nghiệm càng nhiều thì tỉ lệ càng giảm.

Với minh chứng khoa học về tỉ lệ thuận của kinh nghiệm và chất lượng nguồn nhân lực du lịch, điều đó chứng minh chất lượng đội ngủ nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình có sức trẻ, năng động nhưng kinh nghiệm mỏng, bề dày nghiệp vụ còn non yếu.

2.3.5. Nhu cầu học tập, bồi dưỡng

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Bình(%).

Các khóa bồi dưỡng đào tạo

Mức Cần thiêt Sẵn sàng tham gia Cần

thiết

Trung

bình Không Không 1. Nâng cao trìnhđộ chuyên môn (học đại

học, sau đại học) 42 48 10 75 25

2. Nghiệp vụ lữ hành 63 17 20 56 44

3. Nghiệp vụ quản trị nhà hàng khách sạn 64 36 0 62 38

4. Ngoại ngữ 58 23 19 59 41

5. Tin học 75 17 8 63 37

(Nguồn: Sốliệu điều tra của tác giả)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Bình trong bảng 2.9.

Ta có thểthấy nhu cầu vềtin học là cao nhất với 75% đánh giá ởmức cần thiết, tiếp đến là như cầu đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản trị nhà hàng, khách sạn với 64% và nghiệp vụlữhành với 63 % đánh giá cần thiết. Vềngoại ngữ cũng có nhu cầu khá cao với 58%, còn nhu cầu vềnâng cao trìnhđộ chuyên môn (đại học và sau đại học) chiếm 42% đánh giá là cần thiết.

Dựa trên kết quả khảo sát có thể phán ánh những nhu cầu cần thiết của bản thân lao động, nhân lực đang hoạt động tại các doanh nghiệp nhỏvà vừa trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để từ đố rút ra định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế