• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý luận thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp

1.3. Lý luận thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực của các doanh

1.3.2. Lý luận thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, hiện tại tỉnh Quảng Bình có trên 320 ngàn lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả tỉnh; trong đó chỉ có 42%

được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu vừa yếu, nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa.

Mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60%

nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết: Tiềm năng của du lịch Quảng Bình vượt trội hơn so với các vùng trong nước. Dự báo thời gian tới tốc độ tăng trưởng của ngành đạt từ 25%-35%/năm và theo kế hoạch đến năm 2020 ngành du lịch của tỉnh sẽ cần đến trên 500 ngàn lao động chất lượng cao, chưa kể hàng ngàn lao động cung cấp cho du lịch tàu biển. Hiện nay một số doanh nghiệp như Vingroup, FLC... đang đầu tư rầm rộ hàng trăm phòng khách sạn 4-5 sao tại Quảng Bình... nên nguồn lao động chất lượng cao đang bị "săn đón" quyết liệt; đầu ra từ các trường đào tạo chuyên ngành du lịch gần như không đủ cung cấp cho thị trường thời điểm này và cả những năm sắp tới.[25,tr26]

Đánh giá về nguồn nhân lực du lịch hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh Quảng Bình có thể thấy nhiều nhân viên dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng... nhưng khi được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp du lịch đều phải mất thời gian và chi phí để đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung

Trường Đại học Kinh tế Huế

kỹ năng, ngoại ngữ. Ở nước ngoài, thời lượng giữa học lý thuyết và thực hành là 50-50, tương đương với 24 tháng thực tập trong môi trường thực tiễn. Trong khi ở Việt Nam chỉ có 2 kỳ thực tập trong vòng 4 tháng nên học viên thiếu hẳn kỹ năng tác nghiệp. Đó là chưa kể nhiều trường đào tạo không có tên tuổi, không thể liên kết với những khách sạn có sao, có hạng nên chỉ gửi sinh viên đến thực tập tại những nơi không đạt chuẩn. Vì thế, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch không nhất quán, không đạt chuẩn. Có thể nói gần như 90% sinh viên ngành khách sạn ra trường đều không có kỹ năng chuyên nghiệp. Trong khi đó, ngành du lịch là nơi mà quan hệ giữa con người với con người chủ yếu quagiao tiếp thì ngoại ngữ là yếu tố then chốt hàng đầu. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp vụ còn thiếu đã hạn chế các đơn vị du lịch khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài.

Mặt khác, nếu không giỏi ngoại ngữ, những nhân viên trong ngành du lịch cũng khó hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp chuyên môn, không thể giúp khách du lịch hiểu tường tận về văn hóa Việt và quảng bá hìnhảnh đất nước ra bên ngoài. Du lịch không chỉ là một ngành khoa học mà còn mang đầy tính nghệ thuật, rất cần những con người có khả năng giao tiếp nhằm kết nối những trái tim với trái tim, mới có thể kéo khách quay lại một lần nữa.

Để đào tạo nguồn nhân lực đúng chuẩn, cần tổ chức những mô hình "trường trong doanh nghiệp" và "doanh nghiệp trong trường" với sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên.

Khó khăn nhất của ngành du lịch Quảng Bình hiện nay nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu về ngoại ngữ: có tới 30%-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70%-80%

nhân viên lễ tân, nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ vì tiêu chuẩn đầu ra của các trường đào tạo đều nằm dưới chuẩn.

Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch cần nhìn nhận khách quan thực trạng tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân dựa trên những số liệu khoa học, dựa trên khảo sát số liệu thực tế trong kho dữ liệu của các sở ban ngành tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn nhân lực lao động du lịch ở tỉnh Quảng Bình với qui mô số lượng lao động khoảng 320 ngàn người,chiếm khoảng 4% lực lượng lao động cả nước, nhưng về chất lượng thì còn rất khiêm tốn, hiện chỉ có xấp xỉ 50% lao động du lịch đã qua đào tạo trìnhđộ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng (chiếm khoảng 20% nhân lực toàn ngành ở Quảng Bình). Số lao động đã quađào tạo trình độ đại học và sauđại học về du lịch đạt khoảng7,5% số nhân lực có chuyên môn du lịch (chiếm khoảng 3,2% tổng nhân lực lao động du lịch Quảng Bình). Trong khi số lao động du lịch dưới sơ cấp (đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng) vẫn còn chiếm hơn 45% nhân lực có chuyên môn, bằng gần 20% nhân lực toàn ngành. Đây là thực trạng chung ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh.

Tại cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn nhân lực tri thức của ngành như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên marketing du lịch, nhân viên lễ tân cũng chỉ đạt trên 65%

đã tốt nghiệp đại học. Trong lĩnh vực phục vụ buồng, bar, bếp, lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp lại chiếm tỷ lệ tương đối cao là trên 70%. Số lao động của của ngành du lịch Quảng Bình có khoảng trên 320 ngànngười, trong đó trình độ dưới sơ cấp là 25 nghìn người (chiếm khoảng 15%), lao động có trình độ sơ cấp khoảng gần 40 nghìn người (chiếm gần 18%), có trìnhđộ trung cấp khoảng trên 200 nghìn người (chiếm trên 65%), đại học và cao đẳng khoảng trên 60 nghìn người(chiếm trên 22%), số nhân lực trên đại học có 656 người bằng 0,2 tổng nhân lực gián tiếp.

Về trình độ ngoại ngữ: nhân lực du lịch sử dụng được ngoại ngữ đạt khoảng 60% tổng nhân lực, trong đó biết tiếng Anh khoảng 42%, tiếng Hoa là 5%, tiếng Pháp là 4%, các tiếng khác là 9%. Riêng tiếng Anh thì chỉ có 15% đạt trình độ đại học, giao tiếp thông thạo (phần lớn làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn và nhân viên thị trường), còn lại 85% chỉ đạt mức cơ sở.

Về trình độ tin học (công nghệ thông tin): Ngành du lịch Quảng Bình có khoảng trên 75.260 người biết sử dụng máy tính phục vụ được yêu cầu công việc, chiếm khoảng 68% tổng nhân lực lao động trực tiếp; như vậy vẫn còn tới trên 42%

nhân lực du lịch không biết sử dụng máy tính phục vụ yêu cầu công việc.

Vềtính chuyên nghiệp: Theo đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước về du

Trường Đại học Kinh tế Huế

lịch tỉnh Quảng Bình và của các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa thì tính chuyên nghiệp của nhân lực du lịch sau khi tốt nghiệp đào tạo ra trường còn rất thấp: nhân lực đầu ra từ trung cấp trở lên đạt khoảng 3,05 điểm/ trên 5 điểm (tối đa), đầu ra từ sơ cấp chỉ đạt dưới 3,0 điểm/ trên 5 điểm.

Theo một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch, khách du lịch nước ngoài rất thích hướng dẫn viên là những người địa phương, bởi họ rất nhiệt tình và am hiểu văn hoá truyền thống của địa phương… Đây là nguồn nhân lực chính của ngành du lịch Quảng Bình, tạo nét riêng biệt đối với du khách khi tới đây.

Tuy nhiên, hướng dẫn viên du lịch địa phương chưa qua đào tạo nghiệp vụ, đa phần mới cógiấy chứng nhận thuyết minh viên do Sở Văn hóa –Thể thao và Du lịch cấp, chưa có nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống, nên tính chuyên nghiệp chưa cao. Ngoài ra, trình độ văn hóa của thuyết minh viên du lịch còn hạn chế. Thực tế, nhiều thuyết minh viên du lịch của tỉnh chưa “nói thông, viết thạo”

tiếng, chữ nước ngoài và trìnhđộ tin học thấp.

Mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch tỉnh sẽ tạo việc làm cho khoảng 12.500 lao động, trong đó 6.500 lao động trực tiếp, chiếm 78% tổng số lao động trực tiếp trong các cơ sở. Để đạt được kết quả này, ngoài việc tuyển thêm các lao động tỉnh ngoài có chất lượng, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh phải chú trọng nâng cao chất lượng gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; cần doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bìnhchính xác cung–cầu tổng thể và các ngành, lĩnh vực cụ thể, yêu cầu về trình độ…để việc đào tạo nhân lực bảo đảm vừa đủ, tránh tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”.

Dựa trên những thực trạng như vậy ta có thể thấy vấn đề nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Quảng Bình là rất cấp thiết. Dựa trên yêu cầu thực tế để áp dụng vào thực tiễn, đưa lại hiệu quả cao để khắc phục chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động du lịch. Bởi vậytính khoa học và thực tiễncủa vấn đề nghiên cứu trong luận văn này rất cao, rất cần thiết phải nghiên cứu và hoàn thiện một cách chi tiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC

DU LỊCH Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát về tiềm năng du lịch và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong