• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo,

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các

3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo,

khác trong tỉnh và ngoài tỉnh vào làm việcở các doanh nghiệp nhỏvà vừa trong lĩnh vực du lịch.

Để có cơ sở rộng rãi cho việc lựa chọn, tuyển dụng được nhiều nguồn nhân lực tốt, tạo sựchủ động vềnguồn nhân lực, cần mởrộng diện nguồn nhân lực có nguồn tại chỗ, nguồn trực tiếp, nguồn từ xa, nguồn lâu dài. Có chính sách thu hút số sinh viên suất sắcở các trường đại học. Có thểáp dụng chính sách thu hút nhân tài, một trong những cách thức tuyển dụng không qua thi tuyển mà chủ yếu căn cứvào: kết quảhọc tập giỏi, phấn đấu từ trong trường đại học của sinh viên mới tốt nghiệp; bằng cấp, thành tích, kết quảcông tác của nguồn nhân lựcđểbốtrí, sắp xếp công việc mới.

3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo,

đào tạo.

Xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật đối với nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừaQuảng Bình liên quan trực tiếp đến 10 lĩnh vực: cơ sở đào tạo du lịch; hình thức đào tạo du lịch; đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên; công tác tuyển sinh; chương trình khung theo các bậc học; học phí; văn bằng, chứng chỉ; xã hội hóa đào tạo du lịch; hợp tác quốc tế;

tuyển dụng và sử dụng nhân lực du lịch. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và chức danh nghiệp vụ của ngành du lịch làm cơ sở đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp yêu cầu và điều kiện thực tế. Nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nhân lực ngành du lịch từ trung ương đến địa phương. Đào tạo trong nước và ngoài nước các chuyên gia, giảng viên đầu ngành về du lịch làm việc trong các cơ quan hoạch định chính sách, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục, đào tạo; tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch;

trước hết tập trung cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực đạt trìnhđộ quốc tế.

Mở rộng phạm vi hoạt động của Hội đồng Cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (VTCB) đối với các ngành, nghề du lịch đãđược phê duyệt tới các cơ sở đào tạo, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình: Phối hợp với cơ quan hữu quan để hoà nhập hệ thống chứng chỉ VTCB trong hệ thống văn bằng, chứng chỉ quốc gia; lồng ghép hoạt động này với Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2011 - 2020. Tiến tới thể chế hóa, quy định bắt buộc hành nghề phải có chứng chỉ nghề VTCB tương ứng.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần hội nhập dần tiêu chuẩn nghề trong khu vực: Thúc đẩy việc thực hiện “Tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN”, cơ chế thừa nhận lẫn nhau và công nhận kỹ năng nghề du lịch và các nghề liên quan nhằm đạt tới những tiêu chuẩn chung trong khu vực và thế giới, tạo tiền đề pháthuy tính tích cực và năng động của thị trường lao động không biên giới, không rào cản trong quá trình hội nhập du lịch khu vực, thúc đẩy hợp tác đào tạo và sử dụng lao động du lịch. Nâng cao năng lực của Hội đồng Cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (VTCB) để đảm nhiệm vai trò là cơ quan điều phối công nhận kỹ năng nghề du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

và các nghề liên quan trong ASEAN.

- Quảng Bình cần đầu tư, xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo về du lịch phục vụ nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Phối hợp với các Bộ, ngành và tỉnh Quảng Bình điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch đảm bảo phù hợp với sự phát triển du lịch của từng vùng tại địa phương, đáp ứng nhu cầu đào tạo du lịch của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đầu tư về mọi mặt cho các cơ sở đào tạo du lịch hiện cócủa tỉnh,làm hạt nhân đào tạo nhân lực ngành du lịchcho các doanh nghiệp, trong đó cố gắng đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời hình thành bộ phận đào tạo du lịch ở các trường nghề của các địa phương khác. Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch ở các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, trung tâm và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan xây dựng quy định chuẩn đào tạo về du lịch (chuẩn cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn giáo viên, giảng viên, nhân lực du lịchquản lý và chuẩn chương trình đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo du lịch) phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương.

Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộquản lý đào tạo, chương trình, giáo trình trong các lĩnh vực du lịch phù hợp với yêu cầu thực tế và nhu cầu nhân lực của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừatại Quảng Bình.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lựcdu lịchcủa tỉnh để phục vụ DN. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch bằng nhiều hình thức ở trong và ngoài nước; thu hút nguồn nhân lực, viên chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, nghệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân, chuyên gia, công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia đào tạo; tiếp tục đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên, giám sát viên, đào tạo viên du lịch và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo du lịch. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh đào tạo sau đại học về du lịch.

Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài. Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên cho giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và thẩm định viên du lịch. Mục tiêu cần đạt được là 80-90% giáo viên, giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn du lịch về từng lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo. 40% giáo viên, giảng viên được đào tạo về phương pháp giảng dạy hiện đại, trên cơ sở chuẩn bị nội dung phù hợp. 100% giáo viên, giảng viên được bồi dưỡng ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Bồi dưỡng, bổ túc kiến thức sư phạm và phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên đại học, cao đẳng và giáo viên trung cấp du lịch để hình thành đội ngũ nòng cốt. Những giảng viên, giáo viên nòng cốt này sẽ tiếp tục truyền đạt cho đồng nghiệp tại cơ sở đào tạo của mình. Tất cả các giáo viên, giảng viên được đào tạo ngoại ngữ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là tiếng Anh.

Trên quan điểm đổi mớivà hội nhập quốc tế, trang bị khung cơ bản về chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng các chuyên ngành du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý, tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành Du lịch và phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các cơ sở đào tạo du lịch.

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi chương trình khung đào tạo chuyên ngành du lịch bậc trung học chuyên nghiệp; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khungđào tạo du lịch bậc cao đẳng và đại học, chương trình đào tạo du lịch liên thông các bậc đào tạo thống nhất cả nước. Phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng các chương trình khungđào tạo du lịch trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Xây dựng văn bản hướng dẫn liên

Trường Đại học Kinh tế Huế

thông đào tạo cao đẳng nghề và đại học du lịch. Tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình, giáo trình môn học, mô đun. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo du lịch các cấp đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; tiếp cận dần yêu cầu năng lực làm việc trong các lĩnh vực của Ngành, trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, mang nét đặc trưng của Việt Nam, đảm bảo liên thông giữa các bậc đào tạo. Chuyển đổi mạnh sang đào tạo theo mô đun, tín chỉ để tạo điều kiện cho nhân lực du lịch tại Quảng Bình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể học lâu dài để nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết.

3.2.3. Nhóm giải pháp về thu hút đầu tư cho đào tạo, phát triển nhân lực