• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các

3.2.1. Nhóm giải pháp về tầm nhìn đào tạo và tuyển dụng

Đổi mới nhận thức, tăng cường tuyên truyền về đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cách quán triệt trong hoạt động du lịch quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của ngành du lịch; tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, yêu cầu cấp bách đối với công tác đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực du lịch.

Thực hiện nguyên tắc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dựa vào năng lực thực sự và kết quả, hiệu quả công việc. Bảo đảm công tác đào tạo nhân lực du lịch phải gắn với nhu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Tăng cường truyền thông về đào tạo và phát triển nhân lực trong các DN du lịch thông qua các hình thức khác nhau như sau:

+ Thứ nhất: Thống nhất nhận thức về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, gồm: quan điểm, nội hàm, tiêu chí xác định, đánh giá về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và thống nhất tiêu chí, tiêu chuẩn trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho tất các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình.

+ Thứ hai: Tỉnh Quảng Bình cần chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, hành lang pháp lý trong phát triển đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Cụ thể:

cần xác định rõ các chức danh nghề nghiệp trong ngành, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và chế định bằng các văn bản quản lý nhà nước để làm căn cứ cho tổ chức hoạt động đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và đồng thời có những căn cứ để đánh giá nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong doanh nghiệp, trong đó códoanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Thứ ba: Rà soát năng lực đào tạo, tái cơ cấu mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch ở các cấp độ đào tạo từ đào tạo nghiệp vụ đến đào tạo quản lý, kinh doanh và quy hoạch du lịch đại học và sau đại học hợp lý, đảm bảo đào tạo đủ cơ cấu ngành nghề, chuyên môn, trình độ. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên trong các cơ sở đào tạo.

+ Thứ tư: Tiếp cận với hướng tổ chức đào tạo hội nhập với quốc tế. Cụ thể là cần tiếp cận với việc định hướng phân ngành hoặc lĩnh vực trong nghiên cứu và đào

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo du lịch để triển khai đào tạo ở bậc đại học và sau đại học. Trong đó, cần phân chia các lĩnh vực đào tạo du lịch theo 3 lĩnh vực. Bao gồm: 1) Chính sách và quy hoạch phát triển du lịch, bao gồm những nội dung liên quan đến chính sách phát triển du lịch, tài nguyên du lịch, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch, tổ chức phân vùng khu và vùng du lịch, môi trường và cảnh quan du lịch, các tác động của du lịch tới môi trường… 2) Kinh doanh du lịch tập trung các hướng như kinh tế du lịch, cung cầu trong du lịch, quản trị kinh doanh du lịch, quản trị các doanh nghiệp du lịch khách sạn, quản trị các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, quản trị khu du lịch, quản trị các ngành dịch vụ vui chơi giải trí, các vấn đề tiếp thị, xúc tiến quảng bá du lịch, tác động của du lịch tới kinh tế, hiệu quả kinh tế, các lĩnh vực chuyên sâu trong kinh doanh như quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính… 3) Văn hóa và tâm lý du lịch, tập trung vào các vấn đề như động cơ của hoạt động du lịch, tâm lý du lịch, các vấn đề liên quan đến văn hóa của hoạt động du lịch, tâm lý tiêu dùng của khách du lịch, du lịch văn hóa, các vấn đề xã hội trong du lịch…

Đối với đào tạo nghề nghiệp bậc cao đẳng trở xuống, cần quan tâm đổi mới chương trình đào tạo, theo hướng tiếp cận với khu vực và thế giới, lồng ghép vào chương trình đào tạo các tiêu chuẩn nghề, các thỏa thuận nghề du lịch lẫn nhau giữa các nước ASEAN (MRA-TP). Gắn kết giữa đào tạo lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề và kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng xử lý công việc chuyên môn.

+ Thứ năm: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường trong triển khai xây dựng hành lang pháp lý cho công tác đào tạo; phối hợp chặt chẽ trong tổ chức quản lý chất lượng nguồn nhân lực từ đầu vào, đầu ra và giám sát chất lượng nguồn nhân lực trong suốt quá trìnhđào tạo và sử dụng nhân lực. Doanh nghiệp cần được xác định vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức đào tạo, tham gia vào quá trình tổ chức đào tạo với các cơ sở đào tạo để đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

- Chính sách về tuyển dụng:

Tuyển dụng là khâu đầu tiên quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Tuyển dụng chính là công việc làm sao phát hiện ra những người có đủ đức, đủ tài đáp ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

yêu cầu, chức trách công việc đặt ra. Do vậy, để làm tốt công tác tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong tuyển dụng; phải đảm bảo tính cạnh tranh để lựa chọn người đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trong thời gian tới, khi thực hiện việc tuyển dụng nhân lực, các doanh nghiệp nhỏvà vừa trong lĩnh vực du lịch cần có những đổi mới trong tuyển dụng nhân lựcnhư sau:

Rà soát lại đội ngũ nguồn nhân lực hiện có của các cơ quan, đơn vị, tiến hành sắp xếp lại tổchức, nguồn nhân lực trong bộmáy theo các yêu cầu vềsố lượng, cơ cấu đã xác định. Trong tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch, cần chú ý tới độ tuổi tuyển dụng, chỉ tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch mới đối với những người dưới 30 tuổi đã qua đào tạo chính quy, việc tuyển chọn như vậy sẽ tạo ra một nguồn nhân lực du lịch với nhiều lứa tuổi khác nhau, tạo nên sự liên tục giữa các thế hệ nguồn nhân lực du lịch.

Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trong DN, từ đó xác định xem với chức năng như vậy thì cần có bao nhiêu biên chế để đáp ứng yêu cầu công việc.

Có như vậy việc tuyển dụng mới thực sựxuất phát từnhu cầu hiện tại và tương lai.

Hiện tại và thời gian tới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch thiếu các nhân lực du lịch làm công tác chuyên môn du lịch, lĩnh vực. Do vậy, việc tuyển dụng nguồn nhân lực trong thời gian tới cần tập trung ưu tiên cho lĩnh vực này nhằm tránh tình trạng biên chếkhông phải lúc nào cũng xuất phát từnhu cầu.

Việc tuyển dụng phải được công khai hóa, công khai tiêu chuẩn tuyển chọn, đối tượng tuyển chọn, chỉ tiêu và quy trình tuyển chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ tiêu tuyển chọn phải bám sát nhu cầu thực tếcủa DN. Khắc phục tình trạng khép kín trong công tác tuyển dụng.

Hoàn thiện quy trình tuyển chọn nguồn nhân lực phù hợp với những định hướng chung của công tác tổchức nhân lực du lịch. Quy trình tuyển chọn bao gồm các bước và các phương pháp được sử dụng để đánh giá sự phù hợp giữa công việc và đối tượng dự tuyển, công khai đối với tất cả ứng cử viên, chuẩn hóa quy trình đối với từng vị trí công việc. Cần phải thực hiện nghiêm các chính sách tuyển dụng để lựa chọn được những nguồn nhân lực mới, có tài, thu hút người tài từcác khu vực kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

khác trong tỉnh và ngoài tỉnh vào làm việcở các doanh nghiệp nhỏvà vừa trong lĩnh vực du lịch.

Để có cơ sở rộng rãi cho việc lựa chọn, tuyển dụng được nhiều nguồn nhân lực tốt, tạo sựchủ động vềnguồn nhân lực, cần mởrộng diện nguồn nhân lực có nguồn tại chỗ, nguồn trực tiếp, nguồn từ xa, nguồn lâu dài. Có chính sách thu hút số sinh viên suất sắcở các trường đại học. Có thểáp dụng chính sách thu hút nhân tài, một trong những cách thức tuyển dụng không qua thi tuyển mà chủ yếu căn cứvào: kết quảhọc tập giỏi, phấn đấu từ trong trường đại học của sinh viên mới tốt nghiệp; bằng cấp, thành tích, kết quảcông tác của nguồn nhân lựcđểbốtrí, sắp xếp công việc mới.

3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo,