• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng nhân lực du lịch của các doanh

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các

3.2.4. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng nhân lực du lịch của các doanh

được tiếp tục sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch mới khác. Như vậy, giống như một “vườn ươm” cây trồng, các thế hệ doanh nghiệp sẽ lần lượt được hình thành và được hỗ trợ phát triển tốt hơn. Vườn ươm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch được phát triển trong một điều kiện an toàn hơn, tức là giảm thiểu rủi ro trong quá trình khởi sự kinh doanh, giảm bớt tỷ lệ thất bại và phá sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt các chi phí, tổn thất của xã hội.

Bốn là, các cơ quan chức năng của tỉnh cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch làm cơ sở để có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch cần chủ động trong việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình như rà soát lại và điều chỉnh đầu tư.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn liền với phát triển kinh tế và vốn đầu tư, khuyến khích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó là mối quan hệ không thể tác rời mà tác giả đã phân tích.

Tóm lại, đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch là nhiệm vụ quan trọng, cần phải được xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai, áp dụng một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, nhằm hình thành, phát triển đội ngũ nhân lực có chất lượng cao cho ngành, cho đất nước. Đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn đến năm 2020 phải được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo cấp ủy và chính quyền nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trong lĩnh vực quan trọng này.

3.2.4. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng nhân lực du lịch của các

Đổi mới và thống nhất về chính sách, tiêu chuẩn, điều kiện triển khai thực hiện công tác phát triển nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý phát triển nhân lực ngành du lịch trên cơ sở xác lập một hệ thống các cơ quan quản lý chuyên môn.

Hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, hướng đến cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bổ sung những nghề du lịch còn thiếu, những hướng khai thác mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình có thể khai thác tốt ở địa phương mà đào tạo nhân lực.

Xây dựng và ban hànhcác định hướng văn bản về du lịch và nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình dựa trên chuẩn kỹ năng nghềdu lịch quốc gia.

Thống nhất công bố chuẩn chất lượng đầu ra của đào tạo nhân lực du lịch giữa các sở , ban, ngành...liên quan: Giáo dục – Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ban hành danh mục nghề nghiệp phải qua đào tạo du lịch. Cấp thêm mã ngành đào tạo ở bậc trên đại học cho ngành du lịch.

Tăng cường quản lý nhà nước và đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu xã hội, doanh nghiệpvà hội nhập.

Đối với công tác quản trị nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Bình:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Bình cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà quản lý. Bên cạnh sự nỗ lực của DN, cần sự hỗ trợ, giúp đỡ thường xuyên của các cơ quan, ban, ngành Nhà nước trong công tác đào tạo nhà quản lý DN.

- Cần hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Bình nên tuyển dụng nguồn nhân lực từ các trường đào tạo, để tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Cần hoàn thiện chế độ lương bổng, đãi ngộ và chính sách bảo hiểm cho người lao động, nhằm củng cố mối quan hệ hữu cơ giữa họ với DN. Đây là nhân tố quyết định,

Trường Đại học Kinh tế Huế

không chỉ đảm bảo cho cuộc sống hiện tại, mà còn cho cả tương lai của người lao động.

Đối với chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Chủ DN cần xây dựng chiến lược kinh doanh đi đôi với xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, chủ DN cần thay đổi quan điểm về nguồn nhân lực theo hướng phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh doanh thể hiện qua các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn, từ đó, bằng sự thông hiểu sâu sắc của mình mà chọn được một chính sách nhân lực phù hợp.

Đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch:

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập; hỗ trợ kinh phí, thời gian, bố trí người làm thay để người lao động toàn tâm, toàn ý cho quá trình học tập. Khi lựa chọn hình thức đào tạo và phát triển, các DN cần cân nhắc về mục tiêu, đối tượng, kinh phí và giảng viên. Về hình thức đào tạo, nên coi trọng hình thức đào tạo “cầm tay chỉ việc” trong công việc và đào tạo theo chương trình định hướng cho nhân viên mới. Đây là hai hình thức đào tạo mà doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ít tốn kém lại dễ thực hiện. Ngoài ra, DN cũng nên lựa chọn một số chương trình đào tạo phù hợp trên thị trường, cho nhân lực du lịch quản lý chủ chốt theo học. Doanh nghiệp cũng cần khuyến khích nhân viên tự học và học qua internet, sẽ ít bị ảnh hưởng tới thời gian làm việc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lập và thực hiện kế hoạch phát triển nghề nghiệp, bao gồm các hoạt động cá nhân và tổ chức, như lập kế hoạch nghề nghiệp, nhận biết về nghề nghiệp và phát hiện các nhu cầu đào tạo, phát triển, tận dụng các cơ hội để tham gia đào tạo; thông báo nghề nghiệp, hệ thống tư vấn, sử dụngnhân lực du lịch quản lý như những người tư vấn về nghề nghiệp, đánh giá kết quả thực hiện và các chương trình hướng nghiệp.

Mặt khác, chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú ý xây dựng văn hóa DN, tạo môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp. DN cần sángtạo trong việc công nhận và khen thưởng nhân viên để họ cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm, đồng thời tạo động lực cho nhân viên phấn khởi làm việc. Để thu hút được nhân viên giỏi, các DN cần phải có chiến lược, từ thu hút, tuyển dụng, hội nhập đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

cộng tác...

Đối với xây dựng văn hóa DN cho nhân lực du lịch của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Bình:

Văn hóa DN được đánh giá là một trong hai nhân tố có tác động lớn nhất đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực du lịch của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, DN cần bố trí công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng của nhân viên, qua đó giúp nhân viên phát huy năng lực, sở trường và tăng sự hài lòng trong nghề nghiệp.

DN cần hoàn thiện các kênh giao tiếp, truyền thông trong nhóm, trong DN, quy định thời gian, quy trình báo cáo và hội họp. Giám đốc DN, trưởng các bộ phận cần là tấm gương về sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tin tưởng người khác trong quá trình làm việc; đảm bảo trao đổi thông tin thông suốt, mọi thông tin đưa ra đều được các thành viên hiểu, xác nhận, phản hồi và thực hiện. Như vậy, sẽ khuyến khích được người lao động chia sẻ sáng kiến và đóng góp ý kiến vào việc vận hành DN.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch:

Các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Bình cần hoàn thiện các chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích phát triển nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hình thành quỹ phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, chính quyền tỉnh Quảng Bình cần hỗ trợ về kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, chính quyềncần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các tổ chức quốc tế trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừabằng các hình thức đa dạng.

Tỉnh Quảng Bình cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về quan hệ lao động.

Bộ Luật lao động cũng cần có những quy định bảo vệ quyền lợi của các chủ DN, có những chế tài cần thiết để xử lý các vi phạm của người lao động tự ý bỏ việc hoặc thôi việc; tạo điều kiện để đại diện lao động và chủ sử dụng lao động tham

Trường Đại học Kinh tế Huế

gia xây dựng chính sách về lao động và phát triển thị trường lao động.