• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng về công tác quản lý đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

2.2.1. Thực trạng về công tác quản lý đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp

Theo thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, trong các doanh nghiệp nhỏ và vừacả tỉnh có khoảng 500 người tham gia đào tạo mới về du lịch, trong đó có 200giáo viên, giảng viên (cả cơ hữu và thỉnh giảng), 258 đào tạo viên du lịch và 54 nhân lực du lịchquản lý, phục vụ đào tạo cáccấp. Trong số đó có 2 Giáo sư, 1 Phó Giáo sư, 1 Tiến sỹ khoa học, 6 Tiến sỹ, 20 Thạc sỹ và 5 chuyên gia, nghệ nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, mới chỉ đáp ứng được xấp xỉ 60% nhu cầu về số lượng và còn khoảng cách xa về trìnhđộ chất lượng nguồn nhân lực du lịch so với yêu cầu của ngành, của doanh nghiệp và xã hội, tiềm năng vốn có của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.

Trình độ cán bộ đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2015 – 2017 được thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3. Trình độ cán bộ đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

Trên đại học 15 3,0 19 3,8 22 4,5

Đại học 404 82,1 416 84,6 430 87,0

Cao đẳng 48 9,8 37 7,5 24 4,8

Trung cấp 25 5,1 20 4,1 18 3,7

Tổng 492 100 492 100 494 100

(Nguồn: UBND Tỉnh Quảng Bình) Đào tạo chuyên ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng đã được triển khai từ thập niên 60, đến những năm sau thập niên 90, số lượng các cơ sở đào tạo du lịch đã tăng nhanh từ các trung tâm dạy nghề đến các cơ sở đào tạo (trung cấp đến đại học). Hiện nay, cả tỉnh có khoảng 15 cơ sở tham gia đào tạo chuyên ngành du lịch ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và đào tạo ngắn hạn, gồm: 2 trường đại học; 3trường cao đẳng (trong đó có 1 trường cao đẳng nghề); 3 trường trung cấp (trong đó có 1 trường trung cấp nghề); 02 công ty đào tạo và 2 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Trường trực thuộc doanh nghiệp là Trường Trung cấp Du lịch-Khách sạn Saigontourist của Tổng Công ty Du lịch Saigontourist chi nhánh Quảng Bình. Các quy định về mã ngành/nghề đào tạo đã được ban hành với 4 chương trình ở bậc đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 6 nghề bậc cao đẳng và trung cấp nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đào tạo sau đại học lĩnh vực du lịch và liên quan được triển khai từ sau năm 2000, hiện nay cũng được triển khai ở đại học Quảng Bình. Tuy nhiên, do trong thực tế, mã ngành du lịch đang chỉ dừng lại ở bậc cao đẳng và đại học như đã nêu trên, bậc sau đại học có 2 ngành chủ yếu gồm: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm), Quản lý kinh tế (Chuyên ngành Kinh tế du lịch), đồng thời, bậc đào tạo sau đại học lĩnh vực du lịch được đào tạo lồng ghép với nhiều ngành khác nhau như:

Kinh doanh Thương mại, Kinh tế thương mại, Quản trị kinh doanh, Quản lý văn hóa, Địa lý (Địa lý du lịch)… Mới đây cơ sở đào tạo đã mở mã ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đào tạo trình độ thạc sĩ. Đồng thời, các chương trình đào tạo sơ cấp nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cũng được triển khai.

Bậc đào tạo tiến sĩ liên quan đến ngành du lịch được trường đại học Quảng Bình triển khai nhưng được lồng ghép trong các ngành khác như: Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch), Kinh tế thương mại, Địa lý (Địa lý du lịch) hoặc các ngành khác như Việt Nam học, Quản lý văn hóa. Ngoài ra, các Viện nghiên cứu cũng có đào tạo bậc tiến sĩ các ngành Kinh tế, Thương mại, Tài chính… trong đó có các đề tài luận văn, luận ánnghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực du lịch.

Năm 2014, theo Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BGDĐT ngày 8 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quảng Bình đã có ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cấp IV đào tạo bậc Thạc sĩ với mã số 60340103 thuộc Ngành Kinh doanh mã số 603401. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có số ít học viên được hoạt động đào tạo ngành nàyở bậc thạc sĩ vì mới được ban hành và còn thiếu các điều kiện về mở ngành, trong đó có đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ đúng chuyên ngành.

Hiện nay, nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và cơ cấu. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã dần được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn Ngành. Tuy nhiên, vẫn còn có những bất cập trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Cụ thể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

– Phân bố mạng lưới các cơ sở đào tạo chưa hợp lý, đã có hiện tượng phát triển nóng của hệ thống các cơ sở đào tạo trong khi chưa hội đủ các điều kiện cần thiết choviệc học tập và giảng dạy các chuyên ngành du lịch một cách chuẩn mực.

– Quy mô đào tạo tăng mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế do còn bất cập trong cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu ngoại ngữ, cơ cấu số lượng nhân lực khu vực, vùng miền, đầu vào còn hạn chế… Còn có khoảng cách lớn về đào tạo nhân lực, chất lượng nhân lực các khu vực vùng miền trên toàn tỉnh, chất lượng đầu ra còn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

– Hệ thống chương trình, giáo trình đã phát triển nhưng chưa thật sự phù hợp, kết cấu chương trình đào tạo còn có những bất cập, tập trung nhiều về lý thuyết, thời gian dành cho thực hành kỹ năng đối với khối đào tạo nghiệp vụ chưa hợp lý.

– Chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên chưa cao, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

–Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp và giữa các chủ thể chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ. Sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nhà trường trong tổ chức quản lý, tổ chức đào tạo chưa thật sự phù hợp, còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ.

–Các chính sách và hành lang pháp lý cho tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa thật sự phù hợp, do các luật và các văn bản dưới luật chưa hoàn thiện, thiếu khung, chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ được thống nhất trên cơ sở hài hòa với chuẩn khu vực và thế giới…

Đối với đội ngủ giảng dạy đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Quảng Bình đang ngày càng cải thiện và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn về các lĩnh vực du lịch tại các cơ sở đào tạo; nội dung đào tạo chưa thống nhất ở các bậc trong ngành du lịchcủa tỉnh; cơ sở thực tập, thực hành còn hạn chế; sự thiếu hiệu quả trong liên kết đào tạo nhân lực du lịch... đãảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Mặt khác, số lượng các cơ sở đào tạo về du lịch còn thiếu kinh nghiệm, hầu hết đềuphải thông qua liên kết đào tạo bằng cách gửi đào tạo tại các cơ sở đào tạo tại các địa phương khác hoặc mời giáo viên từ các cơ sở này đến giảng dạy, tuy

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiên việc phối hợp đào tạo này vẫn còn hạn chế, vì vậy đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động nghiệpvụ để phục vụ trong du lịchtrong tỉnh vàảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại cácdoanh nghiệp nhỏ và vừatỉnh Quảng Bình.

Hệ thống giáo dục còn chồng chéo :

Hiện nay, đào tạo du lịch tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng với hệ thống quản lý các cơ sở đào tạo đang bị phân hóa, chồng chéo và khác biệt.

Khối cơ sở đào tạo giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp về chuyên môn; khối cơ sở đào tạo nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Trong khi đó, các quy chế về tuyển sinh, đào tạo, kiểm định, tiêu chuẩn giáo viên… lại do hai Bộ làm riêng; một bên đào tạo theo tín chỉ, một bên đào tạo theo môn học. Điều này dẫn đến sự khác biệt về năng lực của người học ở đầu ra. Chương trình, hệ thống đào tạo cũng không thống nhất giữa các trường dẫn đến tình trạng không công nhận nhau.

Sinh viên tốt nghiệp bậc trung cấp, cao đẳng ở trường này muốn liên thông bậc đại học ở trường khác phải học bổ sung nhiều học phần gây mất thời gian, tốn kém.

Còn việc học liên thông từ các trường nghề lên hệ thống các trường cao đẳng, đại học lại gặp nhiều khó khăn, những người tốt nghiệp trường nghề khi đi làm được đánh giá cao về năng lực quản lý, điều hành cũng gặp trở ngại trong việc đề bạt vì thiếu bằng cấp. Bên cạnh đó, sự phát triển ồ ạt của các cơ sở đào tạo về du lịch trong khi thiếu giáo viên chuyên ngành, hệ thống cơ sở đào tạo đã dẫn đến việc phải hợp thức hóa tên gọi các chuyên ngành theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, một số trường khối xã hội nhân văn thì lấy tên: Du lịch học, Việt Nam học…;

các trường khối kinh tế, kỹ thuật lại lấy tên: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn… Hệ quả của tình trạng này là tên bằng tốt nghiệp cũng khác nhau, gây lúng túng cho các nhà tuyển dụng.

Để khắc phục tình trạng trên, phải nhanh chóng thống nhất hoạt động đào tạo du lịch về một đầu mối quản lý nhà nước. Để đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, trên cơ sở đổi mới tư duy về đào tạo, cần lựa chọn mô hìnhđào tạo phù hợp, phát huy được tính tự chủ của các cơ sở trong tuyển sinh đầu vào; bảo đảm được tính liên thông giữa các bậc đào tạo, trong đó chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa

Trường Đại học Kinh tế Huế

lý thuyết và thực hành, đặc biệt là thực hành về kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, chương trìnhđào tạo phải được thiết kế với quy chuẩn chung để áp dụng ở các cơ sở đào tạo dựa trên việc thống nhất bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch.

Việc phát triển đội ngũ giảng viên có năng lực cũng là yêu cầu cấp bách. Hiện nay, giảng viên đào tạo nhân lực du lịch tại Quảng Bình chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, một số ít từ các doanh nghiệp du lịch, nhìn chung còn thiếu thực tế nghề nghiệp. Cộng thêm trình độ ngoại ngữ không cao, chưa thể tự nghiên cứu tài liệu nước ngoài; dẫn đến năng lực du lịch, nghiên cứu, tư vấn phát triển du lịch của sinh viên cũng hạn chế theo.

Thời gian qua, dù nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Bình, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sự phát triển về quy mô, chất lượng nhưng vẫn thiếu lực lượng lao động chất lượng cao, nhất là ở các vị trí quản lý. Còn thiếu những người có khả năng điều hành doanh nghiệp, có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, hầu hết chức danh giám đốc các doanh nghiệp có uy tín hiện nay đều do người nước ngoài đảm nhiệm.

Thực trạng nêu trên, theo các chuyên gia du lịch, nguyên nhân là do nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêngđang thiếu hụt hệ thống đào tạo trong lĩnh vực du lịch. Một số chuyên gia cho rằng, với đặc trưng du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, lại được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình, việc phải thành lập trường đại học chuyên đào tạo chuyên ngành về du lịch là cần thiết. Một trung tâm lớn về di sản du lịch như Quảng Bình cần có trường đại học du lịch, mời các chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài rà soát chương trình giảng dạy, xây dựng giáo trình phù hợp.

Điều này sẽ tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo.

Rõ ràng, nhân lực du lịch là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của toàn ngành. Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Quảng Bình nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừanói riêng, nhất là nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không những cần nỗ lực từ các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch, mà còn cần sự quyết tâm của người học, sự tạo điều kiện của cơ quan quản lý nhà nước và sự quan tâm của toàn xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2. Thực trạng về chương trình đào tạo nguồn nhân lực của các doanh