• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát các nghiên cứu liên quan “Sự hài lòng công việc của nhân viên”

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC

1.2. Thực tiễn nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc của nhân viên

1.2.1. Khái quát các nghiên cứu liên quan “Sự hài lòng công việc của nhân viên”

1.2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Thang đo mô tả công việc JDI (Jod Descriptive Index) do Smith et al thiết lập năm 1969 là một trong những thang đo có giá trị và độ tin cậy được đánh giá cao trong lý thuyết lẫn thực tiễn. Nó đã được sử dụng hơn 1000 nghiên cứu ở các tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, 5 khía cạnh của thang đo JDI là (1) Bản chất công việc, (2) Cơ hội đào tạo thăng tiến, (3) Lãnh đạo, (4) Đồng nghiệp, (5) Tiền lương. Sau này, Crossman và Rasem (2003) đã bổ sung thêm hai thành phần nữa, đó là Phúc lợi và Môi trường làm việc.

Mô hình JSS (Job Satisfaction Survey) của Spector (1997) được xây dựng để áp dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, gồm chín yếu tố hài lòng là: (1) Lương, (2) Cơ hội thăng tiến, (3) Điều kiện làm việc, (4) Sự giám sát, (5) Đồng nghiệp, (6) Yêu thích công việc, (7) Giao tiếp, (8) Phần thưởng bất ngờ, (9) Phúc lợi.

Với nghiên cứu của mình thì Schemerhon (1993) đã đưa ra tám yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên bao gồm: (1) Vị trí công việc, (2) Sự giám sát của cấp trên, (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (4) Nội dung công việc, (5) Sự đãi ngộ, (6) Thăng tiến, (7) Điều kiện vật chất của môi trường làm việc, (8) Cơ cấu tổ chức.

Các nhà nghiên cứu Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường đại học Cornell đã xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDI) để đánh giá mức độ hài lòng công việc của một người thông qua các nhân tố là (1) Bản chất công việc, (2) Tiền lương, (3) Thăng tiến, (4) Đồng nghiệp và (5) Sự giám sát của cấp trên. Còn các nhà

Đại học kinh tế Huế

các tiêu chí đo lường sự hài lòng trong công việc thông qua bảng câu hỏi hài lòng Minnesota (MSQ) trong đó có các câu hỏi về khả năng sử dụng năng lực bản thân, thành tựu, tiến bộ, thẩm quyền, chính sách đãi ngộ, đồng nghiệp, sáng tạo, sự độc lập, giá trị đạo đức, sự thừa nhận, địa vị xã hội, điều kiện làm việc.

1.2.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Trần Kim Dung cho rằng sự hài lòng công việc phụ thuộc vào các yếu tố là: (1) Bản chất công việc, (2) Đào tạo – Thăng tiến, (3) Lãnh đạo, (4) Đồng nghiệp, (5) Lương và thưởng, (6) Điều kiện làm việc.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cho rằng sự hài lòng của nhân viên phụ thuộc vào các yếu tố: (1) Công việc, (2) Đào tạo thăng tiến, (3) Lãnh đạo, (4) Đồng nghiệp, (5) Tiền lương, (6) Phúc lợi, (7) Điều kiện làm việc.

Nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý cho rằng sự hài lòng về công việc của nhân viên phụ thuộc vào các yếu tố: (1) Tính chất và áp lực công việc, (2) Thu nhập và chế độ đãi ngộ, (3) Quan hệ và đối xử, (4) Triển vọng phát triển của ngân hàng và năng lực lãnh đạo, (5) Điều kiện làm việc, (6) Cơ hội đào tạo và thăng tiến.

Nghiên cứu của TS Hà Nam Khách Giao và TH.S Võ Thị Mai Phương cho rằng sự hài lòng công việc của nhân viên phụ thuộc vào các yếu tố: (1) Tiền lương, (2) Mối quan hệ với cấp trên, (3) Đặc điểm công việc, (4) Điều kiện làm việc, (5) Phúc lợi.

Mô hình nghiên cứu

Với mục tiêu khảo sát sự hài lòng về công việc của nhân viên làm việc tại công ty xăng dầu Huế dưới sự tác động của các nhân tố, đề tài thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu đối với đối tượng nghiên cứu là nhân viên làm việc toàn thời gian tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, dữ liệu trong nghiên cứu này được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình.

Nghiên cứu được thực hiện trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Đại học kinh tế Huế

Mô hình nghiên cứu

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu ban đầu

(Nguồn: Nghiên cứu của TS.Trần Kim Dung (2005) – Đo lường mức độ hài lòng công việc trong điều kiện của Việt Nam).

Với mô hình nghiên cứu được xây dựng như trên, các giả thuyết nghiên cứu của mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

- Giả thuyết 1 - H1: Nhân tố Lương và thưởngcó ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên xăng dầu tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

- Giả thuyết 2 - H2: Nhân tố Đào tạoThăng tiến có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên xăng dầu tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

- Giả thuyết 3 - H3: Nhân tố Lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên xăng dầu tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

Sự hài lòng trong

công việc Lươngvà thưởng

Đào tạo – Thăng tiến

Lãnh đạo

Đồng nghiệp

Bản chất công việc

Điều kiện làm việc

Đại học kinh tế Huế

- Giả thuyết 4 - H4: Nhân tố Đồng nghiệpcó ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên xăng dầu tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

- Giả thuyết 5 - H5: Nhân tốBản chất công việccó ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

- Giả thuyết 6 - H6: Nhân tố Điều kiện làm việccó ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

Thiết kế thang đo nghiên cứu

Bảng câu hỏi được chia làm hai phần. Bao gồm phần thứ nhất là nội dung thông tin khảo sát, phần thứ hai là thông tin cá nhân.

+ Phần thứ nhất: Với 24 câu hỏi để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. Với 24 câu hỏi được chia thành 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Huế đó là: (1) Về Lương và thưởng được đo lường bằng 4 biến quan sát, (2) Về Đào tạo – Thăng tiến cũng được đo lường bằng 4 biến quan sát, (3) Về Lãnh đạo được đo lường bằng 4 biến quan sát, (4) Về Đồng nghiệp được đo lường bằng 4 biến quan sát, (5) Về Bản chất công việc được đo lường bằng 4 biến quan sát, (6) Về Điều kiện làm việc được đo lường bằng 4 biến quan sát. Cả 24 câu hỏi này đều được thiết kế theo thang đo likert 5 mức độ từ 1: Rất không đồng ý đến 5: Rất đồng ý.

+ Phần thứ hai: Là những câu hỏi về thông tin cá nhân như độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí công tác, số năm công tác, thu nhập trung bình... những câu hỏi này được dùng để mô tả mẫu điều tra và sử dụng trong một số kiểm định. Các câu hỏi này được thiết kế theo thang đo định danh hoặc thứ bậc.

1.2.2. Thiết kế và mã hóa thang đo a. Thiết kế thang đo

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm, với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau: Với 1 là rất không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý và 5 là rất đồng ý.

Đại học kinh tế Huế

Sáu thành phần trong chỉ số mô tả công việc JDI được kí hiệu như sau:

- Thành phần Bản chất công việc (4 biến) kí hiệu từ CV1 đến CV4

- Thành phần Đào tạo – Thăng tiến (4 biến) kí hiệu từ DTTT1 đến DTTT4 - Thành phần Lãnh đạo (4 biến) kí hiệu từ LD1 đến LD4

- Thành phần Đồng nghiệp (4 biến): kí hiệu từ DN1 đến DN4 - Thành phần Lương và thưởng (4 biến) kí hiệu từ LT1 đến LT4 - Thành phần Điều kiện làm việc (4 biến) kí hiệu từ DK1 đến DK4 Cụ thể nội dung các thang đo được trình bày ở bảng dưới đây

STT Các thang đo Mã hóa

LƯƠNG VÀ THƯỞNG (LT)

1 Anh/chị được trả lương cao LT1

2 Với mức lương đó, Anh/chị có thể chi trả cho cuộc sống của mình LT2 3 Tiền lương, thưởng tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị LT3

4 Tiền lương được trả công bằng. LT4

ĐÀO TẠO – THĂNG TIẾN (DTTT)

1 Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến DTTT1

2 Chính sách thăng tiến của công ty được thực hiện rõ ràng, công bằng DTTT2 3 Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội phát triển cá nhân DTTT3 4 Anh/chị được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp DTTT4

LÃNH ĐẠO (LD)

1 Cấp trên hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của

anh/chị LD1

2 Anh/chị nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên LD2 3 Lãnh đạo là người có năng lực, tác phong, lịch sự LD3 4 Nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt LD4

ĐỒNG NGHIỆP (DN)

1 Đồng nghiệp của anh/chị thoải mái và hòa đồng DN1

Đại học kinh tế Huế

STT Các thang đo Mã hóa 2 Anh/chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt DN2 3 Những người mà anh/chị làm việc rất thân thiện DN3 4 Đồng nghiệp thường chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc DN4

BẢN CHẤT CÔNG VIỆC (CV)

1 Công việc cho phép các anh/chị thực hiện tốt năng lực cá nhân CV1

2 Anh/chị cảm thấy công việc hấp dẫn và thú vị CV2

3 Công việc có nhiều thách thức CV3

4 Có thể thấy rõ kết quả hoàn thành công việc CV4

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC (DK)

1 Anh/chị không bị áp lực với công việc quá cao DK1 2 Anh/chị được làm việc trong môi trường rất vệ sinh, sạch sẽ DK2

3 Anh/chị không phải lo lắng mất việc làm DK3

4 Công ty bảo đảm tốt các điều kiện an toàn DK4

SỰ HÀI LÒNG (HL)

1 Nhìn chung, anh/chị cảm thấy rất hài lòng khi làm việc tại đây HL1 2 Anh/chị vui mừng sẽ gắn bó lâu dài cùng công ty HL2 3 Anh/chị sẽ giới thiệu nơi Anh/chị đang làm việc cho bạn bè nếu

họ đang tìm kiếm công việc HL3

4 Anh/chị vui mừng chọn công ty để làm việc HL4

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY

XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ