• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC

2.2. Đánh giá mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu

2.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion): Phân tích EFA nhân tố sự hài lòng (HL) cho kết quả cho giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 (3,067>1).

- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Tổng phương sai trích là 76,674% > 50%. Do đó phân tích nhân tố này là phù hợp.

Nhóm nhân tố sự hài lòng (HL) có giá trị Eigenvalue bằng 3,067 > 1, nhân tố này liên quan đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại công ty, mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty.

Nhân tố này diễn giải qua các tiêu chí sau:

 Nhìn chung, anh/chị cảm thấy rất hài lòng khi làm việc tại đây.

 Anh/chị vui mừng sẽ gắn bó lâu dài cùng công ty.

 Anh/chị sẽ giới thiệu nơi Anh/chị đang làm việc cho bạn bè nếu họ đang tìm kiếm công việc.

 Anh/chị vui mừng chọn công ty để làm việc.

Nhân tố sự hài lòng giải thích được 76,674% phương sai. Trong các biến quan sát thì “Anh/ chị vui mừng chọn công ty làm việc” là yếu tố tác động lớn nhất với hệ số tải là 0,934.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích ra được một nhân tố, nhân tố này được tạo ra từ các biến quan sát nhằm rút ra kết luận về sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. Do đó đặt tên nhân tố này làSự hài lòng (HL).

2.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Bảng 2.12: Hệ số tương quan Pearson Lãnh đạo

– Đồng nghiệp

Đào tạo – Thăng

tiến

Lương và thưởng

Bản chất công việc

Điều kiện làm việc

Sự hài lòng trong

công việc

Tương quan

Pearson 0,800 0,668 0,636 0,661 0,725

Sig. (2-phía) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS, phụ lục 4-1)

Có thể thấy biến phụ thuộc và các biến độc lập có mối tương quan với nhau, với giá trị Sig bé hơn mức ý nghĩa 0,05 cho thấy sự tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê.

2.2.3.1. Ước lượng mô hình đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá và kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích hồi quy được tiến hành để xác định mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên công ty xăng dầu tại Huế. Mô hình hồi quy áp dụng là mô hình hồi quy đa biến (mô hình hồi quy bội). Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “Sự hài lòng trong công việc”(Y), các biến độc lập là các nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA gồm: Lãnh đạo – Đồng nghiệp (LDDN), Đào tạo – Thăng tiến(DTTT), Lương và thưởng (LT), Bản chất công việc(CV), Điều kiện làm việc (DK). Mô hình hồi quy như sau:

Đại học kinh tế Huế

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh Y = β0 + β1LDDN+ β2DTTT + β3LT+ β4CV+ β5DK

 Các giả thuyết:

H0: Các nhân tố ảnh hưởng không ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

H1: Nhân tố “LDDN” có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

H2: Nhân tố “DTTT” có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

H3: Nhân tố “LT” có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

H4: Nhân tố “CV” có ảnh hưởng sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

H5: Nhân tố “DK” có ảnh hưởng sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.

Sự hài lòng trong công

việc

Điều kiện làm việc Bản chất công việc Lương và thưởng Đào tạoThăng tiến Lãnh đạoĐồng nghiệp

Đại học kinh tế Huế

2.2.3.2. Đánh giá độ phù hợp mô hình

Bảng 2.13: Tóm tắt mô hình Mô hình R R bình

phương

R bình phương hiệu chỉnh

Ước lượng độ lệch chuẩn

Durbin – Watson

5 0,894a 0,799 0,793 0,240 2,237

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS, phụ lục 4-2) Độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua giá trị R2 hiệu chỉnh. Kết quả ở bảng trên cho thấy, mô hình 5 biến độc lập có giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,793. Như vậy độ phù hợp của mô hình là 79,3%. Hay nói cách khác 79,3% biến thiên của biến

“Sự hài lòng trong công việc” được giải thích bởi 5 biến quan sát trên, còn lại là do tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định độ phù hợp mô hình

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa bội ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị Sig rất nhỏ (= 0,000) cho phép bác bỏ giả thiết H0 với độ tin cậy 95%. Vậy mô hình hồi quy được xem là phù hợp so với tổng thể.

Bảng 2.14: Kiểm định độ phù hợp mô hình Mô hình Tổng bình

phương Df Trung bình

bình phương F Sig.

5 Hồi quy 33,133 5 6.627 114.835 0,000f

Số dư 8,309 144 0,058

Tổng 41,442 149

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS, phụ lục 4-3) Kiểm định Durin - Watson

Giá trị Durbin - Watson là 2,237 nằm trong khoảng (1,6; 2,6) cho thấy mô hình không có tự tương quan với nhau.

Đại học kinh tế Huế

Kiểm tra đa cộng tuyến

Bảng 2.15: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình Đo lường đa cộng tuyến

Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

Lãnh đạo – Đồng nghiệp 0,376 2,659

Đào tạo – Thăng tiến 0,687 1,455

Lương và thưởng 0,647 1,546

Bản chất công việc 0,485 2,061

Điều kiện làm việc 0,398 2,513

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS, phụ lục 4-5) Mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến vì không có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10.

2.2.3.3. Mô hình hồi quy

Tiến hành chạy hồi quy, mô hình hồi quy có kết quả như sau Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy

chuẩn hoá T Sig.

B Độ lệch chuẩn Beta

5 (Hằng số) -0,297 0,180 -1,650 0,101

Lãnh đạo – Đồng nghiệp 0,178 0,043 0,190 4,087 0,000

Đào tạo – Thăng tiến 0,249 0,038 0,296 6,568 0,000

Lương và thưởng 0,364 0,059 0,378 6,213 0,000

Bản chất công việc 0,156 0,061 0,138 2,569 0,011

Điều kiện làm việc 0,136 0,066 0,121 2,051 0,042

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS, phụ lục 4-4)

Đại học kinh tế Huế

Từ bảng kết quả trên cho ta thấy: giá trị Sig của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, có thể nói rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên xăng dầu tại Huế. Do các hệ số hồi quy đều mang dấu dương nên tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến công tác tín dụng.

Phương trình hồi quy tổng quát của mô hình được viết lại như sau:

Y = β0+ 0,190LDDN+ 0,296DTTT + 0,378LT+ 0,138CV+ 0,121DK

Từ mô hình hổi quy cho thấy, bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 5 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với sự hài lòng trong công việc của nhân viên xăng dầu.

Khi “Lãnh đạo – Đồng nghiệp” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho “Sự hài lòng trong công việc” cũng biến động cùng chiều 0,190 đơn vị.

Đối với “Đào tạo – Thăng tiến” thay đổi 1 đơn vị thì “Sự hài lòng trong công việc” của nhân viên xăng dầu cũng thay đổi cùng chiều 0,296 đơn vị.

Đối với “Lương và thưởng” thay đổi 1 đơn vị thì “Sự hài lòng trong công việc”

của nhân viên xăng dầu cũng thay đổi cùng chiều 0,378 đơn vị.

Đối với “Bản chất công việc” thay đổi 1 đơn vị thì “Sự hài lòng trong công việc” của nhân viên xăng dầu cũng thay đổi cùng chiều 0,138 đơn vị.

Đối với “Điều kiện làm việc” thay đổi 1 đơn vị thì “Sự hài lòng trong công việc” của nhân viên xăng dầu cũng thay đổi cùng chiều 0,121 đơn vị.

Thông qua các hệ số hồi quy chuẩn hoá, ta biết được mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng lên biến phụ thuộc. Cụ thể biến “Lương và thưởng” có hệ số hồi quy chuẩn hóa cao nhất (β = 0,378), tức là biến này ảnh hưởng nhiều nhất đến “Sự hài lòng trong công việc” trong tất cả các biến. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tiếp theo sau đó lần lượt là “Đào tạo – Thăng tiến”, “Lãnh đạo – Đồng nghiệp” và “Bản chất công việc”. Cuối cùng, nhân tố “Điều kiện làm việc” có tác

Đại học kinh tế Huế

động yếu nhất sự hài lòng của nhân viên xăng dầu với hệ số hồi quy chuẩn hóa chỉ đạt 0,121.

2.2.4. Đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng