• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC

2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1.2. Các nguồn lực của công ty

của Công ty gas Petrolimex và Công ty dầu mỡ nhờn PLC, thiết kế các phương án marketing – mix cho các sản phẩm trên.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố về vốn, vật chất, tài chính, kỹ thuật... thì yếu tố lao động cũng là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự hình thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng hợp lý lao động để phát huy tốt năng lực của mỗi lao động là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Với quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế đã không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý lao động cũng như nâng cao lực lượng lao động cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tổng số lao động của công ty năm 2016 là 235 người, tăng lên 9 người so với năm 2015 là 226 người, còn năm 2017 là 247 người, tăng 12 người so với năm 2016 là 235 người. Ta nhìn thấy có sự thay đổi về số lao động qua bảng 2.2 dưới đây.

Xét theo tính chất, ta thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, cụ thể năm 2015 là 80,97%; năm 2016 là 79,57%; năm 2017 là 78,95%;

còn lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2015 là 19,03%; năm 2016 là 20,43%; năm 2017 là 21,05%. Sự bố trí lao động như trên là tất yếu do đặc thù kinh doanh của công ty chủ yếu là mua bán xăng dầu. Số lao động gián tiếp này bao gồm những cán bộ, nhân viên điều hành kinh doanh tại công ty, kể cả các cửa hàng trưởng của các cửa hàng xăng dầu, cửa hàng chuyên doanh. Lao động trực tiếp được tính là các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng trực thuộc công ty và nhân viên tại kho gas, chịu trách nhiệm vận chuyển, bốc dỡ, bơm xăng và giao gas... Năm 2016/2015 số lao động trực tiếp tăng lên 4 người, tương ứng 2,19%; còn năm 2017/2016 số lao động trực tiếp tăng 8 người, tương ứng 4,28%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động gián tiếp tăng từ 43 người trong năm 2015 lên thành 48 người trong năm 2016 và trong năm 2017 thì tăng lên 52 người...

Xét theo giới tính, lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nữ trong tổng số lao động của công ty. Lao động nam chiếm 75,66% năm 2015, năm 2016 chiếm 71,17% và 77,33% năm 2017; trong khi lao động nữ năm 2015:

24,34%; năm 2016: 28,83% và năm 2017: 22,67%. Các loại xăng dầu là loại hàng

Đại học kinh tế Huế

hóa có tính chất độc hại nên nó phù hợp với lao động nam hơn lao động nữ. Do đó, phần lớn lao động nữ của công ty đều tập trung ở bộ phận lao động gián tiếp, chịu trách nhiệm điều hành tại công ty.

Xét theo trình độ chuyên môn, ta thấy số lượng cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số lao động, đa số là lao động có trình độ trung cấp. Tuy nhiên qua ba năm 2015, 2016, 2017, số lao động có trình độ trung cấp có xu hướng giảm, thay vào đó là sự gia tăng của lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Năm 2016 so với năm 2015 có trung cấp tăng với tỷ lệ 4,21%; còn năm 2017 so với năm 2016 thì tỷ lệ này tăng 10,11%; lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng 3,33% và 4,23% lượng lao động của công ty ngày càng được nâng cao, đây sẽ là lực lượng nòng cốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.

Từ số liệu đã được điều tra, qua quá trình phân tích, chọn lọc một cách có hiệu quả, ta thấy rằng tổng số lao động của công ty năm 2016 có xu hướng tăng nhanh.

Điều này mang tính tất yếu đối với quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Đồng thời, ta cũng thấy rằng số lượng lao động nam tăng nhanh hơn số lượng lao động nữ vì ngoài các công việc trực tiếp nhẹ nhàng, kế toán sổ sách... thì còn có các công việc nặng nhọc đòi hỏi sức lao động mạnh của nam như vận chuyển, lắp đặt gas... Tóm lại, cơ cấu công ty đã ổn định, khá phù hợp với nhu cầu công việc, quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, với quy mô ngày một phát triển và mở rộng thì công ty nên tuyển dụng thêm nhân viên mới có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao để phục vụ đáp ứng nhu cầu, mục đích công việc tạo hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.

2.1.3.2. Tình hình nguồn vốn của công ty

Tài sản và vốn là yếu tố quan trọng thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải có chính sách tích lũy cũng như việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

1.Phân theo đặc điểm kinh doanh

-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 53793,8 81,67 52049,7 82,61 57280,9 83,91 -1744,1 -3,24 5231,2 10,05 -Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 12071,3 18,33 10960,5 17,39 10987,5 16,09 -1110,8 -9,21 27 0,25 Tổng tài sản 65865,1 100,00 63010,2 100,00 68268,4 100,00 -2854,9 -4,33 5258,2 8,34 2.Phân theo nguồn hình thành vốn

-Nợ phải trả 49578,5 76,46 49460,7 78,66 52897,8 78,56 -117,8 -0,24 3437,1 6,95

-Nguồn vốn chủ sở hữu 15264,3 23,54 13418,9 21,34 14440,7 21,44 -1845,4 -12,1 1021,8 7,61 Tổng nguồn vốn 64842,8 100,00 62879,6 100,00 67338,5 100,00 -1963,2 -3,03 4459,2 7,09 (Nguồn: số liệu từ công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế)

Đại học kinh tế Huế

Vốn kinh doanh của công ty năm 2016 so với năm 2015 có phần sụt giảm trên tất cả các các mặt, nhưng năm 2017 thì có sự tăng trở lại.

* Về mặt Tài sản:

Nếu tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản vào năm 2015 chiếm 81,67% thì sang năm 2016 tỷ trọng này chiếm khoảng 82,61%, tức là giảm xuống còn 57049,7 triệu đồng (giảm 1744,1 triệu đồng, tương đương với 3,24%); sang năm 2017 tỷ trọng này chiếm khoảng 83,91% tức là tăng lên đến 57280,9 triệu đồng so với năm 2016 (tăng 5231,2 triệu đồng, tương đương với 10,05%). Bên cạnh đó, tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong năm 2015 cũng giảm so với năm 2016 và 2017 lại có sự tăng lên chút ít so với năm 2016. Trong năm 2015, giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 12071,3 triệu đồng chiếm 18,33%

trong tổng tài sản của công ty; sang đến năm 2016 giảm xuống còn 10960,5 triệu đồng, tức là giảm 1110,8 triệu đồng (hay 9,21%); đến năm 2017 tăng lên 10987,5 triệu đồng, tức là tăng 27 triệu đồng (hay tăng 0,25%) so với 2016. Những sự thay đổi trên đã tạo nên sự giảm xuống và tăng lên về tổng giá trị tài sản: trong năm 2015 là 65865,1 triệu đồng giảm xuống 63010,2 triệu đồng vào cuối năm 2016 và tăng lên 68268,4 triệu đồng vào cuối năm 2017, tức là tăng 8,34% so với năm 2016 mà nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do sự giảm về giá trị tài sản cố định.

*Theo nguồn hình thành vốn:

Giá trị tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2016 đạt 62879,6 triệu đồng, giảm 1963,2 triệu đồng, tức là giảm 3,03% so với năm 2015. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2016 giảm 12,1% so với năm 2015, tức là giảm từ 15.264,3 vào năm 2014 xuống còn 13.418,9 triệu đồng vào cuối năm 2015 (giảm 1.845,4 triệu đồng). Bên cạnh đó, phần nợ phải trả tuy có giảm so với năm 2015, nhưng nhìn chung sự thay đổi này không lớn nhưng cũng góp phần nhỏ tạo nên sự sụt giảm giá trị tổng nguồn vốn vào cuối năm 2016. Các khoản nợ phải trả giảm từ 49.578,5 triệu đồng (năm 2015) xuống 49.460,7 triệu đồng (năm 2016), tức là giảm 0,24%. Năm 2017 có sự tăng trở lại do công ty tiến hành đầu tư trở lại.

Đại học kinh tế Huế

2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Thừa Thiên

Huế

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh % 2016/2015 2017/2016 1.Tổng doanh thu 1.727.752 1.977.826 2.118.385 14,47395 6,03451 Doanh thu thuần 1.727.438 1.977.505 2.118.096 14,47618 7,10951 Doanh thu từ hoạt

động tài chính khác

284 321 289 13.16726 -10,3774

2.Tổng chi phí 1.749.406 1.974.174 2.122.868 9,10504 7,53196 Giá vốn hàng bán 1.708.749 1.909.745 2.041.356 9,20635 6,89154 Chi phí tài chính 2.957 -1.675 5.949 -156,2647 -455,164

Chi phí bán hàng 57.204 65.048 68.246 13,7123 4,91637

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí khác 495 1.056 7.317 113,3333 592,8977

3.Lợi nhuận -21654 3652 4483 116,8652 22,7547

(Nguồn: số liệu từ công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu ta thấy rằng lợi nhuận của công ty có sự biến động tăng giảm qua các năm một các rõ rệt:

- Năm 2015: Trong năm này không chỉ riêng công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế mà cả tổng công ty xăng dầu Việt Nam cũng gặp khủng hoảng và bị thua lỗ nặng nề. Lợi nhuận công ty vào năm nay không hề tăng, ngược lại còn mang giá trị

Đại học kinh tế Huế

âm. Theo KTNN, Petrolimex (năm 2015) bị thua lỗ chủ yếu là do sự chênh lệch tỉ giá, chịu sự điều tiết, quản lý của nhà nước trong giá bán xăng dầu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giá của các yếu tố đầu vào tăng trong khi giá bán không tăng tương ứng. Ngoài việc không thu được lợi nhuận, công ty còn phải chi tiền rất nhiều ra cho việc đầu tư trang thiết bị, công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí sắp xếp công việc, quản lý doanh nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô của công ty.

- Năm 2016: ở năm này có sự tăng trưởng đáng kể (21,186 triệu đồng), công ty ngày càng đi lên và phát triển khá mạnh, có xu hướng phát triển mở rộng hơn nữa, có sự nổ lực và tạo nên thành quả. Một trong những động lực giúp Petrolimex có sự phát triển vượt bậc đó là sự đền bù của nhà nước cho công ty năm 2015. Điều này đã tạo đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Năm 2017: lợi nhuận bắt đầu giảm xuống 12% so với năm 2016 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do giá dầu thế giới tăng cao, việc định giá cũng tăng theo. Kết quả đạt được ở trên điều được xây dựng từ công sức và sự nổ lực của tất cả CBCNV tại công ty.

Qua kết quả thống kê và được đánh giá trong 3 năm 2015 – 2017, cho thấy rằng công ty đã, đang và sẽ tăng, phát triển ngày một tốt hơn, có hiệu quả kinh doanh cao hơn. Bên cạnh đó, công ty cần dùng thêm các chi phí cho việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên cũng như các cấp Lãnh đạo vì đội ngũ nhân sự là những người trực tiếp làm việc cho công ty và là bộ mặt của công ty.

2.2. Đánh giá mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty