• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khu đô thị mới và sự cần thiết phát triển các khu đô thị mới

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.5. Khu đô thị mới và sự cần thiết phát triển các khu đô thị mới

1.5.1.1. Khái nim

Trong thời đại ngày nay cùng với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ ởtất cả các quốc gia trên thếgiới là quá trìnhđô thị hoá. Đô thị hoá là quá trình mở rộng mạng lưới các điểm dân cư đô thị và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ. Quá trình đô thịhoá tiến triển phức tạp và lâu dài, chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, biến động không theo ý kiến chủquan của con người, mà có quy luật khách quan riêng. Quá trình đô thị hoá là tất yếu, song để quá trình đô thịhoá có trật tự, có mục tiêu rõ ràng, không làm mất đi đặc điểm, chức năng, vai trò vốn có của đô thịcần phải có sự định hướng phát triển và chỉ đạo xây dựng thống nhất mang tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

khoa học, đó là sự phát triển đô thị hoá theo quy hoạch. Trong đó có quy hoạch phát triển các đô thị và các khu đô thịmới.

Đô thị mới là một điểm dân cư được quy hoạch và đầu tư xây dựng để từng bước đạt được các tiêu chuẩn và yếu tốcấu thành một đô thị như: Chức năng, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân cư và trìnhđộ phát triển kết cấu hạ tầng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật.

Khu đô thịmới là khu xây dựng mới tập trung theo dự án đầu tư phát triển hoàn chỉnh, đồng bộkết cấu hạtầng kỹthuật, nhà ở và các công trình khác để sửdụng vào mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh được bố trí gắn với một đô thị hiện có hoặc với một đô thịmới đang hình thành, có ranh giới chức năng xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy phát triển các khu đô thị mới là phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đô thị hoá, là một giải pháp phát triển đô thị theo quy hoạch, đáp ứng nhiều mục tiêu chiến lược đặt ra trong định hướng phát triển kinh tếxã hội của một quốc gia.

1.5.1.2. Chức năng của đô thị

Nhìn chungđô thịcó những chức năng sau:

 Chức năng kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tếthị trường, chức năng kinh tếlà chức năng chủ yếu của đô thị. Sựphát triển kinh tế thị trường đãđưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn phân tán. Chính yêu cầuấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành các khu công nghiệp dịch vụ và cơ sở hạtầng tương ứng tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hoá.

Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ (công nhân) sau đó là gia đình của họ, tạo ra bộphận chủyếu của dân cư đô thị.

Tập trung sản xuất và dân cư lại đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường như một đòi hỏi lớn vềkinh tế- xã hội làm cho đô thịcó các chức năng khác.

 Chức năng xã hội

Chức năng xã hội của đô thị ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu vềnhàở, y tế, đi lại,… là những vấn đề gắn liền với

Trường Đại học Kinh tế Huế

yêu cầu sinh sống của mọi người dân cần được đáp ứng nhất là nhu cầu này ngày càng tăng tiến theo quy luật khách quan.

Nhìn chung chức năng xã hội của đô thị ngày càng nặng nề bởi vì không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do dân số tăng mà còn chính vì những nhu cầu có sự thay đổi như đã nói trên.

Việc thực hiện chức năng xã hội được đảm bảo thì yếu tố tăng trưởng kinh tế đô thị mới tạo ra sự phát triển của đô thị. Trên thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng đô thị mà không có phát triển đô thị bởi tăng trưởng đô thị kéo theo hàng loạt các dãy, khu nhàổchuột cùng sựô nhiễm môi trường, sự suy đồi về đạo đức,…

 Chức năng văn hóa

Nhu cầu được hiểu biết xuất phát từ ý thức của loài người. Để có sựhiểu biết, cần phải có giáo dục. Mỗi một tập hợp con người cùng với các nhu cầu kinh tế- xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu về giáo dục tri thức và giải trí cũng vậy. Sự tăng lên của nhu cầu này khác nhau đối với từng tầng lớp dân cư, từng khu vực dân cư. Ở khu vực đô thị hoá thì nhu cầu này bao giờ cũng tăng lớn hơn cả. Việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, vui chơi giải trí của dân cư đô thị sao cho phù hợp và thúc đẩy các chức năng khác của đô thịlà chức năng văn hoá của đô thị.

Chức năng văn hoá của đô thịngày càng phát triển hơn vào thời kỳkinh tếphồn vinh: Đảm bảo có một hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, vui chơi của dân cư, mức sống được nâng cao, thời gian dành cho việc hưởng thụ văn hoá của người dân cũng được tăng lên.

 Chức năng quản lý

Sự phát triển của đô thị một mặt là tự phát qua tác động của cơ chế thị trường tới nhu cầu, mặt khác chịu sự điều chỉnh do các hoạt động quản lý của chính quyền và hoạt động của các tổchức đoàn thểxã hội.

Chức năng quản lý đô thị được thể hiện bằng những tác động nhằm hướng tới nguồn lực của đô thịvào mục tiêu kinh tế - xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu chính đáng của cá nhân, đó là chức năng quản lý đô thị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.5.1.3 Vai trò của đô thị

Với các chức năng trên đô thịcó vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Hệ thống đô thị gồm đô thị các cấp, theo từng cấp bậc trung tâm của các lãnh thổquy mô khác nhau là những điểm tựa của bộ khung cơ cấu kinh tếlãnh thổvừa có vị trí trung tâm tạo vùng, vừa là những “hạt nhân” tăng trưởng có khả năng tác động lan toảra các vùng lãnh thổbao quanh.

1.5.2.Đặc điểm của dựán phát triển khu đô thịmới

- Khu đô thị mới có quy mô tương đối lớn, phần lớn thường được phát triển trên cơ sở đất nông nghiệp (đất ruộng canh tác, đất hồ ao, đất vườn,…), vì vậy, điều kiện về cơ sởhạtầng kỹthuật bên trong khu đất và ngoài hàng rào hầu như không có.

Do là đất nông nghiệp nên đất đaitrong khu vực dựán là một trong những phương tiện lao động tạo ra thu nhập hàng năm cho người nông dân. Khi thực hiện dựán phát triển khu đô thịmới, nhiều hộ nông dân có đất nằm trong khu vực dựán bịthu hồi làm ảnh hưởng một phần đến đời sống hàng ngày của họ, nhất là đối với những hộ gia đình chỉ có nguồn thu nhập từsản xuất nông nghiệp mà không có nguồn nào khác. Vì vậy, việc thực hiện dựán phụthuộc rất nhiều vào vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng.

- Thời gian thực hiện dự án khu đô thị mới thường kéo dài, thời gian thu hồi vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan, điều kiện hạ tầng ngoài hàng rào,…

- Vốn đầu tư phát triển của dự án khu đô thị mới rất lớn, gấp nhiều lần vốn tự có của Chủ đầu tư, nguồn vốn đa dạng lại không liên tục, việc tổ chức thi công các hạng mục công trình phải có sựphối hợp đồng bộvà khoa học.

- Các hạng mục công trình trong dự án thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông, nhà ở, văn phòng, trụsở…nhưng đòi hỏi phải có sựquản lý thống nhất và toàn diện.

- Một đặc điểm rất đặc trưng của dự án phát triển khu đô thị mới là công tác kinh doanh phải kết hợp chặt chẽvới công tác quản lý. Chủ đầu tư các dựán phát triển khu đô thịmới thường là các doanh nghiệp nhưng ngoài việc tổchức triển khai dựán

Trường Đại học Kinh tế Huế

đểmang lại hiệu quảvềtài chính, cần phải quan tâm đến vấn đềquản lý trong phạm vi khu vực dự án, đặc biệt là vềmặt kiến trúc quy hoạch…

1.5.3. Sựcần thiết phát triển các khu đô thịmới

Từkhái nhiệm đầu tư phát triển dựán nói chung, chúng ta hiểu đầu tư vào xây dựng đô thịmột cách cụthể như sau:

Đầu tư vào xây dựng đô thị là chủ đầu tư (Chính phủ hay các nhà đầu tư tư nhân) đem một khoản tiền của mình bỏ vào xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạtầng xã hội trong các khu vực đô thịnhằm đạt được các mục đích phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân đô thịngày càng tốt hơn, đồng thời kết hợp với mục đích phát triển sản xuất và kinh doanh có lãi. Theo nghĩa rộng hơn, đầu tư xây dựng đô thịcòn bao gồm cả đầu tư xây dựng các công trình sản xuất và dịch vụkhác.

Phát triển các dự án đô thị là nhà phát triển dự án (những doanh nghiệp môi giới) sẽ đại diện chủ đầu tư giải quyết nghĩa vụ tài chính với nhà nước, huy động vốn, quản lý tài chính, thi công, giám sát qua trình xây dựng, đến phân phối bán hàng và làm mọi việc liên quan đến các hoạt động vềtruyền thông cho dựán.

 Các đối tượng cần đầu tư xây dựng trong đô thị:

Trong quá trình hình thànhđô thịcó rất nhiều công trìnhđược đầu tư xây dựng.

Các công trình trongđô thị phần lớn mang tính chất phục vụ lợi ích công cộng, một số công trình có thểkết hợp kinh doanh như: Dịch vụ thương mại, thể thao, văn hoá vui chơi giải trí. Các đối tượng chủ yếu cần thiết phải đầu tư trong đô thịbên cạnh các cơ sở công nghiệp và dịch vụcó tính chất kinh doanh là hệ thống cơ sở hạtầng kỹthuật và hạtầng xã hội.

- Cơ sởhạtầng kỹthuật ba gồm:

+ Hệthống đường giao thông đô thị đối nội và đối ngoại.

+ Các phương tiện giao thông vận tải hàng hóa và hành khách.

+ Hệthống các công trình cấp nước đô thị.

+ Hệthống kinh doanh nước sạch.

+ Hệthống thoát nước thải.

+ Hệthống các công trình bưu chính, viễn thông.

+ Hệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thống các công trình kỹthuật và bảo vệ môi trường.

+ Hệthống kho tàng, bến cảng, sân bay.

+ Các cơ sởhạtầng kỹthuật khác.

Phần lớn các công trình cơ sở hạ tầng kỹthuật khi được đầu tư xây dựng đều nhằm hai mục đích vừa kinh doanh vừa phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống sinh hoạt cho cộng đồng.

- Cơ sởhạtầng xã hội bao gồm:

+ Các khu nhàở.

+ Trụsở các cơ quan hành chính sựnghiệp.

+ Các cơ sởgiáo dục đào tạo.

+ Các công trình phục vụhoạt động văn hoá, nghệthuật, bảo tàng.

+ Cáccơ sởy tếvà vệ sinh môi trường.

+ Các khu công viên, vui chơi giải trí.

+ Cơ sởnghỉ ngơi, an dưỡng.

+ Các công trình thểdục thểthao.

+ Các cơ sởkinh doanh, dịch vụ thương mại.

+ Các công trình cơ sởhạtầng xã hội khác.

Các cơ sởhạtầngở nước ta thường do Nhà nước đầu tư là chủyếu.

Đây là những công trình phục vụnhu cầuđời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân nên sử dụng mục đích đầu tư trước tiên phải đạt được là nâng cao hiệu quảxã hội, sau mới kết hợp kinh doanh.