• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.4. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển dự án

1.4.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư

Việc phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư dựa trên các báo cáo tài chính của Công ty vềtình hình hoạt động tài chính tại Công ty. Trong quá trình phân tích bằng các chỉ tiêu giá trịcần phải tính tới giá trị thời gian của tiền. Bởi vì, các kết quảdo hoạt động đầu tư phát triển dự án đem lại rất đa dạng và trong một thời gian dài, trong khi đó giá trịcủa tiền lại thay đổi theo thời gian.

1.4.2.1. Các chtiêu li nhun thun, thu nhp thun

Các chỉ tiêu này cho biết quy mô lợi ích của dự án. Đâylà lợi nhuận để ăn chia, đểthiết lập các loại quỹcủa doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dựán.

Chỉ tiêu này có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án và để tính chỉ tiêu tổng lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần bình quân năm của cả đời dựán.

Lợi nhuận thuần hàng năm (ký hiệu là Wi) được tính như sau:

Wi= Oi - Ci Trong đó:

- Oi: Doanh thu thuần

Doanh thu thuần = Doanh thu - Thuế.

- Ci: Chi phí các loại gồm: Chi phí sản xuất, lãi trảngân hàng.

Cũng như chỉ tiêu lợi nhuận thuần, chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án cũng thường được tính chung vềmặt bằng hiện tại, kí hiệu là NPV (Net Present Value). Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại. Nó được xác định theo công thức sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

= (1 + ) − (1 + )

Trong đó:

Bt: Doanh thu bán hàngở năm t và giáthu hồi khi thanh lý tài sản Ct: Tổng chi phí bỏraở năm t

n: Tuổi thọ quy định của dựán i: lãi xuất chiết khấu

t: Thứtự năm trong thời gian thực hiện dựán

Khi sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần để đánh giá dự án cần phải chú ý một vài điểm sau:

- Giá trị thu nhập thuần (NPV) là tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau. Song trong trường hợp các dự án có quy mô và thời hạn hoạt động không bằng nhau thì chỉtiêu này cho thấy rõ những nhược điểm của nó.

- Chỉ tiêu này rất nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất thay đổi sẽcó ảnh hưởng lớn tới lợi ích và chi phí của dự án làm cho NPV thay đổi theo.

1.4.2.2. Tsut li nhun ca vốn đầu tư phát triển dán

Chỉ tiêu này nói lên mức độthu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm được tính cho từng năm hoạt động hoặc tính bình quân của cả đời dự án.

- Nếu tính cho từng năm hoạt động:

RR = W

Trong đó:

Wipv: lợi nhuận thuần năm thứi tính theo mặt bằng hiện tại.

Iv0: vốn đầu tư tại thời điểm dựán bắt đầu đi vào hoạt động.

RRicó tác dụng so sánh giữa các năm của đời dựán - Nếu tính bình quân năm của đời dựán ( )

Trường Đại học Kinh tế Huế

=

Trong đó:

Wpv: Lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dựán theo mặt bằng hiện tại.

có tác dụng so sánh giữa các dự án. phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng mới khuyến khích người có tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

1.4.2.3. Chtiêu hshoàn vn ni bIRR

Là tỉsuất lợi nhuận mà nếu được sửdụng đểtính chuyển các khoản thu, chi của toàn bộ công cuộc đầu tư phát triển về cùng một mặt bằng thời gian sẽlàm cho tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Công cuộc đầu tư phát triển được coi là có hiệu quả khi IRR ≥ IRRđm. IRRđm có thể là lãi suất vốn vay có thể là tỉ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu vốn đầu tư do Ngân sách Nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu sửdụng vốn tự có để đầu tư vào dự án khác… Công thức sau đây thểhiện bản chất của IRR:

= + ( − ) × + | |

Trong đó:

IRR: Tỷsuất hoàn vốn nội bộ.

r1: Tỷsuất chiết khấu ban đầu đểtính NPV1.

r2: Tỷsuất chiết khấu giả định để tính NPV2, với yêu cầu tạo ra giá trị âm cho NPV2.

NPV1> 0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với r1.

NPV2< 0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với r2.

 Ưu điểm:

- Có tính đến thời giá của tiền tệ.

- Xem xét toàn bộ ngân lưu của dựán .

- Khách quan vì IRR suy ra từ bản thân của dự án không phụ thuộc vào suất chiết khấu.

- Thường được dùng phổbiến trong kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Cho biết tại mức lãi suất tối đa là bao nhiêu thì dựán có thểchấp nhận được và cho biết mức sinh lợi của dự án sau khi đã hoàn vốn (lãi suất mà tựbản thân dự án có thể đem lại cho nhà đầu tư).

- Không cần sửdụng hoặc xác định tỉsuất chiết khấu.

- Cho phép lựa chọn phương án có IRR cao nhất.

 Nhược điểm:

- Không đánh giá được quy mô của dự án và quy mô lợi nhuận mà dự án mang lại.

- Không thểdửdụng là chỉtiêu duy nhất để đưa ra quyết định.

- Khó ước lượng chính xác các chỉtiêu cho cả đời dựán.

- Việc tính toán tương đối phức tạp

- Khi đồng tiền thay đổi nhiều, NPV có thể đổi dấu nhiều lần sẽcó nhiều giá trị IRR, gây khó khăn trong lựa chọn hệsốhoàn vốn nội bộthích hợp để đánh giá, lựa chọn dựán.

- Việc tính IRR chỉ thực hiện được khi có ít nhất một giá trị NPV > 0. Như vậy đối với các dựán chắc chắn sinh lợi cho dù mức lãi suất có lớn. NPV luôn dương thì không thể tính được IRR.

 Ý nghĩa:

+ Về khả năng sinh lời: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị tỷlệsinh lời (chi phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được (Tỷ lệ sinh lời nội sinh của dự án), phụthuộc vào đặc điểm phát sinh dòng lợi ích và dòng chi phí trong toàn bộthời gian thực hiện dựán.

+ Vềkhả năng thanh toán: Tỷsuất sinh lời nội bộIRR biểu thịmức lãi vay cao nhất mà dựán có khả năng thanh toán.

1.4.2.4. Thi gian hòa vn ( Thv).

- Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là độdài thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bù đắp được tổng hiện giá của chi phí đầu tư dựán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phướng pháp tính:

Thời gian hòa vốn = Chi phí còn lại chưa thu hồi/thu nhập trong năm (t+1)+

Số năm trước khi thu hồi hết vốn

Cơ sở đểmột dự án được chấp nhận T ≤ n - Ưu điểm:

+ Đơn giản dễtính toán.

+ Thể hiện khả năng thanh toán và rủi ro của dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư càng thấp.

+ Giúp nhà đầu tư sơ bộxem xét thời gian thu hồi đủvốn để bước đầu ra quyết định.

- Nhược điểm:

+ Không tính đến thời giá của tiền tệ (đối với chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không có chiết khấu)

+ Không xem xét toàn bộdòng ngân lưu đặc biệt là sau thời gian hoàn vốn nên dễgặp sai lầm khi xếp hạng và lựa chọn dựán theo chỉtiêu này.

+ Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan không có cơ sởxácđịnh.

1.4.2.5. Phân tích độnhy ca dán

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dựán (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệsốhoàn vốn nội bộ,...) khi các yếu tốcó liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.

 Phương pháp phân tích độnhạy:

- Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tốgây nên sựnhạy cảm lớn của chỉtiêu hiệu quảxem xét.

+ Xác định các biến chủ yếu (yếu tốliên quan) của chỉ tiêu hiệu quảtài chính xem xét của dựán.

+

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng một tỷlệ % nào đó.

+ Tính lại chỉtiêu hiệu quảxem xét.

+ Đo lường tỷlệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quảtài chính do sự thay đổi của các yếu tố. Yếu tốnào làm chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dựán nhạy cảm với yếu tố đó.

- Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt xấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.

- Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lý dựán chấp nhận được. Mỗi sựmột thay đổi ta có một phương án. Lần lượt cho các yếu tố thay đổi, ta có hàng loạt các phương án.

Căn cứ vào điều kiện cụthểcủa thị trường, của người đầu tư hoặc quản lý đểlựa chọn phương án có lợi nhất.

- Phân tích độ nhạy của dựán giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉtiêu hiệu quả xem xét đểtừ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dựán. Mặc khác phân tích độ nhạy của dựán còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quảdựtính. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo chiều hướng không có lợi. Vì vậy, khi phân tích tài chính phải phân tích độ nhạy của dựán.