• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý

3.2. Các giải pháp đề xuất đối với công ty

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng đối với công ty TNHH MTV Nông sản Hữu cơ Quế Lâm trên địa bàn thành phố Huế:

3.2.1. Nhóm giải pháp “Sự quan tâm đến sức khỏe”

Trước tiên là Sự quan tâm đến sức khỏe có thể giúp người tiêu dùng hình thành ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ, vì vậy công ty có thể thực hiện các hoạt động như tuyên truyền, phát tờ rơi để người tiêu dùng quan tâm, ý thức hơn về sức khỏe của

Trường Đại học Kinh tế Huế

mình, có thể đưa ra những chương trình chăm sóc sức khỏe kèm bán hàng hoặc thực hiện các chương trình tư vấn về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe nhằm nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng.

3.2.2. Nhóm giải pháp “Sự quan tâm tới môi trường”

Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β=0,190 thì Sự quan tâm tới môi trường có tác động dương lên Ý định mua TPHC. Điều đó có nghĩa là khi NTD càng quan tâm tới môi trường thì sẽ gia tăng ý định mua TPHC. Thông qua những clip quảng cáo ngắn của công ty, phải để NTD biết được môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm ở mức báo động, gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, đời sống tốt cho bản thân và gia đình thì họ sẽ tìm đến TPHC- thực phẩm đảm bảo về chất lượng, phù hợp với NTD, sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, tránh được những tác động xấu đến môi trường và đồng thời tránh gây ra những hệ quả xấu về sau cho sức khỏe con người.

3.2.3. Nhóm giải pháp “ Nhận thức về chất lượng”

Nghiên cứu tìm ra rằng nhận thức về chất lượng cũng ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải sản xuất đưa ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, theo quy trình hữu cơ sạch- an toàn, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, phù hợp với các quy định của Nhà nước và đặc biết phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Chất lượng TPHC càng cao thì NTD càng gia tăng ý định mua TPHC của công ty.

Chất lượng sản phẩm là điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua nên các sản phẩm cần ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là công ty tự sản xuất hay nhập về, hạn sử dụng.

Đồng thời, siêu thị nên trưng bày bản cam kết khách hàng về việc sản xuất, nhập và bày bán thực phẩm có chứng nhận của cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm để đảm bảo lòng tin cho khách hàng. Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng: không bị hư hỏng, dập nát, phải luôn tươi ngon mới thu hút được khách hàng.

3.2.4. Nhóm giải pháp “Sự tín nhiệm thương hiệu”

Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β=0,110 thì Sự tín nhiệm thương hiệu có tác động dương lên Ý định mua TPHC. Điều đó có nghĩa là khi NTD nhận thấy thương hiệu càng tốt, uy tín thì càng tăng ý định mua TPHC. Vì vậy, công ty phải tăng cường

Trường Đại học Kinh tế Huế

quảng cáo, trưng bày sản phẩm ở các hội chợ để tăng thêm sự nhận thức, sự tin dùng của người tiêu dùng, từ đó tăng ý định mua của khách hàng. Ngoài ra phải tăng cường quảng cáo qua các trang mạng, truyền thông để hình thành những xu hướng chung về việc tiêu dùng thực phẩm hữu cơ. Những xu hướng đó cũng góp phần làm tăng nhận thức của người tiêu dùng, thúc đẩy ý định mua của họ. Quảng cáo qua các phương tiện truyền thông giúp cho thông tin về sản phẩm (chất lượng, giá cả) và công ty có thể tiếp cận được với người tiêu dùng, từ đó giúp họ có thái độ, suy nghĩ tích cực hơn về thương hiệu của công ty và dẫn đến hình thành ý định mua TPHC.

3.2.5. Nhóm giải pháp “Nhận thức về giá bán”

Theo kết quả nghiên cứu, “Nhận thức về giá bán” có hệ số hồi quy chuẩn hóa β=0,229 thì đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Ý định mua TPHC của khách hàng. Điều đó có nghĩa là Nhận thức về giá bán càng cao thì càng tăng ý định mua TPHC của NTD. Đi đôi với chất lượng là giá cả, chúng ta phải đưa ra một mức giá phù hợp với NTD và xứng đáng với chất lượng của sản phẩm, nên sử dụng chiến lược định vị: giá kèm chất lượng, chiến lược giá hớt váng nhanh. Giá đưa ra cao hơn chợ nhưng cạnh tranh nhất định với các siêu thị và cửa hàng rau sạch trong khu vực. Đồng thời nên đưa ra chính sách phân biệt giá theo giá trọn gói và giá sản phẩm riêng lẻ. Với việc mua số lượng lớn sẽ được chiết khấu giá rẻ hơn. Từ đó NTD mới tin cậy và hình thành ý định mua nhiều hơn.

3.2.6. Nhóm giải pháp “Kiến thức về TPHC”

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Kiến thức về TPHC cũng tác động thuận chiều đến ý định mua TPHC. Công ty nên tăng cường quảng cáo trên ti vi, báo điện tử để tăng sự hiểu biết về TPHC cho NTD. Cũng như Sự quan tâm tới sức khỏe thì kiến thức về TPHC cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành ý định mua của họ.

Nên trong chương trình tư vấn về dinh dưỡng có thể đề cập đến vai trò của TPHC để NTD ý thức được tầm quan trọng của TPHC đối với sức khỏe của chính bản thân họ trong bối cảnh thị trường thực phẩm đầy phức tạp hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế