• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH MARKETING MIX HIỆN

2.3. Phân tích và đánh giá chính sách marketing mix của công ty thông qua khảo sát ý

2.3.4. Phân tích tương quan và hồi quy

2.3.4.4. Kiểm định giá trị trung bình của khách hàng đối với chính sách

Yếu tố chính sách sản phẩm có hệ số β=0,232 với giá trị Sig=0,001<0,05 cho biết rằng khi chính sách sản phẩm thay đổi 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng của khách hàng thay đổi 0,232 đơn vị. Và đây là nhân tố có mức tác động lớn thứ hai và giả thuyết H1 được chấp nhận.

Yếu tố tác động thứ ba là yếu tố chính sách con người với hệ số β=0,274 và mức ý nghĩa=0,001<0,05 cho biết rằng khi chính sách con người thay đổi 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ thay đổi 0,274 đơn vị. Điều này tương đương với chấp nhận giả thuyết H5.

Yếu tố tác động tiếp theo chính là chính sách phân phối với hệ số β=0,152 và giá trị Sig=0,041<0,05 có nghĩa là khi tăng thêm 1 đơn vị chính sách sản phẩm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng của khách hàng tăng thêm 0,152 đơn vị. Vì vậy, giả thuyết H3được chấp nhận.

Yếu tố cuối cùng tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng là yếu tố chính sách giá. Đây là yếu tố có mức tác động thấp nhất với hệ số β=0,151 và giá trị Sig=0,036<0,05 có nghĩa là khi tăng chính sách giá thêm 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng của khách hàng tăng thêm 0,151 đơn vị.

Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

2.3.4.4. Kiểm định giá trị trung bình của khách hàng đối với chính sách marketing mix

Bảng 2.14. Kiểm định giá trị trung bình của khách hàng đối với chính sách marketing mix của công ty TNHH Trung Sơn

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS) Tiêu chí

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm

định

Mức ý nghĩa Chính

sách sản phẩm

Sản phẩm đa dạng về chất lượng và chủng loại 3.84 4 0.022

Sản phẩm với thương hiệu uy tín 3.85 4 0.036

Chất lượng sản phẩm tối ưu 3.83 4 0.018

Sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường

3.78 4 0.002

Sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội 3.82 4 0.005 Chính

sách giá

Giá cả phù hợp 3.85 4 0.055

Chính sách giá hấp dẫn 4.00 4 1.000

Mức giá cạnh tranh tốt 3.88 4 0.109

Chính sách phân phối

Kho bãi rộng 3.99 4 0.910

Phương tiện vận chuyển an toàn, đảm bảo 3.93 4 0.319

Địa điểm thuận lợi 3.97 4 0.619

Mạng lưới chi nhánh rộng khắp 3.92 4 0.190

Hàng hóa được dự trữ phù hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu khi cần thiết

3.98 4 0.817

Chính sách xúc tiến

Quảng cáo thu hút được sự quan tâm của khách hàng

4.02 4 0.801

Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi 3.83 4 0.010

PR sản phẩm hiệu quả 3.88 4 0.127

Tổ chức các sự kiện lớn, tạo được tiếng vang thương hiệu

3.87 4 0.052

Phương thức bán hàng đa dạng, thuận tiện 3.86 4 0.062 Chính

sách con người

Nhân viên tư vấn nhiệt tình 3.90 4 0.170

Nhân viên có trình độ chuyên môn tốt 3.89 4 0.144

Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp 3.98 4 0.807

Nhân viên có thể giải quyết tốt các tình huống, sự cố trong quá trình phục vụ khách hàng

3.85 4 0.038

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với giả thuyết: H0: hệ số trung bình bằng 4 H1: hệ số trung bình khác 4

Và số liệu thống kê từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được:

 Về chính sách sản phẩm:

Các tiêu chí trong chính sách sản phẩm như “ Sản phẩm đa dạng về chất lượng, chủng loại”, “Sản phẩm với thương hiệu uy tín”, “ chất lượng sản phẩm tối ưu”, “Sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường”, “ sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội” đều có Sig< 0,05 do đó ta có cơ sở để bác bỏ H0hay chấp nhận H1, có nghĩa là khách hàng đánh giá về các tiêu chí này khác với mức độ đồng ý. Qua đó ta có thể thấy được khách hàng vẫn chưa đồng ý với các tiêu chí về chính sách sản phẩm trong chính sách marketing mix của công ty.

 Về chính sách giá:

Các tiêu chí “ giá cả phù hợp”, “chính sách giá hấp dẫn”, “ mức giá cạnh tranh tốt” có Sig >0,05 nên ta vẫn chưa có cơ sở để bác bỏ H0 hay chấp nhận H1. Điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 0,05 thì mức độ đánh giá của khách hàng với các tiêu chí này là đồng ý. Qua đây có thể thấy được khách hàng khá hài lòng về chính sách giá mà công ty đưa ra.

 Về chính sách phân phối:

“Kho bãi rộng”, “Phương tiện vận chuyển an toàn, đảm bảo”, “ địa điểm thuận lợi”, “mạng lưới chi nhánh rộng khắp” và “ hoạt động dự trữ phù hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu khi cần thiết” là những tiêu chí có Sig>0,05, nên ta chưa có cơ sở để loại bỏ H0 hay chấp nhận H1. Với mức ý nghĩa 0,05 thì khách hàng đồng ý với các yếu tố này. Thông qua kiểm định thì ta thấy được khách hàng đánh giá tương đối cao về chính sách phân phối của công ty.

Về chính sách xúc tiến:

Trong các tiêu chí trong chính sách xúc tiến thì tiêu chí “ thường xuyên có các chương trình khuyến mãi” là tiêu chí có Sig <0,05 nên ta chưa có cơ sở để loại bỏ H0 hay chấp nhận H1, có nghĩa là khách hàng đánh giá về tiêu chí này khác với mức độ đồng ý. Còn các tiêu chí như “ quảng cáo thu hút được sự quan tâm của khách hàng”, “ PR sản phẩm hiệu quả”, “Tổ chức các sự kiện lớn, tạo được tiếng vang thương hiệu”,

Trường Đại học Kinh tế Huế

“Phương thức bán hàng đa dạng, thuận lợi” đều có Sig >0,05, do đó ta có cơ sở để loại bỏ H0 hay chấp nhận H1. Sau kết quả kiểm định thì ta thấy được khách hàng vẫn chưa hài lòng về yếu tố “ thường xuyên có các hoat động khuyến mãi” của công ty trong chính sách marketing mix của mình.

 Về chính sách con người:

Đối với các tiêu chí “ nhân viên tư vấn nhiệt tình”, “ Nhân viên có trình độ chuyên môn tốt”, “Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp” đều có mức ý nghĩa >0,05, do đó ta có cơ sở để loại bỏ H0 hay chấp nhận H1, điều này có nghĩa là khách hàng khá hài lòng về các tiêu chí này. Đối với tiêu chí “ nhân viên có thể xử lí tốt các tình huống, sự cố gặp phải trong quá trình phục vụ khách hàng” có Sig <0,05 nên ta vẫn chưa có cơ sở để loại bỏ H0 hay chấp nhận H1. Thông qua kiểm định cho thấy khách hàng vẫn chưa hài lòng về cách giải quyết vấn đề của nhân viên trong quá trình làm việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING