• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Lí thuyết về hoạt động kinh doanh marketing

Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, xác định được mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó có thể đưa ra được các chính sách để có thể cạnh tranh với đối thủ.

 Khách hàng

Khách hàng là người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và là mụ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng là nền tảng cốt lõi của hoạt động marketing. Doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu về các khía cạnh như quy mô, cơ cấu và xu hướng biến đổi của nhu cầu sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức như thế nào đối với doanh nghiệp để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với sự biến đổi thị trường.

 Công chúng

Gồm các giới chủ yếu sau: giới tài chính, công luận, chính quyền, truyền thông, tổ chức hoạt động xã hội, công chúng địa phương, nội bộ doanh nghiệp. Giới công chúng có thể gây thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

1.3. Lí thuyết về hoạt động kinh doanh marketing

- Việc phân đoạn thị trường sẽ cho phép khai thác tốt nhất tiềm năng của thị trường qua việc tối ưu hóa thị trường mục tiêu và lựa chọn những đoạn thị trường hứa hẹn nhất.[2]

1.3.1.3.Các phương pháp phân đoạn thị trường a. Phân đoạn theo yếu tố địa lí

Khi phân đoạn thị trường theo tiêu thức này thì thi trường tổng thể sẽ được chia cắt theo các biến số địa dư, khí hậu, mật độ dân cư,... Phân đoạn thị trường theo địa lí thường được áp dụng phổ biến. Và nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường đến khu vực địa lí mới thì phải có các hoạt động nghiên cứu nhu cầu, thói quen tiêu dùng, hay hành vi gắn liền với từng khu vực địa lí đó.

b. Phân đoạn theo yếu tố nhân khẩu học

Mọi sản phẩm khi muốn phân đoạn thị trường để tăng thị phần thì đều liên quan đến các yếu tố về nhân khẩu học. Phân đoạn theo yếu tố này là phân chia thị trường thành các nhóm căn cứ vào giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo,...

c. Phân đoạn theo yếu tố tâm lí

Khi thu nhập tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân thay đổi thì yếu tố tâm lí càng được quan tâm. Tiêu chí phân đoạn này gồm sở thích theo địa vị xã hội hoặc phong cách sống của người tiêu dùng.

d. Phân đoạn theo yếu tố hành vi mua hàng

Theo hành vi mua hàng, thị trường sẽ được phân chia thành các nhóm có chung đặc điểm như: thời gian mua hàng, những lợi ích mà khách hàng tìm kiếm, tình trạng sử dụng, mức độ sử dụng và mức độ trung thành với sản phẩm.[2]

1.3.2. Thị trường mục tiêu

Khái niệm: Thị trường mục tiêu là những nhóm khách hàng có cùng nhu cầu và mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định. Thị trường mục tiêu chính là những đoạn thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

trường hấp dẫn mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để tập trung nổ lực marketing của mình.

Để có các quyết định đúng đắn về các đoạn thị trường lựa chọn, người làm marketing cần thực hiện hai nhóm công việc chủ yếu.

- Đánh giá sức hấp dẫn của đoạn thị trường dựa vào ba tiêu chí chuẩn cơ bản:

quy mô và sự tăng trưởng của đoạn thị trường; sức hấp dẫn của cơ cấu thị trường; các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp.

- Lựa chọn thị trường mục tiêu: Phân đoạn thị trường đã mở ra một số cơ hội thị trường cho rất nhiều nhà doanh nghiệp, các mục tiêu là một phần quan trọng của tiến trình marketing. Trong phần này, các công ty phải đưa ra được các quyết định về số lượng đoạn thị trường được lựa chọn và đoạn hấp dẫn nhất.

+ Tập trung một đoạn duy nhất + Chuyên môn hóa tuyển chọn

+ Chuyên môn hóa theo đặc tính sản phẩm + Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường + Bao phủ toàn bộ thị trường

1.3.3. Định vị sản phẩm

Khái niệm: Định vị sản phẩm trên thị trường là thiết kế một số sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo cho sản phẩm một hình ảnh riêng trong con mắt khách hàng. Nói cách khác, định vị sản phẩm là xác định vị trí của một sản phẩm trên thị trường sao cho khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại nhằm giành được những khách hàng nhất định.

Để định vị một cách có hiệu quả, cần xác định được các lợi thế vững vàng mà công ty có thể phát huy. Các lợi thế có được nhờ cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn so với đối thủ do giá thấp, chất lượng cao hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, hình ảnh của công ty có uy tín hơn, tin cậy hơn, nhân viên có năng lực công tác tốt, giao tiếp ứng xử thân thiện, tử tế với khách hàng.[1]

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH MARKETING