• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing

Môi trường vĩ mô là lĩnh vực chung mang tính bao trùm, ít thay đổi và có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp. Đó chính là những yếu tố không khống chế được mà doanh nghiệp phải chú ý quan sát, theo dõi để có những biện pháp phản ứng kịp thời.

Các yếu tố trong môi trường vĩ mô bao gồm:

 Môi trường nhân khẩu học

Phân tích các nhân tố trong môi trường nhân khẩu học giúp cho các doanh nghiệp có thể dự đoán được các biến đổi của thị trường trong tương lai, từ đó có cơ sở để đưa ra các quyết định về chủng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Các yếu tố trong môi trường nhân khẩu học thường được các doanh nghiệp dùng để phân tích bao gồm:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số - Cơ cấu dân số

- Tình trạng hôn nhân, gia đình - Tốc độ đô thị hóa

 Môi trường văn hóa – xã hội

Phân tích môi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể biết được ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Các tiêu thức thường được sử dụng để nghiên cứu bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Dân số hay số người hiện hữu trên thị trường. Phân tích yếu tố này giúp doanh nghiệp có thể xác định được quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu.

- Xu hướng vận động của dân số như tỉ lệ sinh, tử, đọ tuổi trung bình và các lớp già trẻ. Từ đó có thể đánh giá được dạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.

- Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động - Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ - Nghề nghiệp tầng lớp xã hội

- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo

 Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lí và hành chính. Môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định. Các yếu tố thuộc môi trường này có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở các hoạt động marketing của doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật giúp doanh nghiệp có thể thích ứng tốt với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật:

- Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế

- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ

- Mức độ ổn định chính trị - xã hội

- Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế - xã hội

 Môi trường kinh tế

Sức mua trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiết kiệm, tình hình nợ và tín dụng. Và nhu cầu của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng và sức mua sắm của người tiêu dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Môi trường khoa học công nghệ

Các yếu tố trong môi trường khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp và đã, đang thay đổi một cách nhanh chóng.

Áp dụng công nghệ mới có thể mang lại những cơ hội kinh doanh, tạo ra những thị trường và cơ hội mới cho doanh nghiệp.

1.2.2. Môi trường vi mô

 Lực lượng bên trong doanh nghiệp

Để có được một chính sách marketing hoàn hảo và chính sách đó được áp dụng thành công thì phải cần sự kết nối chặt chẽ giữa các phòng ban khác trong cocong ty như Tài chính, Nhân sự, Kế hoạch, Sản xuất,... Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng được sự cam kết thực hiện chương trình marketing đối với tất cả các thành viên và phòng ban trong công ty.

 Nhà cung cấp

Các nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu, các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp hoạt động như tài chính, điện, nước, máy móc thiết bị,... Nếu quá trình cung cấp các đầu vào gặp sự cố trở ngại sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh. Và các nhà cung cấp làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm chú ý đến các yếu tố trong môi trường này như số lượng nhà cung cấp, chất lượng nhà cung cấp, giá cả và sự ổn định của các yếu tố đầu vào để giảm khả năng rủi ro trong quá trình hoạt động.

 Trung gian marketing

Trung gian marketing bao gồm các doanh nghiệp thương mại tham gia vào quá trình tiêu thụ hàng hóa, các tổ chức cung cấp dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các trung gian này giữ vị trí quan trọng, nhất là trong môi trường kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng tăng. Do đó, doanh nghiệp phải biết lựa chọn các trung gian phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền chặt với các trung gian.

 Đối thủ cạnh tranh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, xác định được mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó có thể đưa ra được các chính sách để có thể cạnh tranh với đối thủ.

 Khách hàng

Khách hàng là người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và là mụ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng là nền tảng cốt lõi của hoạt động marketing. Doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu về các khía cạnh như quy mô, cơ cấu và xu hướng biến đổi của nhu cầu sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức như thế nào đối với doanh nghiệp để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với sự biến đổi thị trường.

 Công chúng

Gồm các giới chủ yếu sau: giới tài chính, công luận, chính quyền, truyền thông, tổ chức hoạt động xã hội, công chúng địa phương, nội bộ doanh nghiệp. Giới công chúng có thể gây thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

1.3. Lí thuyết về hoạt động kinh doanh marketing