• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 . PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠICTCP DƯỢC

2.8. Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của

2.8.4. Nguyên nhân của những hạn chế trên

Muốn tồn tại và phát triển trước hết chi nhánh cần phải xác định được những nguyên nhân gây ra những khó khăn cản trở cho việc tiêu thụ sản phẩm để từ đó có xu hướng khắc phục.

 CTCP DHG Chi nhánh Huế là công ty nhượng quyền phân phối của CTCP DHG Pharma nên mọi sản phẩm mà chi nhánh phân phối đa số là của DHG Pharma sản xuất và nhập khẩu. Khi chi nhánh bị phụ thuộc vào nguồn cung hàng hóa thì khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường còn nhiều hạn chế. DHG Pharma là Công ty có năng lực sản xuất thuốc kém xa so với các doanh nghiệp FDI.

 Trình độ công nhân viên chưa đồng điều, tổ chức sắp xếp chưa hợp lý.

 Công tác nghiên cứu thị trường không được tổ chức một cách có hệ thống và khoa học nên chưa đạt được kết quả cao. Kiểm soát về thị trường còn lỏng lẻo, các thông tin về đối thủ cạnh tranh vẫn còn chậm do đó Chi nhánh không đối phó kịp thời với sự thay đổi trong chiến lược cạnh tranh của đối thủ.

 Chi nhánh không huy động được tất cả các bộ phận tham gia vào công tác tiêu thụ sản phẩm.

 Hệ thống kênh phân phối bị chèn ép do DHG Pharma và do đối thủ cạnh tranh tác động.

 Chính sách giá cả còn cứng nhắc chưa phù hợp với sự biến động của thị trường trong khi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt về giá cả.

 Phương pháp đa dạng hoá chưa thực sự bám sát nhu cầu thị trường.

 Như vậy mặc dù CTCP DHG CN Huế vẫn chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của chi nhánh hàng năm vẫn tương đối lớn song vẫn còn tồn tại nhiều mặt cần khắc phục trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Những khuyết điểm trên đây là một ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển trong tương lai của chi nhánh .

 Mỗi doanh nghiệp tiềm năng, khó có thể cùng một lúc kinh doanh nhiều loại hàng hóa trên thị trường mà chỉ cần tập trung sản phẩm hàng hóa trọng điểm và mở rộng vững vàng. CTCP DHG CN Húe trong những năm qua đã quá phân tán nguồn lực của mình vào những sản phẩm thuốc không được thị trường chấp nhận, khó cạnh tranh, xâm nhập vào các bệnh viên và cửa hàng, phòng mạch, ..

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CTCP DƯỢC HẬU GIANG CHI NHÁNH HUẾ

3.1.Định hướng phát triễn của CTCP Dược Hậu Giang Chi nhánh Huế 3.1.1.Dự báo nhu cầu sản phẩm của Chi nhánh năm2018-2020

Do kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng lớn. Tốc độ tiêu dùng thuốc tính bình quân trên đầu người tăng hằng năm. Thêm vào đó mức tăng trưởng hàng năm tăng nên tốc độ tăng trưởng của ngành Dược củng tăng đáng kể.

Theo dự đoán, năm 2020 nhu cầu sản phẩm của chi nhánh tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng sẽ chậm lại do sự cạnh tranh ngày càng tăng và chu kinh tế có dấu hiệu chững lại, chính sách bảo hộ thương mại ngày càng tăng của các nước phát triễn phần nào ảnh hưởng đến tình hình thương mại của Việt Nam.

Dự kiến, sản phẩm thuốc có tỷ lệ sử dụng tiêu dùng cao nhất ( Giảm đau – Hạ sốt, Hô hấp và Tiểu đường ) vẫn đạt doanh thu cao nhất khoảng 60.000triệu đồng tăng khoảng 10.2% , Nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng trung bình ( Tiêu hóa, Dinh dưỡng, Da liễu và Sắc đẹp,..) dự định đạt doanh thu khoảng 40.000triệu đồng tăng khoảng 11,8%

, nhóm còn lại dự định đạt doanh thu 16.000triệu đồng tăng 9.9% so với năm 2019.

Về doanh thu của CTCP DHG Chi nhánh Huế có xu hướng tăng trưởng chậm lại do hiện tại chi nhánh gặp một số khó khăn do bị cạnh tranh. Bên cạnh đó chi phí mua hàng còn khá lớn làm cho giá bán bị nâng cao. Mặc khác nếu không có sự thay đổi nhất định Chi nhánh sẽ không chủ động được trong việc mua hàng, nhu vậy sẽ hạn chế tiêu thụ hàng hóa.

3.1.2. Kế hoạch mua hàng và tiêu thụ hàng hóa

Việc đưa ra kế hoạch mua hàng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chi nhánh, nó cho thấy mục tiêu cần thực hiện và phải hoàn thành kế hoạch để đạt được mức lợi nhuận tăng trưởng ổn định và phát triển. Cần phải có kế hoạch cụ thể và phải có sự tính toán chi tiết để mua hàng hóa với giá phù hợp, hạn chế được chi phí mua hàng, giao vận, ... thiết lập hệ thống thu mua hợp lý, tăng hiệu quả.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 22: Mục tiêu kế hoạch mua hàng và doanh thu tiêu thụ qua các năm

(ĐVT: Triệu đồng )

Chỉ tiêu KH năm 2018 KH năm 2019 KH năm 2020

I. Mua hàng 97.000 108.000.000 112.000

II. Doanh thu TT 95.000 106.500.000 110.000

Qua bảng 22 trên, ta thấy doanh số mua hàng dự kiến điều tăng qua các năm 2018 -2020. Dự kiến doanh số mua hàng năm 2018 tăng 12.56% đạt 103.000triệu đồng. Dự kiến doanh số mua hàng năm 2019 so với năm 2018 tăng 8.7% đạt 112.000triệu đồng. Dự kiến năm 2020 đạt 120.000triệu đồng tương ứng với 7,1%.

Về Doanh thu tiêu thụ củng tăng qua các năm nhưng dự kiến giảm mạnh trong năm 2020. Doanh thu tiêu thụ dự kiến năm 2018, 2019. 2020 tăng lần lượt là 9.28% , 9,50% , 5,02%.

3.2.Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại CTCP Dược Hậu Giang Chi nhánh Huế

Những kế hoạch trên cho thấy mục tiêu có phần khiêm tốn nhưng phản ánh sự quyết tâm phấn đầu hết mình của Nhân viên DHG CN Huế. Để đạt được những mục tiêu trên, chi nhánh phải thực hiện hệ thống các chính sách đồng bộ, nhịp nhành và ăn khớp nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Vì vậy, ổn định và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

3.2.1.Công tác nghiên cứu thị trường của CTCP Dược Hậu Giang CN Huế

CTCP DHG CN Huế cần phải chú trọng vào việc tìm hiểu đánh giá, phân tích và đưa ra nhưng hành động phù hợp với đối thủ cạnh tranh, phù hợp với tình hình ngành Dược. Tránh việc nắm bắt thông tin quá chậm, không ứng xử kịp trước các chiến thuật của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là về giá, hậu mãi và dịch vụ sau khi bán hàng,.. Giám đốc chi nhánh cần đôn đốc các nhân viên bán hàng hãy bỏ nhiều thời gian để chia sẽ, nói chuyện với các chủ cửa hàng thuốc để năm bắt tâm lý người bênh, những suy nghĩ, lo lắng khi sử dụng sản phẩm hay là góp ý tư vấn những điều cần biết khi sử dụng sản phẩm. Giám đốc chi nhánh cần tuyển những nhân viên bán hàng có kiến thức chuyên môn về ngành nghề, tầm nhìn tổng quát để có thể đánh giá khách quan hơn về những điều nhìn, nghe.

3.2.2. Bán hàng trả chậm và bán hàng với giá ưu đãi

Đại học kinh tế Huế