• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp kinh doanh không chỉ là bán những sản phẩm mình cung cấp mà còn phải bán cả những dịch vụ đi kèm. Chính sách hỗ trợ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Chính sách hỗ trợ cũng chính là một trong những công cụ hỗ trợ cho việc canh tranh mạnh mẽ.

1.2.1.7.Phương thức thanh toán và giao hàng:

Hiện nay có rất nhiều các phương thức thanh toán tại các doanh nghiệp, mỗi phương thức có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chính vì vậy để thích ứng được với yêu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong mọi hoạt động và cách thức thanh toán sao cho tối ưu và hiệu quả nhất. Việc áp dụng lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng phải tùy vào từng loại hình của doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh trên thị trường. Cũng như phương thức thanh toán, phương thức giao hàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, khách hàng. Làm sao cho hoạt động này được diễn ra nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất đó là việc thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp.

Nhân viên của công ty: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu khách hàng và đội ngũ nhân viên. Dưới sức ép của cạnh tranh trên thương trường đang gia tăng, khi mà ngày càng có nhiều công ty kinh doanh các loại hình sản phẩm, dịch vụ trên cùng một lĩnh vực. Việc thị trường không được mở rộng, trong khi số lượng đối thủ cạnh tranh ngày một gia tăng khiến công việc kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao doanhsố và tăng lợi nhuận dường như phụ thuộc lớn vào tài trí, năng lực của nhân viên. Chính vì vậy, để hoạt động kinh doanh ngày một lớn mạnh thì điều cần thiết ở mỗi doanh nghiệp là phải xây dựng được đội ngũ nhân viên vững mạnh.

1.2.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

hối đoái; lãi suất; lạm phát; các chính sách kinh tế của nhà nước. Sự biến động của một biến kinh tế có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cả thị trường.

Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.

Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.

Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm.

Chính sách thuế:Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.

b) Chính trị pháp luật

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội.

Điều này được thể hiện qua các chính sách mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động… Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

c) Khoa học công nghệ

Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là hai yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm.

d) Văn hóa – xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa–xã hội khác nhau, do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố về văn hóa–xã

Đại học kinh tế Huế

hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.

e) Các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, tính thời vụ,…

1.2.2.2.Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô a) Khách hàng.

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và ngược lại, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý.

b) Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành.

Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoàira tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.

c) Nguồn cung ứng đầu vào của doanh nghiệp

Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẽ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Để giảm bớt những ảnh hưởng xấu của nhà cung cấp tới doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt

Đại học kinh tế Huế

với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế.

d) Thị hiếu của người tiêu dùng

Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.

1.3.Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp