• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.1 Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm

1.1.7.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố bên trong (môi trường bên trong) là chủ thể của hoạt động kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng nguồn lực nội bộ kết hợp với môi trường bên ngoài để đạt mục đích của hoạt động kinh doanh. Các nhân tố bên trong bao gồm:

- Nguồn tài lực: Con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới vững, mới có sức cạnh tranh.

- Nguồn vật lực: Nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp sẽ tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.

- Mục tiêu và chiến lược phát triển: Trong từng thời kỳ, doanh nghiệp xác định mục tiêu ngắn hạn cho mình, vì thếnó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụsản phẩm trong thời kỳ đó. Một mục tiêu đúng đắn sẽ đềra chiến lược kinh doanh chính xác và sát với thực tế thị trường giúp doanh nghiệp tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm cung cấp cho khách hàng trên thị trường.

- Sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp:Trên thương trường, uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên phong giúp doanh nghiệp tồn tại.Các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng tạo nên uy tín tốt đối vớikhách hàng và bạn hàng. Với chữ tín tốt đẹp về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp thì người tiêu dùng sẽ đón nhận sản phẩm và góp phần tạo nên ưu thế nhất định cho doanh nghiệp. Vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hoá và một xu thế tất yếu là họ sẽ ưa chuộng những sản phẩm “đồ hiệu”, nghĩa là sản phẩm từ các doanh nghiệp có uy tín, nổi tiếng.

Sản phẩm có chất lượng cao và giá hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Do đó với chính sách giá phù hợp doanh nghiệp sẽ có được tiềm năng để duy trì và tiếp tục chiếm lĩnh phần thị trường mới.

1.1.8. Một sốchỉ tiêu phản ánh kết quảvà hiệu quảtiêu thụsản phẩm

Doanh sốtiêu thụ(Q)

Q = Qix Pi Qi: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ Pi: Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ.

Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

K =(Ct+1) /Ct *100%

Trong đó:

K: Tốc độ tiêu thụ sảnphẩm.

Ct: Doanh thu tiêu thụ năm trước.

Ct+1: Doanh thu tiêu thụ năm nay.

K <100%: Năm nay tiêu thụ kém hơn năm trước và tốc độ tiêu thụ giảm.

K =100%: Tốc độ tiêu thụ không thay đổi, doanh nghiệp tăng trưởng chưa đều.

K >100%: Tốc độ tiêu thụ năm naylớn hơn năm trước, doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng.

Tỷlệhoàn thành kếhoạch tiêu thụ - Xét vềmặt hiện vật: T= Qt1/Qt0

Qt1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ thực hiện.

Qt0: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ kế hoạch.

-Xét vềmặt giá trị:

T = Doanh thu tiêu thụthực hiện/Doanh thu tiêu thụkếhoạch

Các chỉ tiêu khác

-Tỷsuất doanh thu/ chi phí = (Tổng doanh thu / Tổng chi phí)*100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

-Tỷsuất lợi nhuận/ doanh thu =(Lợi nhuận ròng/ Tổng doanh thu)*100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

-Tỷsuất lợi nhuận/ chi phí = ( Lợi nhuận ròng/ Tổng chi phí)*100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

-Tỷsuất lợi nhuận/ vốn = ( Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn)*100%

Chỉtiêu này cho biếtcứ100đồngvốnbỏra thì thuđượcbao nhiêuđồnglợinhuận -Hệsốluân chuyển vốn lưu động = Tổng doanh thu/ Vốn lưu động

Chỉtiêu này cho biết mỗi năm 1 đồng vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng Chỉtiêu vềkhối lượng tiêu thụ:

Công thức:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qtt = Qđk + Qsx +Qck

Trong đó:

Qtt: Khối lượng tiêu thụtrong kỳ Qđk: tồn đầu kỳ

Qsx: Khối lượng được sản xuất trong kỳ Qck: Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ

Dựa vào các chỉ số tiêu thụ để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của nghiệp. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc đánh giá được tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cũng như chủng loại mặt hàng tiêu thụ là rất quan trọng. Đây là khâu cuối cùng của công tác tiêu thụ sản phẩm, để doanh nghiệp thấy được những mặt được cũng như những mặt yếu kém còn tồn tại. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu kém trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

1.2.Cơ sởthực tiễn

1.2.1. Thực tiễn về ngành nhựa Việt Nam

Nhiều năm nay ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mứctăng trưởng khá cao tại Việt Nam với mức tăng hàng năm là từ 16% đến 18%. Có những mặt hàng nhựa tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Về xuất khẩu, năm 2015 sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu tới hơn 159 thị trường trên thếgiới với mức tăng trưởng cả năm ước tính đạt khoảng 12.4% tương ứng kim ngạch ước đạt hơn 2.45 tỷ USD.

Chúng ta thấy rằng đây là một ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao so với các ngành khác của Việt Nam. Và hiện nay thì việc tăng trưởng về số lượng sử dụng sản phẩm nhựa trên đầu người cũng tăng rất làấn tượng vì thếthì mức độ tăng trưởng sẽcòn giữ vững trong thời gian dài sắp tới. Ngành nhựa phát triển mạnh là do nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam tăng cao cộng với xu hướng của thế giới đang thay đổi khi lựa chọn sản phẩm làm bằng nhựa nhiều hơn các sản phẩm được làm bằng những nguyên liệu khác như gỗ, kim loại, nhôm bởi giá nguyên liệu rẻ, sản xuất được nhiều đặc biệt giá dầu thô thế giới liên tục có những lúc giảm sâu,thuế suất xuất khẩu sản phẩm nhựa đang được xem xét giảm . Đây được xem là những cơ hội lớn đểphát triển ngành công nghiệp nhựa trong những năm tiếp theo. Mặt khác, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh cải tiến quy trình ,công nghệsản xuất đểcungứng ra thị trường nhiều chủng loại nhựa ,bao bì nhựa cao cấp,vật liệu nhựa xây dựng,ống nhựa..đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế đồng thời đón đầu những cơ hội mà các hiệp định đã ký kết

Trường Đại học Kinh tế Huế

mang lại. Hiện thị trường xuất khẩu truyền thống của doanh nghiệp nhựa Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, và một số ít các nước châu Âu. Tuy nhiên, với những diễn biến thuận lợi trên thì trong những năm tới các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể mởrộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác như Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Malaysia, Indonexia,… Đây là những nước đánh giá cao về chất lượng sản phẩm nhựa của Việt Nam. Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đã phát triển khá mạnh trong thời gian qua nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải giảm tỷtrọng nhóm hàng cho giá trị thấp và tăng tỷ trọng các ngành hàng cho giá trị cao để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Do vậy để tận dụng tối đa những lợi thế phát triển trong những năm tới các doanh nghiệp nhựa sẽ phải thúc đẩy mạnh khâu cải tiến,đầu tư công nghệ mới mặt khác doanh nghiệp ngành nhựa cần nhận thức đầy đủ cơ hội cũng như thách thức khi hội nhập sâu vào sân chơi toàn cầu nhằm đón đầu các sản phẩm mang tính hội nhập cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

1.2.2. Thực tiễn về nhựa xây dựng tại Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa vật liệu xây dựng phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu xây dựng dân dụng, hạ tầng trong nước và duy trì tăng trưởng tích cực trong 2017-2018, dự báo nhu cầu vẫn sẽ tiếp tục gia tăng ổn định trong những năm tới đây.

Ngành bất động sản của Việt Nam trong dài hạn có rất nhiều triển vọng với xu hướng đô thị hoá ngày càng tăng và nhu cầu cải tạo nhà ở cao tại các khu đô thị. Tỷlệ đô thị hoá của Việt Nam hiện đang ở mức khoảng 33% (theo Bộxây dựng),và tốc độ đô thị hoáở Việt Nam đạt 3.4%/năm (theo thống kê của Ngân hàng thếgiới).Thêm vào đó, sự tăng lên nhanh chóng của tầng lớp trung lưu cũng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở mới và nhu cầu cải tạo nhà ở (theo điều tra của Cushman & Wakefield châu Á - Thái Bình Dương, sốhộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua). Đặc biệt sức ép từ tốc độ đô thị, dân sốvà tỉ lệ thất thoát nước đang khiến Việt Nam đối mặt vớinguy cơ quá tải khiến nhu cầuống cấp thoát nước là rất lớn. Do vậy, triển vọng dài hạn của ngànhống nhựa xây dựng còn rất lớn và tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp nội địa đầu tư vào phát triển sản xuất loại sản phẩm nhựa này.

Trường Đại học Kinh tế Huế