• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng, căn cứvào hàng hóa vận chuyển, điều kiện vận chuyển để lựa chọn mua bảo hiểm thích hợp cho hàng hóa. Hợp đồng bảo hiểm thường được chia thánh hai loại: Hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến

- Lập bộchứng từthanh toán

Sau khi giao hàng, nhà sản xuất nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để đòi tiền nhà nhập khẩu. Bộchứng từnày phải chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C vềcả nội dung và hình thức. Bộ chứng từbao gồm: hóa đơn thương mại, vận đơn (đường biển, đường sắt, đường hàng không), chứng từbảo hiểm, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứvà giấy chứng nhận vệsinh

- Giải quyết tranh chấp (nếu có)

Người mua khiếu nại người bán: giao hàng không đúng vềsố lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, nguồn gốc như trong hợp đồng quy định, bao bì, kí mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển

Người bán khiếu nại người mua: trong các trường hợp như trả tiền chậm so với quy định

Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bải hiểm: khi người chuyên chởvi phạm hợp đồng chuyên chở như đưa tàu đến cảng không đúng quy định, bị mất thất lạc trong quá trình chuyên chở.

Nhìn chung, những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu cần nắm vững từng nội dung của hoạt động này, nắm được công việc cụ thể của từng nội dung, nghiên cứu kỹ đểthực hiện tốt được hoạt động này. Ngoài ra, trong quy trình thực hiện tổ chức hợp đồng, trình tự các bước không nhất thiết phải đúng theo trình tự, mà tùy vào từng điều kiện của doanh nghiệp, từng hợp đồng mà áp dụng. Để đưa ra những chính sách chiến lược thâm nhập phù hợp, doanh nghiệp còn phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Mục tiêu của phân tích bên ngoài là nhận thức các cơ hội cũng như các thách thức từ môi trường vĩ mô và vi mô thường được xem xét các nhân tố như: xã hội, chính trị, chính phủpháp lý, công nghệcó thể tác động đến tổchức. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp như đối thủcạnh tranh trong ngành, đối thủtiềmẩn, các sản ohaarm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng.

1.1.4.2 Môi trường vĩ mô 1.1.4.2.1 Tình hình kinh tế

Tình hình phát triển kinh tếcủa thị trường xuất khẩu cóảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sựphát triển kinh tếcủa thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.

1.1.4.2.2Môi trường Chính tr- pháp lut

Yếu tốchính trị là nhân tốkhuyến khích hoạc hạn chếquá trình quốc tếhóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủcó thể làm tăng sựliên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏcác hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi khôngổn định về chính trị sẽcản trở sựphát triển kinh tếcủa Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh.

Các yếu tốChính trị- pháp luậtảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định mà chính phủ tham gia vào các tổchức quốc tếtrong khu vực và trên thếgiới cũng như các thông lệquốc tế:

- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia

- Các vấn đềpháp lý và tập quán quốc tếcó liên quanđến việc xuất khẩu

- Các quy định luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủtục quy định,…) - Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi

- Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện hợp đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài những vấn đề nói trên Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan,…Các chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Vì vậy, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tếvà sựcan thiệp của nhà nước

1.1.4.2.3 Yếu tcông nghvà tnhiên

- Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy nóảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường, mặt hàng xuất khẩu

- Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trưởng tiêu thụ

- Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai, bão,…

- Sự phát triển của khao học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho pháp các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiến hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quảhoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tốcông nghệ còn tácđộng đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến vận tải, ngân hàng

- Các yếu tốhạtầng phục vụhoạt động xuất khẩu:

+ Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, kho tàng… hệthống cảng biển nếu hiệu đại sẽgiảm bớt thời gian bốc dỡ, thủtục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu

+ Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu

+ Hệthống bảo hiểm, kiểm ta chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra

1.1.4.2.4 Yếu txã hi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hoạt động con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định.

Chính vị vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tốxã hội là tương đối rộng, do vậy đểlàm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tốnày có thể nghiên cứuảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt là trong ký hợp đồng.

Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, quyết định đến cách thức tiêu dùng, thứtự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thõa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vị vậy yếu tố văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường má mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.1.4.3 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô của công ty theo Michael Porter bao gồm năng lực cạnh tranh đó là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế

Qua mô hình các doanh nghiệp ta có thể thấy được các mối đe dọa hay thách thức với cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là trung tâm. Xuất phát từ đây doanh nghiệp có thể đề ra sách lược hợp lý nhằm hạn chế đe dọa và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

- Sự đe dọa của đổi thủcạnh tranh tiềmẩn: các đối thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thếcủa người đi sau, do đó khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại đểcó khả năng chiếm lĩnh thị trường

- Sức ép của nhà cung cấp: nhân tốnày có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vật tư đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc sẵn sàng liên kết với nhau đểchi phối thị trường nhằm hạn chếkhả năng của doanh nghiệp hoặc làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước cho doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu có nguy cơ bị gián đoạn

- Sức ép của khách hàng: trong cơ chế thị trường, khách hàng được coi là

“thượng đế”. Khách hàng có khả năng thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay

Nhà cung

cấp

Đối thủtiềm năng

Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại

Các sản phẩm thay thế

Người mua

Trường Đại học Kinh tế Huế

đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp

Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bịchính các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại quốc gia chủnhà hoặc một nước thứba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó.

Trong một sốtrường hợp các doanh nghiệp sởtại này lại được chính phủbảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thểcạnh tranh được với họ.

1.1.5 Hiệu quảhoạt động xuất khẩu