• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM

3.2. Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

3.2.3.1. Nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức thông qua việc cập nhập thường xuyên chế độvề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

KBNN các cấp là cơ quan thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên cơ sở chế độ chính sách chế độ về quản lý đầu tư xây dựng do nhà nước ban hành, do vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB phải tích cực nghiên cứu và cập nhật thường xuyên chế độ chính sách, để làm được việc ngoài việc nỗ lực học tập của mỗi công chức, tuy nhiên đơn vị cũng cần phải được tổ chức phổ biến, quán triệt một cách thườngxuyên.

Tổ chức tập huấn toàn hệ thống về các văn bản chế độ mới liên quan đến công tác kiểm soát chi, quyết toán vốn đầu tư XDCB, hoặc nắm bắt các khó khăn vướng mắc của các đơn vị cơ sở qua đó để có giải đáp kịp thời, qua đó kịp thời cập

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhật và hướng dẫn thực hiện những quy định mới để áp dụng vào thực tiễn kiểm soát chi vốn đầu tư.

Hai là, nắm bắt kịp thời những vướng mắc về cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư, từ đó chủ động đề xuất, kiến nghị các cơ quan chức năng trong việc sửa đổi chế độ quản lý đầu tư xây dựng cho phù hợp với thực tiễn.

Ba là, kịp thời ban hành công văn hướng dẫn thực hiện mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách quản lý đầu tư, tổng hợp in thành tập chế độ cũng như ban hành “cẩm nang kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB” giúp các KBNN địa phương cũng như các chủ đầu tư thuận tiện trong việc tra cứu sử dụng.

3.2.3.3. Tăng cường mối quan hệ với cơ quan tài chính đồng cấp

Duy trì và phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính đồng cấp, nhằm làm tốt vai trò tham mưu với các cấpchính quyền trong quản lý vốn đầu tư của NSNN, đòi hỏi KBNN phải triển khai thực hiện tốt:

Kết nối thông tin giữa KBNN và cơ quan tài chính và các Bộ ngành nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình kiểm soát chi vốn đầu tư của các dự án được thông báo qua KBNN, phục vụ tốt công tác điều hành, quản lý vốn đầu tư XDCB; hiện tại dự án Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) đã được triển khai thành công tại hơn 63 tỉnh trên toàn quốc, sự thành công của dự án sẽ góp phần kết nối thông tin giữa KBNN và cơ quan tài chính và các Bộ ngành từ khi giao dự toán đến tiến độ giải ngân của các dự án.

Thông qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư, KBNN có ý kiến đánh giá, nhận xét về tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, qua đó tham mưu với các cấp có thẩm quyền thực hiện điều hoà, điều chỉnh kế hoạch kịp thời từ những dự án không có khả năng thực hiện sang nhưng dự án có khối lượng thực hiện lớn; phát hiện và báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những dự án chưa thực hiện đúng trình tự, hoặc thiếu thủ tục đầu tư xây dựng, từ đó có biện pháp đôn đốc và tháo gỡ khó khăn các chủ đầu tư.

3.2.3.4. Tăng cường mối quan hệ với chủ đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát chi vốn đầu tư như phát sinh khối lượng thực hiện, khối lượng thực hiện đề nghị thanh toán chưa có trong dự toán, hợp đồng… nhằm thanh toán vốn đầu tư kịp thời, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa một dự án vào khai thác sử dụng khai thác đòi hỏi các đơn vị KBNN phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, cụ thể như:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi phải có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện công trình, có thể kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất trên nguyên tắc: Việc kiểm tra thực tế tại hiện trường của KBNN chủ yếu nhằm tăng cường vai trò kiểm soát của KBNN trong việc làm rõ những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ thanh toán. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung đề nghị thanh toán sai quy định nếu KBNN không phát hiện được. Khi kiểm tra, KBNN phải báo trước cho chủ đầu tư về mục đích cũng như nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, không được lợi dụng việc kiểm tra để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho đơn vị được kiểm tra. Sau khi kiểm tra phải có báo cáo kết quả và các kiến nghị (nếu có).

Định kỳ có thông báo cho các các chủ đầu tư về tình hình giải ngân của dự án đặc biệt là đối với các dự án có tốc độ giải ngân thấp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án cho phù hợp với khả năng thực hiện, tránh tính trạng đến cuối năm mới điều chỉnh gây khó khăn cho việc thực hiện của dự án cũng như lãng phí vốn của nhà nước, thông qua đó các Bộ, ngành địa phương nắm bắt kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư cũng như có biện pháp thúc đẩy các chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ thực hiện của dự án.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ