• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẶT

2.2 kết quả nghiên cứu

2.2.6. Phân tích hồi quy

Phân tích tương quan

Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính ta sẽxem xét các mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng lớn chứng tỏ mối quan hệ tuyến tính càng lớn và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp. Mặt khác, nếu giữa các biến độc lập cũng có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho biết giữa chúng có thểxảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình tađang xét.

Bảng 2.15: Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụthuộc

YD DSD NTHI GCTD CNTT CNCL

Tương quan Pearson 1,000 0,669 0,585 0,473 0,650 0,586

Sig. (1- tailed) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,000

N 115 115 115 115 115 115

Nguồn: Xửlý sốliệu bằng SPSS Dựa vào kết quảphân tích trên, ta thấy:

- Giá trị Sig.(2-tailed) của các nhân tốmới đều bé hơn mức ý nghĩa α = 0,05, cho thấy sự tương quan cóý nghĩa giữa các biến độc lập và biến phụthuộc.

- Hệsố tương quan Pearson cũng khá cao (có 4 nhân tố lớn hơn 0,5, và 1 nhân tố thấp hơn 0,5) nên ta có thểkết luận rằng các biến độc lập sau khi điều chỉnh có thểgiải thích cho biến phụthuộc“Ý định đặt phòng”.

Sau khi tiến hành phân tích nhân tốkhám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố, ta

Trường Đại học Kinh tế Huế

quy bội) để xem xét mối liên hệgiữa biến phụthuộc và các biến độc lập. Khi phân tích hồi quy, kết quả sẽ cho thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng tại Khách sạn Thanh Xuân Huếqua Booking.com và mức độ tác động của chúng.

Cụthể, phân tích hồi quy được thực hiện với 5 biến độc lập: (1) Tính dễsửdụng, (2) Nhận thức hữu ích, (3) Giá cả và thái độ, (4) cảm nhận tin tưởng, (5) cảm nhận chất lượng và biến phụ thuộc ý định đặt phòng. Phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter) được dùng đểphân tích hồi quy. Giá trị của các yếu tố được dùng đểchạy hồi quy là giá trịtrung bình từcác yếu tố.

Mô hìnhđược viết như sau:

YD= ß0+ ß1DSD + ß2NTHI + ß3GCTD + ß4CNTT + ß5CNCL Trong đó:

ß0: hệsốtựdo

ßi: hệsốhồi quy riêng phần tương ứng với các biến độlập.

YD: giá trị của biến phụthuộc là ýđịnh đặt phòng tại khách sạn Thanh Xuân qua Booking.com

DSD: Giá trị biến độc lập thứnhất là tính dễsửdụng NTHI: Giá trịbiến độc lập thứhai là Nhận thức hữu ích GCTD: Giá trị biến độc lập thứba là giá cả và thái độ CNTT: Giá trịbiến độc lập thứ tư là cảm nhận tin tưởng CNCL: Giá trịbiến độc lập thứba là cảm nhận chất lượng

Đánh giá mức độphù hợp của mô hình hồi quy

Để đánh giá độphù hợp của mô hình ta dùng hệsố xác định R2điều chỉnh. Hệsố xác định R2 điều chỉnh của mô hình này là 68,3%, thể hiện 4 biến độc lập trong mô hình giải thích được 68,3% biến thiên của biến phụ thuộc. Với giá trị này thì độ phù hợp của mô hình là chấp nhận được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.16: Mô hình tóm tắt sửdụng phương pháp Enter

hình R R2 R2 điều

chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin-Watson

1 0,827 0,683 0,669 0,33000 1,730

Nguồn: Xửlý sốliệu bằng SPSS

Kiểm định độphù hợp của mô hình

Bước tiếp theo trong phân tích hồi quy là thực hiện kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập hay không

Kiểm định cặp giảthuyết:

H0: Mô hình hồi quy tuyến tính là không phù hợp (ß12 = ß3 = ß4) Hi: Mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp (tồn tại ít nhất ßi# 0) Ta có Sig. của F = 0,00 < 0,05 nên bác bỏgiảthuyết H0

Bảng 2.17: Kiểm định vềsựphù hợp của mô hình hồi quy Mô hình Tổng phương

sai lệch df Bình phương tổng

phương sai lệch F Mức ý nghĩa Sig.

Mô hình

hồi quy 25,601 5 5,120 47,017 0,000

Số dư 11,870 109 0,109

Tổng 37,471 114

Nguồn: Xửlý sốliệu bằng SPSS Từ bảng 2. ta thấy Sig. của F = 0,00 < 0,05 từ đó có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, điều này có nghĩa là kết hợp của các biến thể hiện có trong mô hình có thểgiải thích được thay đổi của biến phụ thuộc hay nói cách khác có ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến phụthuộc.

Mặc khác, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến do có hệsố phóng đại VIP của các biến (VIP < 10) và không có sự tương quan do kiểm định Durbin– Watson = 1,730 thuộc trong khoảng chấp nhận (1,6 đến 2,6). Ngoài ra, kiểm định hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quảSig. < 0.05. Vậy nên, có đủ bằng chứng thống kê đểbác bỏgiảthuyết H0 đối với các nhân tố này hay các giả thuyết Hi được chấp nhận với mức ý nghĩa là 95%.

Kết quảphân tích hồi quy và mức độquan trọng của từng nhân tố Bảng 2.18: Kết quảphân tích hồi quy đa biến

Mô hình

Hệsố chưa chuẩn hóa Hệsốchuẩn hóa

t Sig.

B Sai sốchuẩn Beta

Hằng số -0,533 0,321 -1,658 0,100

DSD 0,247 0,073 0,256 3,364 0,001

NTHI 0,238 0,007 0,207 3,101 0,002

GCTD 0,002 0,075 0,002 0,033 0,974

CNTT 0,418 0,074 0,358 5,659 0,000

CNCL 0,265 0,064 0,272 4,138 0,000

Nguồn: Xửlý sốliệu bằng SPSS Giá trị Sig. tại các phép kiểm định của các biến độc lập được đưa vào mô hình:

“Tính dễ sử dụng”, “Nhận thức hữu ích”, “Cảm nhận tin tưởng”, “Cảm nhận chất lượng”đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các biến độc lập này có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Riêngđối với biến độc lập“Giá cả và thái độ”có giá trịSig. là 0,974 > 0,05 nên bị loại khỏi mô hình hồi quy. Ngoài ra, hằng sốtrong mô hình có giá trịSig. là 0,100 >

0,05 nên cũng sẽbị loại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phương trình hồi quy tổng quát của mô hìnhđược biết lại như sau:

YD= 0,256DSD + 0,207NTHI + 0,358CNTT + 0,272CNCL

Dựa vào mô hình hồi quy trên ta thấy hệ số ß1 = 0,256 có nghĩa là khi nhân tố

“Tính dễsửdụng” thay đổi 1 đơn vịtrong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho ý định đặt phòng tại khách sạn Thanh Xuân Huế thông qua Booking.com cũng biến động cùng chiều 0,256 đơn vị.

Đối với nhân tố “Nhận thức hữu ích” có hệ số ß2 = 0,207 có nghĩa là khi nhân tố

“Nhận thức hữu ích” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho ý định đặt phòng tại khách sạn Thanh Xuân Huế thông qua Booking.com cũng biến động cùng chiều 0,207 đơn vị.

Đối với nhân tố “Cảm nhận tin tưởng” có hệ số ß4 = 0,358 có nghĩa là khi nhân tố “Cảm nhận tin tưởng” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho ýđịnh đặt phòng tại khách sạn Thanh Xuân Huếthông qua Booking.com cũng biến động cùng chiều 0,358 đơn vị.

Đối với nhân tố “Cảm nhận chất lượng” có hệ sốß5 = 0,272 có nghĩa là khi nhân tố “Cảm nhận chất lượng” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho ýđịnh đặt phòng tại khách sạn Thanh Xuân Huếthông qua Booking.com cũng biến động cùng chiều 0,272 đơn vị.

Phương trình trên cho thấy, khi các yếu tố “Tính dễ sửdụng”, “Nhận thức hữu ích”, “Cảm nhận tin tưởng”, “Cảm nhận chất lượng” càng cao thì ý định đặt phòng tại khách sạn Thanh Xuân Huế qua Booking.com càng cao. Trong đó thành phần cảm nhận tin tưởng tác động mạnh nhất đến ý định đặt phòng tại khách sạn Thanh Xuân Huếthông qua Booking.com, tiếp đến là cảm nhận chất lượng của khách hàng. Kếtiếp là tính dễsửdụng và cuối cùng là nhận thức hữu ích của khách hàng.

2.2.6 Đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt