• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG BOOKING.COM CỦA

1.2 Cơ sở thực tiễn

Cảm nhận vềchất lượng

Nghĩ rằng Booking.com có chất

lượng cao CNCL1

Ths Hồ Huy Tựu (2014).

Nghĩ rằng Booking.com có tốc

độkết nối và truy cập nhanh CNCL2 Nghĩ rằng Booking.com có dịch

vụ chăm sóc khách hàng tốt CNCL3

Thái độ

Rất thích đặt phòng của khách

sạn trên Booking.com TĐ1 Fish bein và cộng sự (1989)

Cảm thấy đúng đắn khi đặt phòng của khách sạn qua Booking.com

TĐ2

Cảm thấy thoải mái hơn khi đặt phòng khách sạn qua Booking.com

TĐ3

Ý định đặt phòng

tại khách sạn Thanh Xuân Huế

Hài lòng về chất lượng của

khách sạn YĐ1 Nguyễn Thị Ngọc Giàu

(2016), Lê Thị Quỳnh Anh (2018).

Hoàn toàn yên tâm khi đặt phòng

khách sạn qua Booking.com YĐ2 Tiếp tục chọn khách sạn Thanh

Xuân khi có dịp đến Huế YĐ3 Sẽgiới thiệu cho người thân, bạn

bè đặt phòng khách sạn qua Booking.com

YĐ4

trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thếgiới.

Tổng cục Thống kê, ước tính sốkhách quốc tế đến Việt Nam tháng 12.2019 đạt 1.710.170 lượt khách, giảm 5,5% so với tháng 11.2019 nhưng lại tăng 24,4% so với tháng 12.2018. tính chung 12 tháng năm 2019, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18.008.590 lượt khách, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 14.377.500 lượt, khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 264.110 lượt khách, khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 3.366.970 lượt khách.

Trong đó, 10 thị trường đưa khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc đạt 5.806.400 lượt người, Hàn Quốc đạt 4.290.800 lượt người, Nhật Bản đạt 951.960 lượt người, Đài Loan (TQ) đạt 926.750 lượt người, Mỹ đạt 746.170 lượt người, Nga đạt 646.520 lượt người, Malaysia đạt 606.200 lượt người, Thái Lan đạt 509.800 lượt người, Australiađạt 383510 lượt người, Anh đạt 315.080 lượt người.

So với cùng kỳ năm 2018, đa số các thị trường khách năm 2019 đều tăng, trong đó: Thái Lan tăng cao nhất 45,9%; Đài Loan (TQ) tăng 29,8%; Hàn Quốc tăng 23,1%;

Indonesia tăng 21,3%; Philippines tăng 18,2%; Trung Quốc tăng 16,9%; Nhật tăng 15,2%; Campuchia tăng 12,3%; Malaisia tăng 12,2% và Bỉ tăng 8,9%... Tuy nhiên, một số thị trường khách giảm như: Hồng Kông (TQ) giảm 40,8%; Lào giảm 17,9%;

Phần Lan giảm 5,7%; New Zeland giảm 5,5% và Australia giảm 0,9%.

Ước tính sốliệu khách du lịch nội địa năm 2019 đạt 85 triệu lượt khách, trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Thông tin từ các địa phương cho thấy, lượng khách du lịch và tổng thu từkhách du lịch năm 2019 đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Một số địa phương có kết quảtiêu biểu như sau: Ninh Bình ước đón 7,6 triệu lượt khách (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018), tổng thu từ du lịch đạt 3.600 tỉ đồng; Hải Phòng đón 9 triệu lượt khách (tăng 16,4%) trong đó khách quốc tế đạt 930 nghìn lượt khách (tăng 8,25%);

Khánh Hòaước đón 7,2 triệu lượt khách, trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 27,5 %); tổng thu du lịch ước đạt 27.100 tỉ đồng (tăng 24,2%); Thừa Thiên Huế ước

Trường Đại học Kinh tế Huế

đón 4,8 triệu lượt (tăng 10,8%), trong đó khách quốc tế ước đạt 2,2 triệu lượt (tăng 12,7%), khách lưu trú ước đạt 2,2 triệu (tăng 5,03%), doanh thu từ du lịch ước đạt 4.900 tỉ đồng (tăng9,6% so với năm 2018)...

Trong những năm gần đây, ngành du lịch việt nam đều có sự tăng trưởng ổn định, bìnhquân tăng trên 15% cả vềsố lượng và khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Vềtốc độ tăng trưởng khách quốc tế, Việt Nam hiện đang ởmức cao (21%), trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia mạnh về du lịch trong khu vực.

Tuy nhiên vào năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 ngành du lịch Việt Nam chịu rất nhiều thiệt hại, doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước.Theo nhận định của các chuyên gia, doanh thu giảm như vậy một phần lớn là do thị trường du lịch quốc tế chưa hoạt động trở lại. Cụ thể, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 6 ước tính đạt 8,8 nghìn lượt người, giảm 61,3% so với tháng trước và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.744,5 nghìn lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Kế hoạch mới ban hành của Tổng cục Du lịch, toàn ngành sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng đề án phát triển du lịch số, trước mắt ưu tiên phát triển du lịch thông minhở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phốHồ Chí Minh và thành phốHuế. Theo đó, toàn ngành sẽ tập trung phát triển du lịch thông minh trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng các công nghệmới như: Công nghệ và phương tiện mới giúp hiện đại hóa kết cấu hạtầng du lịch, cơ sởvật chất kỹthuật du lịch; trang thiết bịchuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia; công nghệcó khả năng giúp các cơ sở lưu trú du lịch tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và năng suất lao động.

1.2.2 Thực trạng phát triển ngành du lịch của thành phố Huế giai đoạn 2019-2020 và định hướng phát triển đến 2030

Ông Trần Hữu Thùy Giang -Phó Giám đốc SởDu lịch Thừa Thiên Huếcho biết:

Trường Đại học Kinh tế Huế

giường; 78 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý lữhành, 8 điểm du lịch; 38 doanh nghiệp vận chuyển du lịch và nhiều cơ sởkinh doanh dịch vụdu lịch.

Năm 2019 vừa qua, tổng lượng khách du lịch đến Cố đô Huế đạt hơn 4,8 triệu lượt; tăng hơn 11% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt hơn 2,1 triệu lượt. ông Nguyễn Văn Phúc - Phó giám đốc SởDu lịch Thừa Thiên Huế thông tin, tổnglượt kháchđến Thừa Thiên Huế năm 2019 đạt 4,817 triệu lượt, tăng 11,18% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,186 triệu lượt, tăng 12,06% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2,247 triệu lượt, tăng 7,30%.

Doanh thu từ cơ sở lưu trú năm 2019 đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54% so với năm 2018, tổng thu từdu lịch đạt 11.300 tỷ đồng.

Khách du lịch Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Huế trong năm 2019, chiếm 19,9%. Thị trường khách du lịch Thái Lan quay trở lại và tăng mạnh so với năm 2017, 2018, chiếm 12,9% và đứng vị trí thứhai. Một số thị trường truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ giữ mức tăng trưởng ổn định, đóng góp ở mức cao về thị phần khách du lịch đến Huế như Pháp (7,5%), Anh (5,3%), Mỹ (5,1%), Đức (4,7%)...

Bước qua năm 2020 trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 gây nhiều tổn thất cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Sốliệu khảo sát từ 472 cơ sở lưu trú cho thấy có 89% tổng số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid là 6.228 người, cụ thể có 2.469 lao động bị giảm lương, giảm công làm, 669 lao động nghỉ không lương có hỗ trợ; cho thôi việc 936 người (chiếm 16%), nghỉ không lương không hỗ trợ là 1.298 người (12,6%). Điều này đãảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động trong các cơ sở lưu trú.

Tổng lượt khách quốc tế 4 tháng đầu năm 2020 mà các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn trực tiếp khai thác giảm 56,4%. Lượng khách nội địa 4 tháng đầu 2020 giảm đến 93,2% so với cùng kỳ.

Trước tình thế khó khăn của ngành du lịch, đặc biệt là với các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện các gói kích cầu nhằm vực dậy ngành du lịch, trong đó đặc biệt là miễn phí 100% vé vào di tích từngày 30/4 -7/5, đã thu hút trên 22 nghìn lượt khách đến Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những biện pháp mang tính quyết liệt đã bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định. Sở Du lịch Thừa Thiên Huếcho biết, tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 5, lượng khách đến Huế ước đạt 65,062 lượt, tăng gần 60.000 lượt so với cùng kỳ tháng 4 (6.675 lượt) trong đó lượng khách quốc tế đạt 4.573 lượt.

-Hướng đi của du lịch Thừa Thiên Huếhậu covid

UBND tỉnh triển khai nhiều gói kích cầu của chínhquyền trong năm 2020 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý với các hình thức: Mở cửa miễn phí vào tam quan Đại Nội và các điểm di tích từ ngày 30/4/2020 - 7/5/2020 (đã triển khai), giảm 50% phí tham quan các điểm di tích từ ngày 8/5/2020 -31/7/2020.

Tùy thuộc vào tình hình khôi phục của thị trường khách du lịch, các tháng còn lại năm 2020 để tiếp tục thực hiện kích cầu bằng việc giảm phí tham quan các điểm di tích. Song song với đó là tăng các chương trình biểu diễn miễn phí ở Đại Nội, ít nhất là 1 chương trình biểu diễn nghệ thuật 1 ngày tại một khung giờ cố định trong thời gian từ ngày 15/7/2020 đến hết năm 2020.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế vào ngày 31/5/2020 với chủ đề “Kết nối lữ hành: Huế - điểm đến an toàn và thân thiện” nhằm thực hiện các giải pháp kích cầu du lịch nội địa, hỗ trợ ngành du lịch địa phương. Diễn đàn hướng đến đánh giá khả năng hồi phục du lịch Thừa Thiên-Huế, xác định các đối tượng thị trường khách trở lại địa phương trong bốicảnh hiện nay và sau dịch,công bố chương trình kích cầu du lịch của tỉnh năm 2020, kết nối với TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam triển khai chương trình kích cầu liên kết 3 địa phương, đồng thời chú trọng quảng bá du lịch, kết nối các doanh nghiệp lữ hành, lưutrú lớn trong nước triển khai các chương trình kích cầu.

Có thể thấy, các gói kích cầu lúc này là hết sức cần thiết để từng bước làmấm trở lại thị trường du lịch, giải quyết công ăn việc làm cho nhân lực ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Với sự chủ động của doanh nghiệp du lịch, những chính sách hỗ trợ thiết thực của chính quyền hứa hẹn sẽ thổi một “làn gió mới” đến ngành du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý