• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích lợi nhuận

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 133-138)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ, LỢI NHUẬN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH TỐI ƯU

II. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi phí trong hoạt động của DN hoặc có thế hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí của hoạt động đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Các chỉ tiêu sử dụng phân tích lợi nhuận (L) + Tổng lợi nhuận

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - CP bán hàng và CP q.lý DN.

Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính - C hi phí tài chính - Thuế.

Lợi nhuận bất thường = Doanh thu bất thường - Chi phí bất thường.

+ Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận Doanh thu x 100

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu = Lợi nhuận thuần Doanh thu x 100 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu = Lãi gộp

Doanh thu x 100 - Phân tích lợi nhuận

► Phân tích khái quát lợi nhuận

- Tài liệu dùng để phân tích chung lợi là các báo cáo tài chính của DN.

- Nội dung phân tích:

+ So sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối lợi nhuận của các năm liền nhau + Tính toán và so sánh tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu

+ Nghiên cứu sự thay đổi khối lượng và tỷ trọng lợi nhuận phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh

► Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Có thể phân chia các nhân tố tác động tới lợi nhuận một DN thành 3 nhóm, gồm:

- Mở rộng thị trường hàng hoá.

- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

- Hoàn thiện tổ chức kinh doanh.

Những nhân tố chủ yếu thuộc nhóm định lượng có thể xác định được gồm:

+ Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ + Giá tiêu thụ SP hàng hoá

+ Tiền công lao động, nguyên vật liệu + Chi phí bình quân

+ Chi phí biên, thu nhập biên

Trường Đại học Kinh tế Huế

► Phân tích lợi nhuận tiêu thụ Nếu gọi:

L: Lợi nhuận D: Doanh thu

Gv: Giá vốn hàng bán

Cn: Chi phí ngoài sản xuất (Gồm chi phí bán hàng và quản lý DN) Chúng ta có thể viết: L = D - Gv - Cn

Nếu chi tiết cho việc tiêu thụ nhiều loại sản phẩm:

L = ∑ Qi pi - ∑ Qi Gvi - ∑ Qi Cni = ∑ Qi (gi - Gvi - Cni) = ∑Qi li

(Qi sản lượng SP i tiêu thụ; pi giá bán đơn vị SP i; Gvi giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm i, Cni chi phí ngoài sản xuất đơn vị sản phẩm i và li là lãi lỗ đơn vị SP i)

Tiến hành phân tích:

* Ðối tượng phân tích: ΔL = L1 - L0

Lợi nhuận năm nay: L1 = Σ Q1i (g1i - Gv1i - Cn1i) = ΣQ1i.l1i

Lợi nhuận năm trước: L0 = Σ Q0i (g0i - Gv0i - Cn0i) = ΣQ0i l0i

* Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng:

+ Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ (Q): ΔLQ = L0 x Tt - L0 Trong đó: Tt là tỷ lệ phần trăm hoàn thành khối lượng tiêu thụ:

Tt = 100

0 0

0

1 ×

Σ Σ

i i

i i

p Q

p

Q

+ Ảnh hưởng nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ (K): ΔLK = ∑Q1i l0i - L0 Tt + Ảnh hưởng nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm (l): ΔLl = L1 - ∑Q1i l0i

Trong đó:

- Ảnh hưởng nhân tố giá bán đơn vị (p): ΔLp = ∑Q1i ( p1i - p0i )

- Ảnh hưởng nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị (Gv): ΔLGv = - ∑Q1i (Gv1i -Gv0i) - Ảnh hưởng nhân tố CP ngoài sản xuất đơn vị (Cn): ΔLCn = -∑Q1i (Cn1i - Cn0i)

* Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:

ΔLQ + ΔLK +ΔLl = ΔL hoặc: ΔLQ + ΔLK + ΔLp + ΔLGv + ΔLCn = ΔL III. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu

- Quá trình phân tích các PAKD ngắn hạn sẽ được tiến hành qua hai giai đoạn:

+ Thu thập Thông tin kế toán sau đó tính toán thành các dạng thích hợp.

+ Các yếu tố chất lượng có bản chất quan trọng sẽ được xác định.

- Nguồn thông tin sử dụng:

+ Các khoản thu/chi khác biệt + Chi phí cơ hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

1) Phân tích các PAKD ngắn hạn trong điều kiện hiện có của DN

►Phân tích trường hợp các PAKD có tính chất loại trừ lẫn nhau

Các phương án có tính chất loại trừ lẫn nhau là các phương án mà khi ta chọn phương án này thì phải loại bỏ phương án kia. Trình tự phân tích gồm hai bước:

- Bước 1: Phân tích tuần tự từng phương án kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn mặt chất lượng, trong đó chú ý xác định đầy đủ chi phí cơ hội của từng phương án.

- Bước 2: So sánh kết quả đã phân tích để lựa chọn phương án tối ưu.

► Phân tích trường hợp các PAKD không có tính chất loại trừ lẫn nhau Phương pháp phân tích: So sánh các thông tin thích hợp của các phương án với nhau.

- Phân tích trong trường hợp có các sản phẩm thường xuyên bị lỗ

Một số DN sản xuất một số sản phẩm, trong đó có những sản phẩm bị lỗ thường xuyên. Vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục sản xuất những sản phẩm này nữa hay không? Trong nhiều trường hợp, nếu doanh nghiệp cứ tiếp tục sản xuất thì sẽ mang lại lợi nhuận chung cao hơn, vì bản thân nó đã gánh chịu một phần chi phí quan trọng đó là tỷ lệ phân bổ định phí chung.

- Phân tích đối với các đồng sản phẩm

Quá trình sản xuất của một số SP thông thường trải qua nhiều giai đoạn hoặc qua nhiều phân xưởng khác nhau hay bao gồm nhiều quy trình sản xuất tạo ra hai hay nhiều sản phẩm tách biệt với nhau. Những sản phẩm này còn được gọi là các đồng sản phẩm nếu chúng có cùng chung một qui trình sản xuất và có giá trị tiêu thụ đáng kể, và là những sản phẩm phụ nếu chúng có giá trị tiêu thụ nhỏ so với các sản phẩm chính.

Phân tích quyết định đối với các đồng sản phẩm chính là so sánh 2 phương án:

Phương án1: Tiêu thụ lúc còn là Bán thành phẩm.

Phương án2: Tiêu thụ khi trở thành Thành phẩm.

► Phân tích các phương án KD trong trường hợp có các yếu tố giới hạn - Phân tích trường hợp chỉ có một yếu tố sản xuất giới hạn.

Mục đích phân tích là phân tích để xếp thứ tự ưu tiên cho việc sử dụng nguồn lực sản xuất giữa các sản phẩm sao cho tổng lợi nhuận tạo ra là cao nhất.

Chỉ tiêu dùng làm căn cứ phân tích là số dư đảm phí tính theo đơn vị yếu tố giới hạn.

- Phân tích trong trường hợp có nhiều yếu tố sản xuất bị giới hạn Phương pháp phân tích: Lập bài toán quy hoạch tuyến tính để giải.

Hàm mục tiêu: M =

C

= n

i 1

iXj → Max ( hoặc Min) (1) Hệ ràng buộc: <

Σ aijxj = bi (2)

>

Trường Đại học Kinh tế Huế

xj > 0, và j = 1,2,...n (3)

(1) Hàm mục tiêu (M), có thể là thấp nhất trong trường hợp tìm phương án kinh doanh theo hướng chi phí bỏ ra, hoặc cao nhất trong trường hợp tìm các phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận, doanh thu hay khối lượng sản phẩm cao nhất.

(2) Các ràng buộc, phản ánh các yếu tố giới hạn mà PAKD phải thỏa mãn.

(3) Các ràng buộc của biến.

Một tập hợp X = (x1, x2,...,xn) là của một PAKD nếu nó thỏa mãn hệ ràng buộc của bài toán. Phương án kinh doanh tối ưu là một PA KD và nó làm thỏa mãn hàm mục tiêu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV I. Câu hỏi:

Câu 1: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là gì? Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 133-138)