• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới CP và tỷ trọng phí Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều loại khác nhau, có những chi phí

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 72-77)

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

3.1. Phân tích chi phí sản xuất

3.1.3. Phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới CP và tỷ trọng phí Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều loại khác nhau, có những chi phí

kiểm soát bởi một trung tâm này mà không bị kiểm soát bởi trung tâm khác.

+ Chi phí cơ hội (Opportunity costs): Là lợi ích bị bỏ qua khi nhà quản trị quyết định lựa chọn giữa các phương án. Khi đó, lợi ích của phương án bỏ qua trở thành chi phí của phương án được chọn. Chi phí cơ hội không được phản ánh trên sổ sách kế toán- tài chính, nhưng nó là chi phí quan trọng trong việc lựa chọn các phương án.

+ Chi phí chìm (Sunk cost): còn được gọi là chi phí lịch sử hay chi phí quá khứ, là chi phí phát sinh thực tế và được kế toán ghi vào sổ sách.

Ðối với chi phí và tỷ trọng phí có rất nhiều nhân tố tác động, có những nhân tố thuộc khách quan, có những nhân tố thuộc chủ quan của DN, có những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp và cũng có những nhân tố tác động xấu và tác động tốt.

Trong khuôn khổ phần này chúng ta chỉ xem xét một số nhân tố chủ yếu tác động tới chi phí sản xuất mà đặc biệt ảnh hưởng tới tỷ trọng phí (Tf) như: Khối lượng sản phẩm sản xuất, kết cấu sản phẩm sản xuất, giá bán và giá của các yếu tố đầu vào (giá phí).

3.1.3.1. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất Như chúng ta biết khối lượng sản phẩm sản xuất có quan hệ mật thiết với chi phí, trong đó khối lượng sản phẩm sản xuất có quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí khả biến. Khối lượng sản xuất càng tăng thì biến phí càng tăng và tất yếu tổng chi phí cũng tăng theo (đường tổng chi phí tăng cùng chiều với đường chi phí khả biến).

Chúng ta có thể minh hoạ mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất với chi phí hay nói đúng hơn là ảnh hưởng của khối lượng đến chi phí qua đồ thị sau (Xem sơ đồ 2 trang bên).

Xét trong giai đoạn ngắn và các yếu tố phản ánh quy mô của DN ổn định, chi phí sản xuất và chi phí bình quân chịu sự chi phối của khối lượng sản phẩm gia tăng.

Nhìn vào mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí ta có thể nhận xét: Khi khối lượng SXKD gia tăng, chỉ có chi phí khả biến gia tăng hoặc ngược lại, khối llượng sản xuất kinh doanh giảm thì tổng chi phí khả biến giảm còn tổng chi phí bất biến không đổi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ 2:

TC - Tổng chi phí VC - Chi phí khả biến

FC - Chi phí bất biến

0 Khối lượng sản xuất Q

Chi phí

3.1.3.2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K)

Kết cấu sản phẩm sản xuất là tỷ lệ phần trăm của từng loại sản phẩm trong tổng số sản phẩm sản xuất.

Trong thực tế, DN thường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, nhiều trường hợp chúng ta không thể cộng các sản phẩm khác nhau được (theo đơn vị tính bằng hiện vật). Do đó, để tiện trong việc xác định kết cấu, chúng ta cần qui về mặt giá trị của các loại sản phẩm, thông thường việc xác định kết cấu (cơ cấu) người ta thường dùng chỉ tiêu doanh thu. Khi đó kết cấu tiêu thụ được xác định bằng cách lấy doanh thu của từng loại sản phẩm tiêu thụ chia cho -tổng doanh thu tiêu thụ của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ của DN.

Mỗi loại sản phẩm có chi phí cá biệt khác nhau và có giá bán khác nhau, khi thay đổi kết cấu tiêu thụ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí và tỷ trọng phí. Khi phân tích chúng ta tiến hành so sánh tỷ trọng phí bình quân của năm nay so với năm trước, nếu chênh lệch dương có nghĩa là tỷ trọng phí tăng, điều đó phản ánh xu hướng xấu và ngược lại chênh lệch âm, phản ánh thành tích của DN. Sự chênh lệch của tỷ trọng phí trong đó có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu tiêu thụ (trường hợp chỉ có một loại sản phẩm thì không có ảnh hưởng của nhân tố này). Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể lượng hoá ảnh hưởng của nhân tố kết cấu (K) đến tỷ trọng phí (Tf).

Ảnh hưởng nhân tố kết cấu tiêu thụ đến tỷ trọng phí:

ΔTfK = ∑ k1i tf0i - Tf 0 Trong đó:

k1i: tỷ trọng (kết cấu) của từng sản phẩm i năm nay và năm trước.

tf0i: Tỷ trọng phí cá biệt của từng loại sản phẩm i năm nay, năm trước Tf0: Tỷ trọng phí bình quân của toàn bộ sản phẩm năm nay, năm trước.

Ảnh hưởng nhân tố kết cấu tiêu thụ đến tỷ trọng phí, qua phân tích nếu làm tăng tỷ trọng phí (nghĩa là ΔTfK>0), chứng tỏ việc lựa chọn cơ cấu sản xuất và tiêu thụ chưa thật hợp lý, khi đó sẽ làm vượt chi một khoảng chi phí. Ngược lại, nếu ΔTfK

Trường Đại học Kinh tế Huế

< 0, có nghĩa là tỷ trọng phí giảm, điều này lại phản ánh tính hợp lý trong việc lựa chọn cơ cấu sản xuất, tiêu thụ, khi đó tất yếu sẽ tiết kiệm được một khoản chi.

Số tiền tiết kiệm hay vượt chi do thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất, tiêu thụ được xác định như sau:

Số tiền tiết kiệm (vượt chi) = ΔTfK x D1 (D1 là tổng doanh thu tiêu thụ năm nay).

Ví dụ: Số liệu thu thập về SX và tiêu thụ của 2 loại SP phản ánh qua bảng sau:

Bảng 21: Tình hình sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B Năm 2003 Năm 2004 Chỉ tiêu

SP A SP B Cộng SP A SP B Cộng 1. Khối lượng tiêu thụ (cái)

2. Giá bán đơn vị (triệu đồng)

3. Tổng doanh thu (triệu đồng)

4. Tổng chi phí (triệu đồng) 5. Kết cấu (cơ cấu) tiêu thụ (%)

6. Tỷ trọng phí (%)

90 15 1.350 1.080 39,1 80,0

150 14 2.100 1.950 60,9 92,86

-3.450 3.030 100,0 87,83

150 15 2.250 1.800 50,11 80,0

160 14 2.240 2.080 49,89 92,86

-4.490 3.880 100,0 86,41

Ðể nhân tố kết cấu tiêu thụ xuất hiện thì yêu cầu phải có ít nhất 2 loại sản phẩm và về phương diện lý thuyết (nếu xét về mặt giá trị) thì kết cấu thay đổi khi sản lượng hoặc giá thay đổi, nhưng nếu khối lượng không thay đổi mà chỉ có giá thay đổi thì có thể không có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu.

Theo số liệu bảng phân tích cho thấy: kết cấu sản phẩm thay đổi qua 2 năm và tỷ trọng phí bình quân năm 2004 thấp hơn năm 2003. Sự thay đổi tỷ trọng phí qua 2 năm chắc chắn sẽ chụi ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Từ nguồn số liệu phân tích trên, chúng ta có thể xác định và loại trừ một số nhân tố ảnh hưởng; khối lượng và kết cấu tiêu thụ đã thay đổi và có thể ảnh hưởng, song giá bán và tỷ trọng phí cá biệt cuả từng SP không thay đổi qua 2 năm và tất yếu không ảnh hưởng đến Tỷ trọng phí bình quân.

Trước hết chúng ta xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu tiêu thụ đến tỷ trọng phí theo công thức được xác định ở trên như sau:

ΔTfK = ∑ k1i tf0i - Tf 0 = (50,11. 0,8 + 49,89 . 0,9286) - 87,83 = -1,42%

Như vậy, nhân tố kết cấu tiêu thụ thay đổi đã ảnh hưởng đến tỷ trọng phí bình quân, làm giảm -1,42%. Nếu như ảnh hưởng này đúng bằng chênh lệch tỷ trọng phí qua 2 năm thì chúng ta có thể khẳng định chỉ có nhân tố kết cấu tiêu thụ ảnh hưởng tới tỷ trọng phí bình quân.

Chênh lệch tỷ trọng phí bình quân: ∆Tf = Tf1 - Tf0 = 86,41% - 87,83% = -1,42%

Kết quả phân tích đã cho thay, năm nay DN thay đổi khối lượng sản xuất, tiêu thụ đã làm thay đổi kết cấu tiêu thụ. Kết cấu tiêu thụ thay đổi theo chiều hướng tăng sản phẩm A từ 39,1% lên 50,11% , giảm sản phẩm B từ 60,9% xuống 49,89% đã làm giảm tỷ trọng phí 1,42%. Tỷ trọng phí giảm tất yếu góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Thực tế cho thấy doanh thu cũng như lợi nhuận năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

2004 tăng hơn so với năm 2003. Việc thay đổi kết cấu như trên có thể nói đã tiết kiệm cho DN một khoảng chi là 63,758 triệu đồng (Số tiền tiết kiệm do thay đổi kết cấu sản phẩm = -1,42% x 4.490 triệu = - 63,758 triệu); hay nói đúng hơn để đạt đựơc doanh thu như năm nay là 4.490 triệu đồng mà vẫn thực hiện cơ cấu như năm trước thì DN cần phải chi thêm 63,758 triệu đồng.

3.1.3.3. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá

Ngoài ảnh hưởng của nhân tố khối lượng, kết cấu sản phẩm; nhân tố giá cũng là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng phí và chi phí sản xuất của DN. Nhân tố giá bao gồm giá của các yếu tố đầu vào, chúng ta gọi là giá phí (Gf) và giá bán sản phẩm; gọi là giá bán (Gb). Giá đầu vào ảnh hưởng trực tiếp, rõ nét đến tổng chi phí, nhưng giá đầu ra lại ảnh hưởng rõ nét đến tỷ trọng phí.

Qua tính toán và phân tích, ảnh hưởng của nhân tố giá phí và giá bán đến tỷ trọng phí được xác định như sau:

- Ảnh hưởng của nhân tố giá đầu vào (giá phí Gf) đến tỷ trọng phí Tf : ΔTfGf = (TC1 - TC0) / D0 = ΔTC/ D0

Trong thực tế, do nhu cầu phân tích mà cần phải có số liệu về chênh lệch tổng chi phí để tính toán, nhưng tổng chi phí của năm nay thông thường được quyết toán vào cuối năm, do vậy sẽ khó khăn trong việc thu thập số liệu. Trong trường hợp này nếu chúng ta biết hệ số tăng giá bình quân và chi phí của từng khoản mục năm trước thì chênh lệch tổng chi phí được xác định như sau:

ΔTC = Σ C0i (Hgi -1)

Trong đó: C0i là chi phí của từng khoản mục i năm trước Hgi : Hệ số giá của từng khoản mục chi phí i

- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán (giá bán Gf) đến tỷ trọng phí bình quân Tf : ΔTfGb = TC1/ D1 - TC1/D0 = Tf1 - TC1/D0

- Tổng hợp ảnh hưởng của nhân tố giá đến tỷ trọng phí: ΔG = ΔTfGf + ΔTfGb

Nếu ảnh hưởng của nhân tố giá phí và giá bán đến tỷ trọng phí đúng bằng chênh lệch Tỷ trọng phí bình quân thì trong trường hợp này chúng ta khẳng định là chỉ có nhân tố giá ảnh hưởng đến tỷ trọng phí. Nếu như không bằng thì chúng ta cần tìm thêm một số nhân tố khác như khối lượng, kết cấu vv...

Ví dụ:

Tài liệu thu thập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A của một doanh nghiệp được phản ánh qua Bảng sau:

Bảng 22: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá đến chi phí và tỷ trọng phí Sản phẩm A

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch

Hệ số giá 1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

(cái)

2. Giá bán đơn vị sản phẩm (triệu) 3. Tổng doanh thu (triệu)

100 15 1.500 1.350

100 18 1.800 1.570

- +3 +300 +220

-1,2

-Trường Đại học Kinh tế Huế

4. Tổng chi phí (triệu) Trong đó: - Nguyên vật liệu - Tiền lương - Chi phí khấu hao - Chi phí quản trị chung

750 200 300 100

900 260 300 110

+150 +60 0 +10

1,2 1,3 1,0 1,1

Ðể thuận tiện trong phân tích, trước hết cần quan sát và xem xét khái quát bảng số liệu: Khối lượng sản phẩm không thay đổi và chỉ có một loại sản phẩm A nên chúng ta khẳng định là 2 nhân tố này sẽ không ảnh hưởng đến chi phí và tỷ trọng phí. Xem xét giá bán và giá đầu vào đều có thay đổi và dĩ nhiên sẽ có ảnh hưởng đến chi phí và tỷ trọng phí của DN.

Từ số liệu trên bảng phân tích 20, dựa vào công thức đã có ở trên, chúng ta sẽ xác định ảnh hưởng của nhân tố giá phí và giá bán đến tỷ trọng phí.

- Ảnh hưởng của nhân tố giá đầu vào (giá phí Gf) đến tỷ trọng phí (Tf) : ΔTfGf =(TC1 - TC0) / D0 (100) = ΔTC/ D0 (100)= +220 / 1.500 (100) = +14,67%

- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán (giá bán Gb) đến tỷ trọng phí (Tf):

ΔTfGb = TC1/ D1 - TC1/D0 = (1.570/ 1800) 100 - (1.570/ 1.500)100 = = 87,22% - 104,67% = - 17,45%

- Tổng hợp ảnh hưởng của nhân tố giá đến tỷ trọng phí ΔTfG = ΔTfGf + ΔTfGb = +14,67 % - 17,45% = -2,78%

Chênh lệch tỷ trọng phí bình quân qua 2 năm:

ΔTf = ΔTf1 - ΔTf0 = (1570/1800) 100 - (1350/1500)100 = - 2,78%

Như vậy, chênh lệch tỷ trọng phí qua 2 năm đúng bằng ảnh hưởng của nhân nhố giá đến tỷ trọng phí. Ðiều này khẳng định chỉ có nhân tố giá đầu vào và giá bán ảnh hưởng đến tỷ trọng phí.

Việc thay đổi giá đầu vào và giá đầu ra đã ảnh hưởng theo xu hướng tích cực làm giảm tỷ trọng phí, tức là đã làm tăng hiệu quả kinh doanh. Kết quả đã cho thấy tốc độ tăng giá đầu vào làm cho tỷ trọng phí tăng nhỏ hơn tốc độ tăng giá bán làm cho tỷ trọng phí giảm (theo số tuyệt đối). Giá đầu ra tăng nếu không phải do biến động giá của thị trường hoặc không phải do Nhà nước điều chỉnh và giá tăng không ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ thì điều này là hệ quả của việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Ðây là một xu hướng tích cực trong hoạt động kinh doanh.

3.2. Phân tích giá thành sản phẩm

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 72-77)