• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích các phương án KD trong trường hợp có các yếu tố giới hạn

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 128-132)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ, LỢI NHUẬN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH TỐI ƯU

4.3. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu

4.3.3. Phân tích các phương án KD trong trường hợp có các yếu tố giới hạn

Trong trường hợp doanh nghiệp có cơ cấu sản phẩm đa dạng, nhưng nguồn lực sản xuất lại giới hạn, nghĩa là không đủ để cung ứng cho việc thỏa mãn hết nhu cầu sản xuất của từng sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm đó. Quá trình phân tích lúc này phải xem xét cách phân bổ nguồn lực hạn chế cho sản xuất. Ở đây chúng ta sẽ chia thành hai trường hợp phân tích:

- Trường hợp 1: Doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực sản xuất giới hạn.

- Trường hợp 2: Doanh nghiệp có nhiều nguồn lực sản xuất giới hạn.

a) Phân tích trường hợp chỉ có một yếu tố sản xuất giới hạn.

Khi chỉ có một nguồn lực SX giới hạn thì mục đích phân tích là phân tích để xếp thứ tự ưu tiên cho việc sử dụng nguồn lực sản xuất giữa các sản phẩm sao cho tổng lợi nhuận tạo ra là cao nhất. Chỉ tiêu được dùng để làm căn cứ phân tích là số dư đảm phí tính theo đơn vị yếu tố giới hạn, dù nguồn lực sản xuất giới hạn là lao động, nguyên liệu, số giờ máy hoặc mặt bằng sản xuất, hay tiền mặt hoặc một yếu tố nào khác.

Ví dụ: Một DN ở Huế đang nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ 4 loại sản phẩm A, B, C và D cho năm tới. Giả sử tất cả các yếu tố để sản xuất và tiêu thụ 4 loại sản phẩm nói trên đều có trên thị trường và doanh nghiệp đều có thể đảm nhận, ngoại

Trường Đại học Kinh tế Huế

trừ thời gian lao động, trong năm doanh nghiệp chỉ có thể huy động được tối đa 72.000 giờ công lao động. Trong trường hợp có một yếu tố giới hạn này, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lao động có giới hạn này. Tài liệu thu thập được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 41: Bảng dự kiến sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm của DN

Chỉ tiêu A B C D

1.Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ (SP) 2. Giá bán đơn vị (1000đồng) 3. Biến phí đơn vị (1000đồng) +Chi phí LÐ trực tiếp (3000đ/g) +Chi phí NVL trực tiếp (2000đ/kg) + Biến phí khác

4. Số dư đảm phí (1000 đồng)

10.000 51 36 18 10 8 15

8.000 40 28 12 12 4 12

6.000 31 22 6 10 6 9

11.000 35 25 15 6 4 10 5. Thời gian cần thiết để SX 1 đv SP (giờ)

6. Tổng nhu cầu thời gian (giờ)

6 60.000

4 32.000

2 12.000

5 55.000 Yêu cầu hãy phân tích, để xác định cơ cấu cần sản xuất của doanh nghiệp để đạt lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ thời gian lao động giới hạn.

Về nguyên tắc để đạt lợi nhuận cao, có thể chúng ta phải xem xét đến khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua chỉ tiêu số dư đảm phí (lợi nhuận gộp định phí) của từng sản phẩm hoặc cũng có thể xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận của yếu tố bị giới hạn (trong trường hợp này là thời gian lao động) để nhằm phân phối quỹ thời gian lao động mà doanh nghiệp có thể huy động được trong năm. Kết quả này dẫn dắt chúng ta đến với 2 phương án lựa chọn:

+ Phương án1: Dựa vào số dư đảm phí của 1 đơn vị sản phẩm

+ Phương án 2: Dựa vào số dư đảm phí của 1 giờ công lao động bị giới hạn.

Nếu so sánh giữa 2 phương án, phương án nào có tổng lợi nhuận mang lại cao nhất sẽ là phương án được lựa chọn.

Theo PA 1: Phân phối thời gian theo số dư đảm phí đơn vị sản phẩm SP

Số dư đảm phí đơn vị

(1000đ)

Xếp thứ tự ưu tiên

Phân phối thời gian (giờ công)

Cơ cấu SX (SP)

Tổng số dư đảm phí (Triệu đồng) A

B C D

15 12 9 10

1 2 4 3

60.000 12.000 0 0

10.000 3.000 0 0

150 36 0 0

72.000 186

Theo phương án 1 này, cơ cấu sản xuất tương ứng là 10.000 sản phẩm A và 3.000 sản phẩm B; còn sản phẩm C và D không sản xuất. Tổng lợi nhuận (số dư đảm phí) của phương án 186 triệu đồng.

Theo PA 2: Phân phối thời gian theo số dư đảm phí của 1 giờ lao động bị

Trường Đại học Kinh tế Huế

giới hạn.

SP

Số dư đảm phí đ.v sản phẩm (1000

đ)

Thời gian SX

1 sản phẩm (giờ)

Số dư đảm phí 1

giờ lao động (1000đ)

Xếp thứ tự ưu

tiên

Phân phối thời

gian (giờ)

Cơ cấu sản xuất

(SP)

Tổng số dư đảm

phí (Triệu đồng) A

B C D

15 12 9 10

6 4 2 5

2,5 3,0 4,5 2,0

3 2 1 4

28.000 32.000 12.000 0

4.666 8.000 6.000 0

69,99 96 54 0

Tổng 72.000 219,99

Theo PA này, cơ cấu cần sản xuất là 4.666 SP A, 8.000 SP B, 6.000SP C. Khi đó tổng số dư đảm phí tạo ra trong trường hợp giới hạn thời gian này là 219,99 triệu đồng.

So sánh phương án 1 và phương án 2, rõ ràng phương án 2 dựa vào số dư đảm phí yếu tố bị giới hạn là phương án tối ưu.

Vậy, nếu DN chỉ huy động tối đa trong kỳ 72.000 giờ công lao động thì cơ cấu SX tối ưu là 4.666 SP A, 8.000 SP B; 6.000SP C. Lợi nhuận gộp tạo ra là 219,99 trđ.

b) Phân tích trong trường hợp có nhiều yếu tố sản xuất bị giới hạn

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp muốn phát triển và nâng cao kết quả, hiệu quả nhưng lại gặp phải những ràng buộc về năng lực. Vấn đề trong điều kiện có nhiều nguồn lực sản xuất bị giới hạn, làm thế nào để đạt được kết quả cao. Ðây chính là nội dung cần phân tích để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích như trong trường hợp một yếu tố bị giới hạn.

Nhưng vì quá trình phân tích sẽ hết sức phức tạp nên Phương pháp thích hợp trong trường hợp này phải là phương pháp quy hoạch tuyến tính. Nó vừa hạn chế số lượng tính toán, vừa có xét đến cách sử dụng phối hợp tốt nhất các nguồn lực giới hạn của DN.

Bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát có dạng:

Hàm mục tiêu: M =

C

= n

i 1

iXj → Max ( hoặc Min) (1) Hệ ràng buộc:

<

Σ aijxj = bi (2) >

xj > 0, và j = 1,2,...n (3)

(1) Hàm mục tiêu (M), có thể là thấp nhất trong trường hợp tìm phương án kinh doanh theo hướng chi phí bỏ ra, hoặc cao nhất trong trường hợp tìm các phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận, doanh thu hay khối lượng sản phẩm cao nhất.

(2) Các ràng buộc, phản ánh các yếu tố giới hạn mà PAKD phải thỏa mãn.

(3) Các ràng buộc của biến.

Một tập hợp X = (x1, x2,...,xn) là của một phương án kinh doanh nếu nó thỏa mãn hệ ràng buộc của bài toán. Phương án kinh doanh tối ưu là một PA KD và nó

Trường Đại học Kinh tế Huế

làm thỏa mãn hàm mục tiêu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ, LỢI NHUẬN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH TỐI ƯU

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 128-132)