• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích quy mô của kết quả sản xuất Phương pháp phân tích:

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 40-43)

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh

2.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu

2.2.2.1. Phân tích quy mô của kết quả sản xuất Phương pháp phân tích:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- So sánh giữa các kỳ (năm) để phân tích, đánh giá sự biến động về quy mô sản xuất kinh doanh.

- Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến động về quy mô sản xuất kinh doanh.

- Phân tích quy mô của kết quả sản xuất trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để thấy mối quan hệ tác động giữa chúng.

Ví dụ: Tài liệu KQSX tại một DN công nghiệp thể hiện qua Bảng sau (Xem Bảng 12).

Căn cứ số liệu Bảng 12, ta có thể phân tích các mặt sau:

- Phân tích kết quả sản xuất theo các yếu tố cấu thành

* Chỉ tiêu giá trị SX hàng hoá: So với mục tiêu kế hoạch đề ra giảm 1,27%

tương ứng với 10 triệu đồng là do yếu tố 1 và 3 giảm, còn yếu tố 2 thì tăng so với kế hoạch. Chúng ta có thể đi sâu vào từng yếu tố cấu thành của chỉ tiêu này để thấy rõ hơn.

* Chỉ tiêu giá trị tổng sản xuất: So với kế hoạch tăng 1,7% tương ứng tăng 15 triệu đồng chủ yếu là do yếu tố 4 và 5. Tương tự ta có thể đi sâu nghiên cứu từng yếu tố cấu thành chỉ tiêu trên để thấy rõ hơn.

Qua phân tích ta thấy chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng so với kế hoạch đề ra nhưng chỉ tiêu giá trị sản xuất hàng hoá là giảm, không đạt mục tiêu kế hoạch. Xét về tính chất của từng yếu tố tác động đến hai chỉ tiêu này có thể cho ta đánh giá là chất lượng công tác quản lý và tổ chức sản xuất của DN nhìn chung là chưa tốt.

Bảng 12: Phân tích sự biến động giá trị sản xuất

Ðơn vị: triệu đồng Chênh lệch Yếu tố cấu thành

Kế hoạch

(KH)

Thực hiện

(TH) Mức %

1. Giá trị thành phẩm SX bằng NVL của DN 750 740 -10 -1,33 2. Giá trị chế biến SP bằng NVL của người đặt

hàng 15 16 1 6,67

3. Giá trị công việc có tính chất công nghiệp 25 24 -1 -4,00 Giá trị SX hàng hoá (1+2+3) 790 780 -10 - 1,27 4. Giá trị NVL của khách hàng 45 56 11 24,40 5. Giá trị chênh lệch giữa CK và ĐK SP đang chế

tạo 40 48 8 20

6. Giá trị SP tự chế tạo dùng và sản xuất tiêu thụ

khác 5 11 6 120,0

0 Giá trị sản xuất (I+4+5+6) 880 895 +15 1,7

Giá trị SX hàng hoá tiêu thụ 780 764 -16 - 2,05

Giá trị đầu tư cho sản xuất 604 634,2 30,2 5,00

- Phân tích kết quả sản xuất trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ðể phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánhvề quy mô sản xuất ở DN trước hết ta phải thiết kế mối quan hệ giữa chỉ tiêu qua phương trình kinh tế sau:

Giá trị hàng hóa tiêu thụ

Tổng giá trị sản xuất

Hệ số sản xuất hàng hóa

Hệ số tiêu thụ hàng hóa

= x x

So sánh các Hệ số(tỷ suất) hàng hoá sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hoá giữa hai kỳ để đánh giá tình hình tồn kho sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho biến động giữa các kỳ. Căn cứ bảng phân tích giá trị sản xuất trên, sử dụng các chỉ tiêu (I+II+III) ở kỳ kế hoạch và thực hiện, đưa vào phương trình biểu hiện mối quan hệ sau:

Kế hoạch: 780 = 880 x 790/880 x 780/790 = 880 x 0,90 x 0,99 Thực hiện: 764 = 895 x 780/895 x 764/780 = 895 x 0,87 x 0,98 - Hệ số sản xuất hàng hoá: Thực hiện so với kế hoạch giảm 0,03 là do giá trị sản phẩm đang chế tạo còn tồn đọng cao hơn so với kế hoạch.

- Hệ số SX hàng hoá tiêu thụ: Thực hiện so với kế hoạch giảm 0,01 là do SP SX còn tồn đọng trong kho chưa tiêu thụ được nhiều hơn so với mục tiêu kế hoạch.

Thông qua đánh giá hai hệ số trên cũng cho phép ta kết luận về chất lượng công tác quản lý sản xuất về mặt quy mô chung ở DN.

- Phân tích kết quả sản xuất liên hệ với giá trị đầu tư

Quá trình phân tích này được thực hiện là so sánh chỉ tiêu phản ánh kết quả của quy mô sản xuất kỳ phân tích so với kỳ gốc được điều chỉnh theo hướng quy mô của giá trị đầu tư chi phí sản xuất nhằm xác định mức biến động tương đối của chỉ tiêu kết quả sản xuất của kỳ phân tích.

Trong trường hợp giả định hoạt động đầu tư sẽ cho ngay kết quả trong kỳ xem xét thì công thức xác định như sau:

Mức biến động tương đối kqSX

Kết quả SX thực tế

Kết quả SX kỳ gốc

Đầu tư thực tế Đầu tư kỳ gốc

= - x

Căn cứ tài liệu ở bảng phân tích ta sử dụng chỉ tiêu kỳ gốc II và IV thay thế vào công thức trên ta có:

Mức biến động tương đối kết quả sản xuất = 895 - 880 x 634,2/604 = 895 - 924 = -29 trđ Mức biến động tương đối trên (-29 triệu đồng) biểu hiện trong điều kiện như mục tiêu kế hoạch đề ra, DN đầu tư 604 triệu đồng chi phí thì giá trị sản xuất thu được 880 triệu đồng, DN đầu tư 634,2 triệu đồng chi phí thì kết quả thu được giá trị sản xuất tương ứng như kế hoạch phải là 924 triệu đồng nhưng thực tế DN chỉ đạt 895 triệu đồng. Như vậy giảm so với kế hoạch là 29 triệu đồng hay chỉ đạt 96,86% kế hoạch (895/ 924)x100.

Ðiều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư chi phí cho 1 triệu đồng giá trị sản xuất thực hiện so với kế hoạch giảm.

Chi phí đầu tư bình quân cho 1 triệu đồng giá trị sản xuất kế hoạch là:

Trường Đại học Kinh tế Huế

604 triệu đồng / 880 triệu đồng = 0,69trđ

Chi phí đầu tư bình quân cho 1 triệu đồng giá trị sản xuất thực tế là:

634,2 triệu đồng / 895 triệu đồng = 0,71trđ

Chi phí đầu tư để sản xuất 1 trđ giá trị sản xuất thực hiện so với kế hoạch tăng 0,02 trđ. Ðiều này chứng tỏ chất lượng quản lý chi phí đầu tư kém hiệu quả so với mục tiêu đề ra.

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 40-43)