• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 142-145)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích chung tình hình tài chính của DN nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của DN cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai. Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh; so sánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

mức biến động mỗi khoản mục cũng như mức thay đổi tỷ trọng mỗi khoản mục giữa các kỳ khác nhau ở cả hai bên của Bảng cân đối kế toán.

Trong quá trình đọc Bảng cân đối kế toán cần lưu ý sự thay đổi của từng khoản mục (tăng hay giảm) và ý nghĩa khác nhau theo từng nội dung kinh tế của từng khoản mục. Từ đó xác định được những biến động tích cực hay tiêu cực của khoản mục, tính phù hợp với nội dung kinh tế của nó.

Khi so sánh mức thay đổi của mỗi khoản mục bên tài sản hoặc nguồn vốn bằng so sánh số chênh lệch tuyệt đối và số tỷ lệ (tương đối) ta có thể thấy được cơ cấu và những sự thay đổi nổi bật của từng khoản mục. Sự thay đổi lớn của một khoản mục nào đó (tăng hay giảm) so với mức thay đổi chung của các khoản mục khác luôn luôn được quan tâm. Khi so sánh mức thay đổi theo hàng ngang, chỉ số được quan tâm là mức thay đổi tổng tài sản (hoặc tổng nguồn vốn), cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh về sự thay đổi kết cấu và nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong số các chỉ số này đáng chú ý các mối quan hệ sau:

+ Tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.

Sự tăng hay giảm tỷ trọng này phản ánh sự tăng hay giảm tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp, sự phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp vào các khách hàng càng lớn.

Về nguyên tắc, sự gia tăng tỷ trọng này so với lúc đầu (mới bắt đầu hoạt động) mới là bình thường. Tăng nguồn vốn sở hữu cũng như tỷ trọng của nó phụ thuộc vào lượng vốn góp nhờ liên doanh liên kết và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cũng như chính sách phân chia lợi nhuận.

+ Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung hạn và dài hạn.

Tỷ trọng này càng lớn, phản ánh sự ổn định về tài chính trong niên khoá tài chính và trong tương lai gần.

+ Tỷ trọng các khoản phải thu và phải trả.

Khi xem xét 2 khoản mục này luôn cần lưu ý, tỷ trọng của chúng càng lớn gây ảnh hưởng lớn cho tài chính, đặc biệt trong điều kiện lạm phát. Nhóm khoản mục này thường chứa đựng khả năng nợ khó đòi, gây tổn thất về tài chính cho DN.

Ðể đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ phân tích một ví dụ về bảng cân đối kế toán ở một doanh nghiệp đã được thiết kế dưới dạng bảng so sánh sau (Xem Bảng 42).

Theo số liệu từ Bảng cân đối kế toán (Bảng 42) của DN trên, chúng ta có một

số đánh giá khái quát sau:

+ Hầu hết các khoản mục ở cả hai bên bảng cân đối kế toán đều tăng, nhưng trong cơ cấu có sự thay đổi. Nếu lạm phát dưới 34% thì có thể nhận định rằng đối với DN này năm 2004 có sự phát triển quy mô so với năm 2003.

+ Trong các khoản mục tài sản đáng chú ý là khoản mục tồn kho tăng nhanh.

Mức tăng so với năm trước là 96% và tỷ trọng khoản mục này tăng từ 16% lên đến 23,3%. Ðối với sự gia tăng tồn kho luôn đặt câu hỏi, liệu có chứa hàng tồn đọng, kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu tiêu thụ hay không và liệu có sự không đồng bộ về dự trữ nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hay không?

+ Trong Bảng 42 trên, tỷ trọng các khoản phải thu và tỷ trọng vốn bằng tiền giảm là biểu hiện tốt hơn về trạng thái tài chính của DN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Về nguồn vốn, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn tín dụng tăng. Nhưng, do DN đã tăng hình thức tín dụng thương mại để gia tăng nguồn vốn thường xuyên và tăng đáng kể khoản nợ dài hạn để bù đắp nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tuy có giảm, nhưng hầu hết các khoản mục vốn sở hữu đều gia tăng, chứng tỏ DN kinh doanh tương đối có hiệu quả và trong trường hợp này, tương quan với tỷ lệ vốn chủ sở hữu và công nợ (năm trước chiếm 50:50, năm sau 43:57) là có thể chấp nhận được.

Nhìn chung, trạng thái tài chính của DN là tương đối lành mạnh và hứa hẹn một triển vọng phát triển tốt trong tương lai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 42: Bảng cân đối kế toán (dạng so sánh) của một DN Ðơn vị: triệu đồng

Chênh lệch Số tỷ trọng Năm 2003 Năm 2004

Mức % 2003 2004

Tài sản

A. Tài sản lưu động

I. Vốn đằng tiền 1750 2520 +770 +44 4.0 15.0 II. Các khoản phải thu 1250 1512 +262 +21 10.0 9.0

III. Hàng tồn kho 2000 3922 +1922 +96 16.0 23.3 B, TSCĐ

I. TSCĐ 625 8046 +1796 +28.7 50.0 47.9

II. Ðầu tư dài hạn. 500 800 +300 +60.0 4.0 4.8

III. XD cơ bản dở dang 750 6.0

Tổng tài sản 12.500 16.800 +4300 +34.4 100 100 Nguồn vốn

A. Nợ phải trả 6.250 9576 +3326 +54.8 50 57

I. Nợ ngắn hạn: 5.000 7560 +2560 +51.2 40 45

II. Nợ dài hạn 1250 2016 +766 +6.3 10 12

B. Vốn chủ sỏ hữu

1. Vốn kinh doanh 4375 5040 +665 +15.2 35 30 - Vốn góp 3750 4200 +450 +12.0 30 25

- Lợi nhuận để lại 625 840 +215 +34.4 5 5

2. Quỹ phát triển sản xuất 750 840 +90 +12.0 6 5

3. Quỹ dự trữ 625 840 +215 +34.4 5 5

4. Lãi chưa phân phối 250 504 +254 +101.

6 2 3

5. Vốn đầu tư XDCB 250 168 -82 -32.8 2 1

Tổng nguồn 12.500 16.800 +4300 +34.4 100 100

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 142-145)