• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán 1. Phân tích tình hình công nợ

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 150-153)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

5.5. Phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán 1. Phân tích tình hình công nợ

a) Phân tích công nợ phải thu, phải trả ngắn hạn

Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng vốn trong thanh toán, nếu phần vốn DN đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì DN có thêm một phần vốn đưa vào sản xuất kinh doanh và ngược lại DN sẽ giảm vốn.

Khi phân tích cần phải xác định được các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý, đó là những khoản nợ đang trong thời hạn trả nợ và chưa hết hạn thanh toán. DN cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, nhất là các khoản nợ quá hạn thanh toán, nợ khó đòi...Ðồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả, đảm bảo tôn trọng kỷ luật tài chính và kỷ luật thanh toán. Khi tình hình tài chính của DN tốt, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ðiều đó tạo cho DN chủ động về vốn, thực hiện tốt quá trình kinh doanh. Ngược lại, khi tình hình tài chính của DN gặp khó khăn sẽ dễ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau và khi mất tính chủ động trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ðể đánh giá tình hình công nợ cần phải so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả, biến động qua các năm như thế nào. Nguồn số liệu chủ yếu được sử dụng là dựa vào các khoản phải thu và các khoản phải trả trên Bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình thanh toán thì chưa đủ, cần phải xác định tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như biện pháp mà DN đã, đang áp dụng để thu hồi công nợ thì khi phân tích sẽ chính xác hơn.

b) Vòng luân chuyển các khoản phải thu (Vc)

Vòng luân chuyển các khoản phải thu là tỷ lệ giữa doanh thu thuần với số dư bình quân các khoản phải thu. Nó phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của DN.

Vòng luân chuyển các khoản phải thu

Doanh thu thuần (D)

Số dư bình quân các khoản phải thu =

Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh. Tuy nhiên, nếu vòng thu quá cao thì cũng đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn hạn và có thể ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm.

c) Kỳ thu tiền bình quân (Kt)

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, có nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần thời gian bao lâu.

Kỳ thu tiền

bình quân (Kt) Thời gian của kỳ phân tích (T) Số vòng luân chuyển các khoản phải thu =

(T: thường qui ước: tháng 30 ngày, quý 90 ngày và năm 360 ngày). (V ) 5.5.2 Phân tích khả năng thanh toán

a) Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Khi phân tích theo nội dung phần này, chúng ta cần xem xét lượng tài sản hiện hành của DN có đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà DN đang nợ hay không. Tài sản hiện hành dùng trong thanh toán là những tài sản ngắn hạn, những tài sản này có thời gian luân chuyển và thu hồi trong một niên độ kế toán. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cũng có thời gian trả nợ trong một niên độ kế toán.

(1) Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Th)

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.

Th = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Về nguyên tắc và trên thực tế, nếu tỷ lệ này 2:1 sẽ được coi là hợp lý và chứng tỏ DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình trạng tài chính bình thường. Nhưng, nếu một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao có thể không tốt, DN khó quản lý được các tài sản lưu động của mình.

(2) Tỷ lệ thanh toán nhanh (Tn)

Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền (là những tài sản quay vòng nhanh có thể chuyển hoá thành tiền như

Trường Đại học Kinh tế Huế

các khoản đầu tư chính khoán ngắn hạn và các khoản phải thu) so với các khoản nợ ngắn hạn.

Tn = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn (3) Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt

Tỷ lệ này được xác định bằng cách so sánh giữa vốn bằng tiền và nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này đòi hỏi khắt khe hơn tỷ lệ thanh toán nhanh, vì nó đòi hỏi phải có tiền để thanh toán. Trên thực tế, tỷ lệ này được coi là hợp lý là tỷ lệ 0,5:1

(4) Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thường xuyên)

Toàn bộ tài sản của DN đang sử dụng có thể được chia thành 2 loại như sau:

+ Tài sản lưu động và đầu tưu ngắn hạn: là những tài sản có thời gian quay vòng dưới một năm và được gọi là tài sản ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn và nợ khác có thời gian đáo hạn dưới một năm được coi là nguồn vốn ngắn hạn.

+ TSCĐ và đầu tư dài hạn: là những tài sản có thời gian quay vòng vốn (hoàn vốn) trên một năm và cũng được gọi là tài sản dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ dài hạn có thời gian đáo nợ trên một năm được coi là nguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn đầu tư trước hết để hình thành tài sản dài hạn, nhưng nếu thừa ra (phầndư ra) cùng với nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn gọi là nguồn vốn lưu động thuần.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, theo quan hệ cân đối tổng quát giữa tài sản và nguồn vốn (N.V) ta có các quan hệ sau:

+ Tài sản = Nguồn vốn

+ TSLÐ + TSCÐ = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

+ Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn + N.V dài hạn Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn

Như vậy:

Nguồn vốn LÐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn hay = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn

Nếu nguồn vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn không nghĩa là tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn hay nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn.

Ðiều đó có nghĩa là DN đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để hình thành tài sản dài hạn, dấu hiệu của sự khó khăn về tài chính.

Phương pháp phân tích tình hình thanh toán của DN, ngoài việc so sánh tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh, thanh toán bằng tiền và nguồn vốn lưu động thuần giữa các kỳ kế toán (năm nay so với năm trước, hoặc cuối kỳ so với đầu kỳ). Ðồng thời, chúng ta còn phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của DN.

b) Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Ðể phân tích khả năng thanh toán dài hạn, có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(1) Hệ số thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu được tính bằng cách so sánh (tỷ lệ) giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay với lãi nợ vay.

Hệ số thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + lãi nợ vay) / lãi nợ vay

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể có của người cung cấp tín dụng. Thông thường chỉ tiêu này lớn hơn 2 được xem là hợp lý, nhưng vấn đề còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của DN.

(2) Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ

Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn của DN. Tỷ lệ nợ là tỷ lệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn của DN.

Tỷ lệ tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn Tỷ lệ nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

Như vậy: Tỷ lệ nợ + Tỷ lệ tự tài trợ = 1

Cả hai chỉ tiêu này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN. Khi tỷ lệ tự tài trợ càng cao thì tỷ lệ nợ càng thấp thì mức độ tự chủ về tài chính của DN càng cao, ít bị ràng buộc với các chủ nợ.

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 150-153)