• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích hoà vốn và dự đoán lợi tức trong tiêu thụ 1. Ý nghĩa

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 109-112)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ, LỢI NHUẬN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH TỐI ƯU

4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ 1. Khái niệm và ý nghĩa

4.1.3. Phân tích hoà vốn và dự đoán lợi tức trong tiêu thụ 1. Ý nghĩa

Một doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh, điều không dễ dàng là ngay từ đầu đã có lãi, bởi lẽ thời kỳ đầu các máy móc thiết bị chưa phát huy hết công suất, công nhân chưa có kinh nghiệm, mức tiêu hao nguyên vật liêu còn cao, thị trường tiêu thụ còn hẹp và chưa nắm hết được nhu cầu của khách hàng. Song, do yêu cầu của sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải phấn đấu để việc sản xuất kinh doanh từ tình trạng lỗ sang hoà vốn tiến tới có lãi và từ lãi ít tiến tới lãi nhiều.

Ðiều mấu chốt là các nhà doanh nghiệp phải luôn tạo ra được nhiều lợi nhuận nhằm để tồn tại và phát triển; lợi nhuận có được chủ yếu thông qua kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Phân tích mối quan hệ giữa khối lượng tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận cũng như việc phân tích hoà hoà vốn trong tiêu thụ là cơ sở cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch lợi nhuận cũng như để dự đoán biến động lợi nhuận ở các tình huống khác nhau trong tương lai.

Phân tích chi phí và tiêu thụ theo quan điểm hoà vốn sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận quá trình này một cách chủ động và tích cực. Xác định điểm hoà vốn trong tiêu thụ đặt trọng tâm vào việc phân tích chi phí trong sự phân loại theo cách ứng xử của chi phí là định phí và biến phí. Từ việc phân loại này sẽ cho ta thấy được ảnh hưởng của từng loại chi phí đến kết quả tiêu thụ và lợi nhuận như thế nào.

4.1.3.2. Số dư đảm phí

Trong quan điểm của phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí thì tổng chi phí chia ra thành định phí và biến phí. Tổng doanh thu được xác định bằng tổng định phí cộng với tổng biến phí và cộng thêm phần lợi nhuận thu được.

Š Doanh thu (D) = Ðịnh phí (FC) + Bíên phí (VC) + Lợi nhuận (P)

Š Ðịnh phí + Lợi nhuận: người ta gọi là tổng số dư đảm phí (M)

Š Số dư đảm phí = Doanh thu - Tổng biến phí = D - VC

Trong đó: Tổng biến phí VC = Khối lượng tiêu thụ (Q) x Biến phí đơn vị (b) Nếu tính cho 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì doanh thu chính là giá bán (p) và tổng biến phí là biến phí đơn vị sản phẩm (b).

Giá bán - Biến phí đơn vị = p - b = m (số dư đảm phí đơn vị - m)

Số dư đảm phí còn có thể gọi là lợi nhuận gộp định phí, hay tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì người ta còn gọi là phần đóng góp cho 1 đơn vị sản phẩm.

Như vậy: Tổng chi phí (TC ) = Ðịnh Phí + Biến phí = FC + Q.b

Số dư đảm phí còn tính theo số tương đối là gọi là tỷ lệ mức số dư đảm phí (Tm) nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số dư đảm phí với tổng doanh thu hay là tỷ lệ giữa số dư đảm phí đơn vị với giá bán đơn vị.

Tm = (M/ D) x 100 = (m /p) x 100

4.1.3.3. Báo cáo kết quả kinh doanh theo kế toán tài chính và số dư đảm phí

Hình thức lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo kế toán tài chính khác với hình thức báo cáo theo số dư đảm phí. Nguyên tắc thiết lập báo cáo theo số dư đảm phí được chia thành biến phí và định phí; còn theo hình thức kế toán tài chính thì chi phí được phân chia theo các chức năng hoạt động: chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

Ðiểm khác nhau giữa 2 báo cáo có thể được trình bày sau đây:

Báo cáo KQHÐKD

theo hình thức kế toán tài chính Báo cáo KQHÐKD theo hình thức mức số dư đảm phí

1. Doanh thu 1. Doanh thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp

4. Chi phí ngoài sản xuất 5. Lợi nhuận thuần

2. Biến phí

3. Số dư đảm phí 4. Ðịnh phí

5. Lợi nhuận thuần 4.1.3.4. Phân tích hoà vốn và dự đoán lợi tức trong tiêu thụ

Hoà vốn là điểm tại đó doanh thu tiêu thụ số lượng sản phẩm sản xuất ra vừa đủ để trang trải những chi phí phát sinh. Hay nói cách khác là tại đó doanh thu tiêu thụ thu được bằng với chi phí phát sinh.

Trong thực tế và trong nhiều trường hợp việc xem xét điểm hoà vốn không phải giản đơn. Ðiều đó phụ thuộc vào hai yếu tố: Mức giá cả của thị trường và tình trạng chi phí của doanh nghiệp. Vậy với lượng sản phẩm đã sản xuất và tiêu thụ tương ứng với nó là tổng chi phí sản xuất đã biết thì điểm hoà vốn sẽ đạt tới khi khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ bán với giá đúng bằng chi phí biến đổi, còn ứng với lượng sản phẩm đã bán được với giá lớn hơn chi phí biến đổi thì điểm hoà vốn sẽ đạt tới điểm lượng sản phẩm nhỏ hơn lượng sản phẩm đã sản xuất.

Qua phân tích hoà vốn, các doanh nghiệp có thể dự đoán được khối lượng sản phẩm cần đạt để có thể hoà vốn hoặc có thể biết trước với giá tối thiểu bao nhiêu để không lỗ.

Nếu ký hiệu:

+ Q: Số lượng sản phẩm cần sản xuất + p: Giá bán ra một đơn vị sản phẩm.

Ta có:

Doanh thu tiêu thụ = Q . p

+ FC: Tổng chi phí cố định phân bổ cho kỳ sản xuất.

+ b: Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm.

+ b.Q: Tổng chi phí biến đổi (tổng biến phí).

Ta có tổng chi phí:

Tổng chi phí sản xuất = FC + b.Q Hoà vốn xẩy ra khi:

Doanh thu = Chi phí

⇔ Qh . p = FC + b . Qh

Từ đó suy ra: Sản lượng hoà vốn (Qh) được xác định như sau:

Qh =

b p

FC

mà: p - b = m (số dư đảm phí đơn vị) Vậy:

Qh = FC / m (1)

+ Doanh thu hoà vốn được xác định bằng sản lượng hoà vốn nhân với giá bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ công thức (1) nhân 2 vế với giá bán (p) Ta có: Qh . p =

p m p FC m

FC

= /

×

Mà: m/p là tỷ lệ số dư đảm phí Vậy:

Doanh thu hoà vốn = (Ðịnh phí / tỷ lệ số dư đảm phí)

Khi biết sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn, chúng ta có thể xác định khối lượng sản lượng cần bán hay doanh thu cần bán để đạt lợi nhuận mong muốn như sau:

Tương tự:

Chú ý: Những giới hạn khi phân tích hoà vốn:

Qua phân tích hoà vốn cho thấy chỉ có thể thực hiện được khi:

Sản lượng cần bán để đạt lợi nhuận mong muốn

Ðịnh phí + Lợi nhuận mong muốn Số dư đảm phí đơn vị

=

Doanh thu bán được để lợi nhuận mong muốn

Ðịnh phí + Lợi nhuận mong muốn Tỷ lệ mức số dư đảm phí

=

- Biến động chi phí và doanh thu phải tuyến tính trong quá trình phân tích - Tổng chi phí phải được phân chia chính xác thành định phí và biến phí - Kết cấu bán hàng và giá không thay đổi trong quá trình phân tích 4.2. Phân tích lợi nhuận

Trong tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 109-112)