• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG

2.3. Kết quả Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng dịch vụ của khách hàng

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả kiểm định không có biến nào có hệ số tương quan biến tổng < 0,3; nên có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là khá phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả đánh giá Sự tin cậy của nhân tố “HL” cho hệ số Cronbach’s Alpha là:

Hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Do đó thang đo “Sự hài lòng” cũng đảm bảosự tin cậy để thực hiện các kiểm định tiếp theo.

Bảng 2.15. Kiểm định Sựtin cậy thang đo của biến phụthuộc

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Sự hài lòng

Cronbach's Alpha = 0,811

HL1 0,703 0,696

HL2 0,666 0,736

HL3 0,617 0,785

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệuSPSS) Biến phụ thuộc “Sự hài lòng” có 3 biến quan sát và dựa vào kết quả kiểm định Sự tin cậy có hệ số Cronbach’s Alpha 0,811 > 0,05 và 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’sAlpha chung.Do đó thang đo “Sự hài lòng” đảm bảosự tin cậy để đưa vào thực hiện các kiểm định tiếp theo.

thực hiện bởi hệ số KMO (Kaiser Meyer-Olikin of Sampling Adequacy) và Bartlet’s Test.

- KMO (Kaiser –Meyer–Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, trang 31, năm 2008).

- Đại lượng Bartlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu Sig. kiểm định này bé hơn hoặc bằng 0,05 kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả phân tích EFA (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, trang 30, năm 2008).

- Tiêu chuẩn Kaiser nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo, để xác định cần xem xét giá trị Eigenvalue. Tiểu chuẩn phương sai trích nhằm xem xét phân tích nhân tố có thích hợp không.

2.3.3.1 Phân tích nhân tố biến độc lập

Việc nghiên cứu sự hài lòng dịch vụ F@st Mobile tại ngân hàng Techcombank Huế sẽ chịu nhiều sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Để tìm ra xem yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến sự hài lòng dịch vụ F@st Mobile thì cần tiến hành phân tích nhân tố khám phá từ 28 biến quan sát. Phân tích nhân tố sẽ giúp loại bỏ những biến quan sát để phản ánh một cách chính xác sự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng dịch vụ.

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố cần kiểm tra phương pháp này có phù hợp hay không. Thực hiện phân tích nhân tố lần đầu tiên, đưa 28 biến quan sát ảnh hưởng đến sự hài lòng dịch vụF@st Mobile tại ngân hàng Techcombank Huế.

Bảng 2.16. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO 0,813

Kiểm định Bartlett

df 378

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệuSPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với KMO = 0,813 > 0,5 và < 1 nên phân tích nhân tố phù hợp. Giá trị Sig. của kiểm định Bartlett’s = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Giá trị Eigenvalues đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố nào có Eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, nhân tố nào có Eigenvalues nhỏ hơn 1 bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Việc làm này giúp nâng cao Sự tin cậy cũng như chính xác cho thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút ra được 7 nhân tố với giá trị Eigenvalues = 1,282 > 1 (phụ lục 6) thỏa mãn điều kiện. Tổng phương sai trích là 71,38% > 50% (thỏa mãnđiều kiện) điều này chứng tỏ 71,38% sự biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 7 nhân tố này.

Bảng 2.17. Phân tích nhân tốkhám phá EFA của biến độc lập Ma trận xoay các thành phần

Hệsốtải nhân tố

1 2 3 4 5 6 7

DU6 .763

DU3 .760

DU1 .757

DU2 .747

DU5 .745

DU4 .702

TC3 .893

TC1 .889

TC4 .884

TC2 .879

HH1 .822

HH3 .798

HH2

Trường Đại học Kinh tế Huế

.791

HH4 .787

PV1 .801

PV3 .780

PV2 .765

PV4 .734

BM4 .875

BM3 .823

BM2 .801

BM1 .797

GC2 .824

GC1 .815

GC3 .792

DSD3 .830

DSD2 .791

DSD1 .734

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệuSPSS) Giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích thước mẫu. Với từng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau. Với điều tra nghiên cứu có kích thước mẫu là 147 nên hệ số tải tương ứng là 0,5.

Ma trận xoay nhân tố được thể hiện rõ ở bảng, tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và các biến đều chỉ tải một nhân tố duy nhất nên phân tích nhân tố đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố đã cho kết quả 28 biến được nhóm vào 7 nhân tố, các biến vẫn nhóm với nhau như mô hìnhđề xuất ban đầu nên tên gọi từng nhóm vẫn giữ nguyên. Các nhân tố sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích hồi quy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc

Bảng 2.18. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test vềnhân tốbiến phụthuộc KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO 0,705

Kiểm định Bartlett df 3

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệuSPSS) Với kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của biến phụ thuộc “Sự hài lòng” có giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett’s = 0,00 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, hệ số KMO = 0,705 đủ điều kiện nên việc phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu mẫu.

Bảng 2.19. Phân tích nhân tốkhám phá EFA của biến phụthuộc Ma trận xoay các thành phần

Sựhài lòng Hệsốtải nhân tố

1

HL1 0,770

HL2 0,731

HL3 0,678

Eigenvalue 2,178

Phương sai rút trích (%) 72,608

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệuSPSS) Thang đo đánh giá chung của khách hàng bao gồm 3 biến quan sát khi tiến hành phân tích EFA chỉ có một nhân tố rút trích với giá trị Eigenvalues = 2,178 > 1 và tổng phương sai trích là 72,608%, hệ số tải của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến được giữ nguyên trong mô hình nghiên cứu.

Qua kiểm phân tích nhân tố khám phá EFA đạt yêu cầu, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích tương quan hồi quy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.4. Phân tích tương quan và hồi quy