• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI

2.2.1. Đãi ngộ tài chính

2.2.1.3. Chính sách về trợ cấp

các dịp lễ đạt 546 triệu đồng với mức tăng so với 2014là 13,33%. Đến năm 2016, mức tiền thưởng của công ty chongười lao độngtăng 16,17% so với 2015 với sốtiền chi ra là 3.620 triệu đồng. Trong đó, tiền thưởng lương tháng 13 là 2.360 triệu đồng, tăng 16,72%; với mức tăng khá cao 22.32%, tiền thưởng vượt mức nhiệm vụ đạt 672 triệu đồng và tiền thưởng dịp lễlà 588 triệu tương đương với mức tăng 7,7%.

Qua việc phân tích bảng số liệu về tiền thưởng của công ty qua các năm trên, ta dễ dàng thấy được công ty rất quan tâm đến chính sách tiền thưởng cho người lao động. Cùng với tiền lương thì tiền thưởng góp phần kích thích người lao động cống hiến và làm việc hăng say hơn; với khoản tiền lớn mà công ty chi ra hằng năm để thương cho người lao động thìđây chính là động lực lớn để người lao động làm việc, nhằm giúp cho nhân viên có cuộc sống tốt hơn khi có thêm một khoản thu nhập; cũng là thểhiện sựquan tâm của công ty dành cho toàn thểnhân viên.

Bảng 2.5: Bảng quyđịnhđóng tỷlệ đóng BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ Đơn vị: %

Các khoản trích theo lương DN đóng NLĐ đóng Tổng

BHXH 18 8 26

BHYT 3 1,5 4,5

BHTN 1 1 2

KPCĐ 2 2

Tổng 24 10,5 34,5

( Nguồn: Phòng TC-HC, công ty Cổ phần Xây dựng công trình 525)

- Đối với bảo hiểm xã hội

Công ty thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về trả bảo hiểm cho người lao động. Công ty đóng bảo hiểm xã hội cho 100% người lao động thuộc biên chế chính thức và người lao động hợp đồng đã ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

Theo đó công ty đóng 18% ( chi trả các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp), và người lao độngđóng 8% vào chế độ hưu trí và tửtuất.

- Đối với bảo hiểm y tế

Công ty nộp bảo hiểm y tếcho 100% CBCNV trong công ty với mức 4,5% theo quy định: trong đó 1,5% trích từ lương thỏa thuận trong HĐLĐ của người lao động, công ty đóng 3% lương lương thỏa thuận trong HĐLĐ của người lao động và được hạch toán vào chi phí kinh doanh. Người lao động trong công ty được hưởng các chế độy tế như: cấp phát thuốc khiốm đau, tai nạn và được chi trả80% chi phí khám chữa bệnh khi có xác nhận của cơ sởy tế.

- Đối với bảo hiểm thất nghiệp

Mức BHTN mà công ty phải đóng là 2%, trong đó trích từ lương theo thỏa thuận trong HĐLĐ củangười lao động1% và công ty đóng bằng 1% tiền lương trong HĐLĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Người lao động khi đóng BHTN sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp như: hưởng chế độBHYT trong thời gian hưởng trợcấp thất nghiệp và được hỗ trơ tư vấn việc làm chi phí học nghề khi chấm dứt HĐLĐ với công ty và đã đóng BHTN từ 12 tháng trở lên.

- Đối với kinh phí công đoàn

Công ty phải đóng KPCĐ với mức 2% quỹ lương củangười lao động . quỹ lương này chính là tổng mức tiền lương trong HĐLĐ của toàn bộ người lao động và hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty. Toàn bộ kinh phí công đoàn được trích 1%

nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, 1% được giữlại để chi cho các hoạt động đại hội công đoàn tại công ty, chăm lo cho hoạt động công đoàn của công ty được thường xuyên.

Hằng năm, công ty luôn trích ra một khoản tiền lớn để thực hiện các khoản trợ cấp bắt buộc, cụthể như sau

Bảng 2.6: Tổng trợcấp bắt buộc trong 3năm 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục 2014 2015 2016

Chênh lệch 2015/2014

(%)

Chênh lệch 2016/2015

(%)

-BHXH 4.167 5.212 6.116 25,08 17,34

+ DN 2.885 3.608 4.234 25,06 17,35

+ NLĐ 1.282 1.604 1.882 25,12 17,33

-BHYT 721 902 1.059 25,10 17,41

+ DN 481 601 706 24,95 17,47

+ NLĐ 240 301 353 25,42 17,28

-BHTN 320 400 470 25,00 17,50

+ DN 160 200 235 25,00 17,50

+ NLĐ 160 200 235 25,00 17,50

Tổng BH 5208 6.514 7.714 25,08 18,42

+ Tổng BH DNđóng 3.526 4.409 5.244 25,04 18,94 + Tổng BHNLĐ đóng 1.682 2.105 2.470 25,15 17,34

KPCĐ 321 401 470 25,00 17,21

Tổng trợcấp của DN cho NLĐ 3.847 4.810 5.645 25,03 17,34

(Nguồn: Pòng TC-HC, công ty Cổ phần Xây dựng công trình 525)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu về tổng trợ cấp bắt buộc trên, ta có thể thấy công ty đã bỏ ra một khoản tiền lớn để chi trảkhoản trợcấp bắt buộc thông qua việc đóng bảo hiểm và kinh phí côngđoàn. Cụthể như sau:

Trong năm 2014, công ty đã trợ cấp 3.847 triệu đồng. Trong đó, trợ cấp BH cho người lao động là 3.256 triệu đồng, 321 triệu đồng cho kinh phí công đoàn; riêng người lao động phải đóng 1.682 triệu đồng cho các loại bảo hiểm. Qua năm 2015, số tiền trợcấp mà doanh nghiệp chi trả lên đến 4.810 triệu đồng, tăng 25,03% so với năm 2014; trong đó có 4.409 triệu đồng cho bảo hiểm và 401 triệu đồng cho kinh phí công đoàn, người lao động phải đóng 2.105 triệu đồng và đều tăng với mức tăng tương đương mức tăng tổng trợ cấp so với 2013. Đến năm 2016, tổng khoản tiền trợ cấp đạt 5.645 triệu đồng với mức tăng là 17,34% so với năm 2015; trong đó, công ty chi trả 5.224 triệu đồng tiền bảo hiểm và 470 triệu đồng vào kinh phí công đoàn, người lao độngđóng 2.470 triệu đồng vào bảo hiểm từtổng tiền lương của mình.

Các khoản trợ cấp bắt buộc trên cho thấy được quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho người lao động một phần nào đó chăm lo cho họ khi khó khăn, ốm đau hay mất việc, góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ; bên cạnh đó thể hiện sự quan tâm, chăm lo của doanh nghiệp dành cho người lao động thông qua công đoàn, càng làm tăng tinh thần đoàn kết trong công ty.

 Trợcấp tựnguyện

Ngoài khoản trợ cấp bắt buộc thì doanh nghiệp còn trợ cấp thêm cho người lao động các khoản như: trợcấp ăn trưa, trợcấp đi lại, trợ cấp giáo dục:

- Trợ cấp ăn trưa: dựa trên suất ăn trưa bình quân chung, hằng năm công ty trợ cấp ăn trưa cho toàn bộ công nhân và cán bộ, nhân viên trong công ty, nhằm đảm bảo nhằm đảm bảo cho người lao động ăn uống đầy đủ, tái sản xuất sức lao động, duy trì sức khỏe chongười lao động. Vì một sốnhân viên chỗ ở xa với công ty, họcó nhu cầu ở lại nghỉ tại công ty, nên công ty đã xây dựng 1 phòng ăn để phục vụcho nhân viên, riêng những người lao động làm việc tại các công trình thì đội trưởng sẽ là người lo

Trường Đại học Kinh tế Huế

các suất ăn cho công nhân. Đối với những người không có nhu cầu ăn tại công ty thì họ sẽ được trợ cấp ăn trưa bằng 1 khoản tiền hàng tháng tương ứng với suất ăn bình quân.

- Trợ cấp đi lại: để thuận tiện cho việc đi lại của nhân viên khi đi công tác, hội họp hay đi lại phục vụcho công việc của công ty mà công ty có thểtổchức xe đưa đón hoặc là chi ra một khoản tiền phục vụcho việc đilại được thuận lợi,

- Trợcấp giáo dục: hằng năm công ty luôn tài trợmột phần kinh phí cho việc đào tạo và phát triển trìnhđộvà kỹ năng cho CBCNV bằng hình thức mở các khóa đòa tạo, dạy nghề thường niên hoặc bỏ tiền cho người lao động đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn vềphục vụcho công ty. Trợ cấp 100% cho một sốcán bộchủchốt đi học các lớp đào tạo về quản lý, bồi dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ quản lý để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.7: Tổng trợcấp tựnguyện trong 3 năm 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục 2014 2015 2016 Chênh lêch 2015/2014

(%)

Chênh lệch 2016/2015

(%)

Trợcấp ăn trưa 1.447 1682 1904 16,24 13,20

Trợcấp đi lại 49 52 53 6,12 1,92

Trợcấp giáo dục 102 118 129 15,69 9,32

Tổng trợcấp 1.598 1.852 2.086 15,89 12,63

(Nguồn: Phòng TC-HC, công ty Cổ phần Xây dựng công trình 525)

Từ bảng số liệu tổng trợ cấp tự nguyện trong 3 năm 2014-2016, ta thấy công ty đã chi ra 1.598 triệu đồng để trợ cấp cho người lao động trong năm 2014. Trong đó, trợcấp ăn trưa là 1.447 triệu đồng, trợ cấp đi lại là 49 triệu đồng và trợ cấp giáo dục là

Trường Đại học Kinh tế Huế

102 triệu đồng. Qua năm 2015, sốtiền trợ cấp tựnguyện của công ty tăng lên 15,89%

so với năm 2014 đạt 1.852 triệu đồng. Trong đó, trợ cấp ăn trưa là 1.682 triệu đồng, với mức chênh lệch so với 2014 là 16,24 triệu đồng; trợcấp đi lại là 52 triệu đồng, với mức tăng 6,12%; trợ cấp giáo dục đạt 118 triệu đồng, tăng 15,69%. Sang đến năm 2016 thì mức trợ cấp đạt 2.086 triệu đồng, chênh lệch 12,63% so với năm 2015. Với trợcấp đi lại là 1.904 triệu đồng, tăng 13,20%; trợ cấp đi lại là 53 triệu, chỉ tăng 1,29%

và trợcấp giáo dục với khoản tiền 129 triệu đồng, với mức chênh lệch là 12,63%.

Qua kết quả phân tích trên ta dễdàng thấy được công ty không chỉ chăm lo cho người lao động qua các khoản trợcấp do nhà nước quy định mà công ty còn quan tâm chăm lo đời sống cho người lao động thông qua các khoản trợ cấp tự nguyện trên.

Hằng năm công ty chi ra khoản tiền trợ cấp rất lớn so với tổng quỹ lương để đáp ứng tốt 1 phần chính sách đãi ngộ trong công ty. Vừa là thực hiện nghĩa vụ của mình, vừa là tạo cho người lao động sựgắn bó, tạo cảm giác gần gũi hơn với công ty.