• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

chức Du lịch Thế giới xếp thứ 6 trong 10 điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ này.

Cùng với sự lớn mạnh của ngành Du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) đã được đầu tư và nâng cao chất lượng, phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, góp phần tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch Việt Nam, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của hàng chục triệu lượt khách mỗi năm ở các mức chi tiêu khác nhau. Ngoài hai loại hình chủ yếu: khách sạn thành phố và nhà nghỉ du lịch, đã hình thành khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tàu thủy lưu trú du lịch, làng du lịch… ở khắp các địa danh trong cả nước. Năm 2017, có 90 cơ sở lưu trú 3-5 sao được công nhận (trong đó có 13 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 31 cơ sở lưu trú hạng 4 sao, 46 cơ sở lưu trú hạng 3 sao). Điều này đã góp phần tích cực phục vụ thành công những sự kiện trọng đại của quốc gia và quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam năng động, nhiệt tình và mến khách.

Hiện nay cả nước có 25.600 cơ sở lưu trú du lịch với trên 508.000 buồng (tăng12% trên tổng số cơ sở lưu trú và 11% tổng số buồng so với năm 2016), trong đó có 116 khách sạn 5 sao với gần 35.000 buồng, 260 khách sạn 4 sao với hơn 34.000 buồng, 488 khách sạn 3 sao với hơn 34.000 buồng.

Các con số nói lên rằng đây không phải là một hiện tượng đột biến, mà là kết quả của một quá trình tích lũy lâu dài cả về hạ tầng và con người.

Hệ thống CSLTDL ở Việt Nam phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Sự hiện diện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như Accord, IHG, Mariot, Movenpick, Park Hyatt, Starwood, Hilton, Victoria đã góp phần tạo bước tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả trong những năm qua có thể kể đến là: Sofitel Metropole, Sheraton, Intercontinental (Hà Nội), Park Hyatt Saigon, Caravelle, New World (TP Hồ Chí Minh), Furama (Đà Nẵng), The Nam Hải (Quảng Nam), Six senses Hideway Ninh Van Bay (Khánh Hòa), Palace (Lâm Đồng)…

Đại học kinh tế Huế

Nội với thương hiệu Hanoitourist, những chuỗi khách sạn mang đẳng cấp quốc tế mang thương hiệu Việt đã không còn xa lạ đối với du khách trong và ngoài nước chuỗi khách sạn Vinpearl của tập đoàn Vingroup, chuỗi khách sạn của tập đoàn Sun Group, chuỗi khách sạn của tập đoàn Mường Thanh, chuỗi khách sạn A25, chuỗi khách sạn Golf, Công ty quản lý H&K…. Điều này đã khẳng định các nhà đầu tư trong nước đã không cần đến vốn đầu tư nước ngoài trong các dự án khách sạn cao cấp như trước đây.

Bên cạnh khách sạn, các loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tập trung ở các khu vực ngoại thành, làng xã, thôn bản, vùng dân tộc ít người, vùng cao (Tây Nguyên, miền núi), đồng bằng sông Cửu Long đã giúp khách hiểu thêm về văn hóa bản địa và có trải nghiệm ấn tượng với cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam. Các loại hình căn hộ du lịch cao cấp ở khu đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, biệt thự du lịch ở Đà Nẵng, Hải Phòng, làng du lịch ở Lâm Đồng, tàu thủy lưu trú du lịch ở Quảng Ninh tuy chưa nhiều những cũng góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, giúp khách có nhiều lựa chọn khi đi du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, ngành kinh doanh lưu trú ở Việt Nam đã có một số tín hiệu đáng mừng phải kể đến một số khách sạn ở Việt Nam đã được một số tạp chi du lịch uy tín trên thế giới bình chọn như khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsula của tập đoàn Sun Group được Hội đồng lữ hành thế giới World Travel Awards (WTA) trao giải “Asia’s Leading Luxury Resort 2014”. Có 4 khách sạn nằm trong danh sách khách sạn hàng đầu thế giới do tạp chí Travel +Leisure Hoa Kỳ bình chọn là Sofitel Metropole (Hà Nội), The Nam Hải (Quảng Nam), Park Hyatt SaiGon (TP. Hồ Chí Minh), La Residence (Thừa Thiên Huế) và 30 khách sạn từ 3 đến 5 sao được Tổng cục Du lịch và Hiệp Hội Khách sạn Việt Nam xét tặng danh hiệu khách sạn hàng đầu Việt Nam.

Khi mà Du lịch Việt Nam đã và dang được dự báo sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc trong những năm tới đây, thì việc tập trung nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các cơ sở lưu trú, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tạo các thương hiệu mạnh trên trường quốc tế là điều tất yếu. Đầu tư vào du lịch là kênh đầu tư hấp dẫn và thu hút bởi sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và sự nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, sự tăng trưởng lớn về du lịch chính là tiềm năng cho ngành du lịch. Đang dần

Đại học kinh tế Huế

1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú khách sạn ở Thành phố Huế Nhắc đến Huế, người ta nhớ ngay đến hình ảnh thành phố du lịch với sông Hương, núi Ngự, nhắc đến sự cổ kính của một kinh đô với hơn một trăm năm lịch sử.

Chính bề dày văn hóa đó, tạo cho du lịch Huế những nét riêng, đặc sắc mà không một thành phố nào ở Việt Nam có được: quần thể di tích cố đô Huế với Ngọ Môn, cung thành, lăng tẩm… Nhã nhạc cung đình đại diện cho một nền âm nhạc bác học của Việt Nam thời phong kiến, hòa trong những nét văn hóa cung đình xa hoa, rực rỡ là một nền văn hóa dân gian bình dị, gần gũi… Do đó, du lịch ở Huế, không chỉ đơn giản là trải nghiệm sông núi mà hơn hết là khám phá nền văn hóa Việt Nam.

Với những thế mạnh riêng của mình, ngay từ trước khi có chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng Huế trở thành trọng điểm du lịch miền trung thì thành phố đã thu hút rất đông du khách trong nước đặc biệt là du khách quốc tế. Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế là thành thành phố Festival. Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chính cột mốc này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền du lịch Huế.

Cùng với sự tập trung đầu tư của Trung ương, cũng như những nỗ lực cố gắng của Chính quyền địa phương, lượt du khách đến Huế ngày càng tăng qua các năm. Chín tháng đầu năm 2017, tỉnh Thừa Thiên-Huế đón 2,78 triệu lượt khách du lịch; trong đó, khách quốc tế là hơn 1,075 triệu lượt, chiếm 38,67% tổng lượt khách đến Huế, tăng 31,29% so với cùng kỳ. Sự phát triển của ngành du lịch ở Huế kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Hiện, toàn TP. Huế có 430 cơ sở lưu trú, với hơn 7.900 buồng phòng, hơn 13.400 giường; trong đó có 4 khách sạn 5 sao, với 643 phòng, 12 khách sạn 4 sao, với gần 1.500 phòng, 133 khách sạn từ 1-3 sao,

Đại học kinh tế Huế

khách dịch vụ lưu trú là 160.389 lượt khách, với 140.933 lượt khách ngủ qua đêm, trong đó có 60.312 lượt khách quốc tế và 80.621 lượt khách nội địa.

Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều động thái nhằm phát triển lĩnh vực kinh doanh lưu trú, cụ thể: từ giữa tháng 9/2017, Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế và Công ty Traveloka Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ phát triển du lịch thông qua hoạt động kết nối các cơ sở lưu trú và các hãng hàng không đến với khách hàng tiềm năng của Thừa Thiên-Huế; giúp tăng tỷ lệ đặt phòng tại các cơ sở lưu trú vào mùa thấp điểm.

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CHẤT LƯỢNG