• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THÉP

2.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kênh phân phối của công ty

2.3.1. Môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Môi trường tựnhiên Vị trí địa lý

Từ năm 2012,việcthu hút đầu tư, phát triển cơsở hạtầng cùng với sựphát triển của nền kinh tế đãđưa Đà Nẵng trở thành một thị trường màu mỡ, khá tiềm năng cho những ai muốn đầu tư kinh doanh và hoạt động trên thị trường này, trong đó có kinh doanh sắt thép.

Điều này giúp công ty thuận lợi trong việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà cungứng vì có rất nhiều các nhà sản xuất và cung ứng sắt thép tại Đà Nẵng, vận chuyển hàng hóa từnhà cungứng dễdàng, nhanh chóng và khá thuận tiện.

Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động của công ty lại diễn ra trên Gia Lai, DakLak.

Lúc này thì vị trí địa lý lại trở thành khó khăn của công ty.Việc vận chuyển hàng hóa từ Đà Nẵng lên kho hàng ở Chu Sê – Gia Lai rất xa xôi, đường đi khó khăn lại thêm tính chất đặc trưng của hàng hóa là thể rắn, cồng kềnh, khá nặng gây khó khăn trong việc vận chuyển đi xa. Đặc biệt là vào những ngày trời trở mưa gió.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khí hu

Khí hậu là yếu tố có thể là thuận lợi hoặc khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp còn tùy vào vùng nơi họ kinh doanh và hoạt động. Khá may mắn là khí hậu DakLak không mấy khó chịu và bất thường. Theo trang Cổng thông tin điện tử Thành phố Buôn Ma Thuột thì thời tiết của DakLak chia ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa từcuối tháng tư, đầu tháng 5 đến hết tháng 10; còn mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau; nhiệt độtrung bình daođộng từ18– 32 độ vào mùa nóng và 14– 28 độvào mùa lạnh.Như vậy, công ty có thể đưa ra các chính sách vận chuyển và dự trữ cho hợp lý theo hai mùa thời tiết để tránh tình trạng hư hỏng hàng hóa. Tuy nhiên sẽ có những khó khăn nhất định khi vào mùa mưa lại công thêm địa hình khó khăn.

2.3.1.2. Môi trường văn hóa- xã hội

DakLak là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống với diện tích 13.125, 37 km2. Năm 2012 quy mô dân sốxấp xỉ 1,8 triệu người, mật độdân số đạt hơn 137 người/km2 đến năm 2016 quy mô dân số lên đến 1,9 triệu người.

Dân số tăng lên thì nhu cầu của con người vềnhàở, đất đai, xây dựng, sửa chửa cũng tăng lên,một trong những nguyên liệu không thể thiếu là sắt thép để xây dựng.

Do đó, dân số tăng hiển nhiên trở thành thuận lợi cho công ty cả về mức tiêu thụ sản phẩm tăng và cả việc mang lại lượng lao động dồi dào cho công ty. Chính vì vậy mà công ty có lợi thế để đưa ra các chiến lược đầu tư và tuyển dụng lao động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh của mình.

2.3.1.3. Khoa học–công nghệ

Việc vận dụng công nghệ mới khi kinh doanh đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, làm giảm đi chi phí quản lý, vận chuyển, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm được thời gian,...Hơn nữa, công nghệ thông tin cũng rất phát triển, đặc biệt là internet, độ tuổi sử dụng internet ngày càng được mởrộng, càng phổbiến hơn. Điều này đem lại điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc quảng cáo sản phẩm và truyền bá thông tin một cách hiệu quả đến nhiều người, nhiều nơi khác nhau, rút ngắn được thời gian và cảkhông gian cho công tác xúc tiến bán hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với sựchuyển mình mạnh mẽ, Đà Nẵng đang dần trởthành một thành phốphát triển vềkinh tếvà khoa học– công nghệ. Nhờ đó mà công ty ngày càng làm việc hiệu quả hơn, thuận lợi hơn trong khâu đặt hàng và kê khai lượng hàng phân phối đi, nhận hàng vềtừnhà cungứng, giám sát hiệu quảcác thành viên trong kênh phân phối.

2.3.1.4. Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng (GRDP) ca thành phố Đà Nẵng

Biểu đồ2.3. Tốc độ tăng trưởng GRDP ca Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 -2017

(Nguồn: Sốliệu thống kê kinh tế- xã hội của Cục Thống Kê Đà Nẵng) Đà Nẵng nằm trong top những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Từ năm 2012 – 2016, tốc độ tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng đều từ8-9%

cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP cả nước.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 –2017 dao động không nhiều trong khoảng từ 8 – 9%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho Đà Nẵng nói chung và ngành công nghiệp – xây dựng nói riêng. Bởi lẻ, việc hoạt động kinh doanh trong một môi trường có nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít biến động sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, ít xảy ra sựcốhay rủi ro khi kinh doanh.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của DakLak có sự dao động, chênh lệch khá lớn giữa giai đoạn 2014 – 2015 và 2016 – 2017. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với hai năm trước đó nhưng đến năm 2017 đã có xu hướng tăng lại, mặc dù tăng rất ít. Không như Đà Nẵng, việc kinh doanh ở DakLak có thể bị ảnh hưởng bởi

7.00%

7.50%

8.00%

8.50%

9.00%

9.50%

10.00%

năm 2012 năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016 năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

tốc độ tăng trưởng bỗng nhiên giảm đột ngột. Khi nền kinh tế suy giảm và không ổn định sẽ làm cho thu nhập cũng như mức sống của người dân giảm, dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ giảm, kéo theo những nhu cầu về xây dựng, sửa chửa cũng hạn chế; trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường, gia tăng áp lực cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp phải thưởng xuyên tổchức các công tác dựbáo, dựtrữcho phù hợp.

Biểu đồ2.4. Tốc độ tăng trưởng GRDP ca Tỉnh DakLak giai đoạn 20142017

(Nguồn: Cổng thông tin điện tửTỉnh DakLak) Lãi sut cho vay ca ngân hàng

Một phần trong nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là vốn đi vay. Do đó, việc tăng hay giảm lãi suất luôn ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cho vay lên cao sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là khi so với đối thủcạnh tranh có tiềm lực vốn chủsởhữu mạnh.

Có thể nói năm 2018 vẫn là một năm đáng mong chờ về lãi suất cho chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc áp dụng thỏa thuận lãi suất giữa ngân hàng và doanh nghiệp giúp những nhà đầu tư tính toán cẩn trọng hơn trong chiến lược kinh doanh, giúp hạn chếtình trạng phá sản hay vỡ nợ, thực hiện mục tiêu “đôi bên cùng có lợi”. Điều này cũng là lợi thế,cơ hội đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh sản xuất trong đó có Thắng Thư về việc có thêmcơ hội trong vay vốn và bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho mình.

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

6.00%

7.00%

8.00%

9.00%

10.00%

năm 2014 năm 2015 năm 2016 năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.5. Môi trường quốc tế

Hiện nay, VSA khá lo ngại về tình hình ngành thép tiếp tục phải cạnh tranh ngày càng gay gắt do thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt việc phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá từ các nước nhập khẩu khiến xuất khẩu thép gặp nhiều khó khăn.

Theo Cục Phòng vệ thương mại – PVTM (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 8 đến nay, ngành thép Việt Nam đã phải đối mặt với gần 10 vụkiện PVTM. Dù từ trước đến nay, thép vẫn luôn là ngành bị khởi kiện nhiều nhất nhưng với tốc độ tăng “chóng mặt” như hiện nay (8 vụ/tháng với 7 thị trường khởi kiện), các doanh nghiệp đều không tránh khỏi sựlo lắng.

Với lượng thép dư thừa cao, Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nếu không xuất khẩu được sang Mỹ, thép Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm đến Việt Nam. Thực tế trong thời gian qua, theo Tổng Cục Hải quan, thép Trung Quốc chiếm tới 48% thị phần thép nhập khẩu Việt Nam. Điều này càng khiến nhiều nước nghi ngờ thép Trung Quốc “đội lốt” thép Việt Nam đểxuất khẩu,ảnh hưởng xấu đến hìnhảnh thép Việt Nam.

Bên cạnh những yếu tố trên thì còn xem xét vềgiá nguyên vật liệu đầu vào. Vì nguyên vật liệu chính của ngành thép là thép phế, than và điện. Theo như bài viết Ngành thép kì III: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành thì trong ba nguyên vật liệu chính đó, thép phếchiếm đến90%, điện chiếm 6%

và dầu FO chiếm 3%. Thép phế hầu hết là nhập khẩu từ 70 –80% và biến động theo giá phôi thép thếgiới. Vì vậy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép phụ thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trên thị trường thếgiới và giá bánđiện của nhà nước.

Chính vì vậy mà mặc dù ngành thép đang tăng trưởng nhưng cũng chịu không ít ảnh hưởng trong môi trường quốc tế như thế này, và công ty Thắng Thư cũng không tránh khỏi việc gặp phải những khó khăn.

2.3.1.6. Môi trường chính trị, pháp luật

Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong môi trường an ninh, trật tự, pháp luật chặt chẽthì phần nào đó sẽ giúp công ty thành công, hoạt động hiệu quảvà

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát triển. Quan trọng là bảo vệ các doanh nghiệp trước những hành động cạnh tranh bất hợp pháp,đem lại sựcông bằng cho mỗi doanh nghiệp.

Sự ưu tiên của Nhà nước dành cho ngành thép góp phần không nhỏvào sựphát triển của ngành. Trong Quyết định số 55/2007/QĐ-TTG phê duyệt Danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007 –2010, tầm nhìn đến năm 2020, ngành thép nằm trong danh sách các ngành được ưu tiên phát triển. Còn trong Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/01/2013 về Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệthống phân phối thép giai đoạn đến năm 2020 , có xét đến năm 2025, chính phủ đặt ra kếhoạch đầu tư chi tiết, ưu tiên phát triển ngành thép thành ngành kinh tếmạnh.

Trong những năm qua, hệ thống văn bản pháp luật đã được Quốc hội và Chính phủnghiên cứu sửa đổi, bổsung cho phù hợp hơn với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Bên cạnh đó còn có các cam kết quốc tếbao gồm Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Hệ thống các luật thuế, Pháp lệnh phá giá và các văn bản kèm theo Quyết định 145/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/09/2007 vềphê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007–2015, có xét đến năm 2025. Một số công văn về việc áp dụng thuếtựvệ đối với mặt hàng thép như là: Áp dụng theo Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18/07/2016 thì những mặt hàng chịu áp dụng thuếtựvệ phải là phôi thép và thép dài nhập khẩu từ các vùng/lãnh thổ quy định. Và Mặt hàng chịu áp dụng thuế tự vệ theo quyết định số 1931/QĐ-BCT ngày 31/05/2017khi là tôn màu, nhập khẩu từvùng/lãnh thổ quy định.

Tuy nhiên, sựbảo hộcủa Nhà nước dành cho các doanh nghiệp thép trong nước sẽkhông tồn tại lâu, nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay.

Với hệthống các văn bản, chính sách rõ ràng sẽtạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong môi trường an toàn và công bằng, bảo đảm quyền lợi của mỗi doanh nghiệp. Do đó mà điều quan trọng của một doanh nghiệp là trước khi kinh doanh phải tìm hiểu kỹ môi trường pháp luật nơi mình muốn hoạt động và khi đã hoạt động rồi thì không ngừng cập nhật các văn bản pháp luật liên quan để nắm bắt tình hình và có chính sách phù hợp, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thực hiện đúng pháp luật tránh tình trạng vi phạm

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.2. Môi trường vi mô