• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược phẩm ở Việt Nam

Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 95 triệu người, thu nhập bình quân đầu người hơn 2.300 USD, là một trong những nước trong khu vực có tốt độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất, đi cùng với đó là dân số Việt Nam già đi, thu nhập ngày càng tăng cao cùng với nhận thức ngày càng chú trọng vào các vấn đề về sức khỏe do đó mà chi tiêu cho các nhu cầu về sức khỏe cũng vì đó mà tăng theo. Năm 2005, chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người là 9,85 USD, năm 2010 là 22,25 USD và đến năm 2015 là 37,97 USD. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 – 2015 là 14,6%. Duy trì mức tăng trưởng bình quân ít nhất 14% đến năm 2025, đạt mức 85 USD vào 2020 và 163 USD vào năm 2025

Thị trường Dược phẩm Việt Nam đứng thứ 13 trên thế thế giới về tốc độ tăng trưởng. Theo Business Monitor International (BMI), tính đến hết 2017 doanh thu thị trường dược phẩm đạt khoảng 5,2 tỷ USD (+10% so với 2016). BMI cũng đưa ra dự báo, mức chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người vẫn tiếp tục ở mức cao, khoảng 14%/ năm. Theo IMS Health, Việt Nam được xếp vào nhóm Pharmerging Markets – là nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới. Trong nhóm Pharmerging Markets, được chia làm 3 nhóm nhỏ, Việt Nam xếp vào nhóm thứ 3 gồm 12 quốc gia – với mức tăng trưởng 14%, Việt Nam chỉ xếp sau Argentina, Pakistan.

Trong những năm gần đây nhu cầu về dược phẩm trong nước ngày càng lớn do quá trình gia tăng dân số (95.5 triệu dân), thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục (2.385 USD), nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chi tiêu cho dược phẩm ngày càng nhiều. Ngoài ra do dự mở rộng bảo hiểm y tế cũng làm tăng nhu cầu về thuốc của người dân. Trong 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm Việt Nam tăng 16.2% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu dược phẩm tăng 2% so với cùng kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

năm 2018, trong đó hình thức thanh toán chủ yếu là TTR chiến đến 93%. Điều kiện giao hàng là CIF chiếm khoảng 70%, FOB 8.6% tổng các đơn hàng xuất khẩu.

Theo thông tin giá thuốc kê khi công bố trên trang điện tử Cục Quản lý Dược – Bộ y tế, từ đầu năm 2019 đến 19/4/2019: Về thuốc nhập khẩu, có 551 lượt mặt hàng thuốc kê khi giá, 68 lượt mặt hàng kê khai lại giá, về thuốc sản xuất trong nước, có 1284 lượt mặt hàng kê khai giá, 173 lượt mặt hàng kê khai lại giá.

Biểu đồ1: Chi tiêu thuc ti Vit Nam

Theo thống kê của BMI Research, năm 2018, quy mô thị trường ngành Dược Việt Nam đạt giá trị 5,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước. Tuy vậy, tình hình sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 52,5%

nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu.

Tính đến 15/09/2019, kim ngạch nhập khẩu thuốc là 2,144 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương con số tăng thêm khoảng 200 triệu USD.

Tính đến 16/5/2019, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng, và các loại thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền). Về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối qua đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện (kênh ETC) đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, chỉ 30% còn lại là

Trường Đại học Kinh tế Huế

dành cho các nhà thuốc bán lẻ (kênh OTC), trong khi cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc. Sự phát triển của kênh ETC là do:

 Thứ nhất, chính sách bảo hiểm y tế của Chính phủ, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng cao dẫn đến việc chi tiêu thuốc cho khu vực này sẽ ngày càng chiếm chủ đạo trong tương lai.

 Thứ hai, khối bệnh viện tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần gia tăng thuốc trong khối điều trị.

 Thứ ba, nhận thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao sẽ làm nhiều người đến bệnh viện hơn.

Dược phẩm thuốc nhóm nhu cầu thiết yếu nên sự tăng trưởng kinh tế hầu như không có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành, động lực phát triển của ngành là được bảo hộ từ chính sách nhà nước. Xu hướng M&A giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh đối với cả nhóm sản xuất và phân phối. Ngành Dược phẩm Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng 2 con số.

Cung cấp thuốc cho nhu cầu phòng chống và điều trị bệnh cho con người với giá thành hợp lý với chất lượng đảm bảo, phù hợp với chuyển biến của các loại bệnh tật, đáp ứng kịp thời nhu cầu về an ninh quốc phòng, phòng chống dịch bệnh và nhu cầu khẩn cấp khác.

 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động về dược lâm sàng và cảnh giác về ngành dược

 Quản lý chặt chẽ, hiệu quả ngay từ khâu sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc, bảo quản, phân phối, lưu thông đến sử dụng thuốc.

 Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại học có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc chuyên nghiệp, hiện đại và đạt tiêu chuẩn hóa.

 Xây dựng nên công nghiệp chú trọng đầu tư phát triển sản xuất thuốc giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, từng bước thay thế các loại thuốc nhập khẩu, cố gắng phát huy hết thế mạnh của ngành dược tại Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.4.1.Cơ cấu thị trường dược phẩm tại Việt Nam.

Tại Thị trường Việt Nam, thuốc generic chiếm 51% và biệt dược chiếm 22% chủ yếu phân phối ở bệnh viện, phòng mạch tư nhân và nhà thuốc chiếm phần lớn phân phối thuốc.

Biểu đồ2: Cơ cấu thị trường dược phm Vit Nam

Theo thống kê của Cục quản lý Dược Việt Nam thì ngành Dược sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong vòng 5 năm tới và đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2021. Tuy

51%

22%

27%

Cơ cấu thị trường dược phẩm Việt Nam

Thuôc generic Biệt dược

Dược phẩm khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiên tại Việt Nam ngành dược vẫn được đang chịu sự phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa hoàn thiện khung pháp lý.

Một số thống kê cho thấy co khoảng 180 doanh nghiệp Việt Nam hiện tham gia sản xuất thuốc, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, thuốc đông dược khoảng gần 300 cơ sở. Điều đáng nói là một số doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu tham gia vào sự phát triển củ dược phẩm Việt Nam, điều này tạo tiền đề lớn cho sự phát triển ngành dược phẩm.

Xu hướng phát triển của ngành dược trong những năm tới tị trường dược phẩm sẽ tiếp tục lột xác với những bước phát triển tích cực, có thể kể đến một số xu hướng phát triển như:

 Tận dụng ưu thế về sản xuất cho nghành dược, chính phủ cam kết tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước lên khoảng 80% đến năm 2020.

 Thị trường dược việt Nam thu hút những tập đoàn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực y học cổ truyền.

 Chú trọng hòa nhập với quá trình tòn cầu và hội nhạp hóa, thanh lọc doanh nghiệp phát triển chậm và đầu tư vào doanh nghiệp tăng chất lượng.

 Đảm bảo ngành dược tăng lên 2 con số đến năm 2021.

Mặc dù ngành dược phẩm Việt Nam hiện nay đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn non trẻ, có tiềm năng tăng trưởng nhưng cần được đầu tư nhiều hơn khi một nửa thị trường nguyên liệu và thuốc thành phẩm phụ thuộc và nhạp khẩu.

Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên liệu dược phẩm, 78% trong số đó là Trung Quốc và Ấn Độ là hai nguồn cung cấp thuốc chủ yếu cho các nước đang phát triển có tham sản xuất thuốc phiên bản. Chính vì bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà năm 2018 nhiều doanh nghiệp dược Việt Nam lao đao khi giá API nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 15-80%, giữa bối cảnh chính phủ nước này đã đóng cửa hàng loạt nhà máy sản xuất API gây ô nhiễm.

Tựu chung, kinh tế phát triển, thu nhập tăng, dân số lớn bắt đầu có dấu hiệu già hóa công với vấn đề sức khỏe phát sinh so môi trường và quá trình công nghiệp hóa có thể là nhưng yếu tố thúc đẩy tăng trưởng ngành. Tuy nhiên, làm thế nào để đưa ra các loại thuốc phiên bản mới một cách nhanh chóng, gia tăng tỷ lệ có giá trị cao và nâng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cao niềm tin của người tiêu dùng cũng như khả năng cạnh tranh có thể sẽ là thách thức cho nhà sản xuất dược trong nước trong những năm tới.

1.2.4.2. Tiềm năng tăng trường của ngành Dược phẩmởViệt Nam.

Dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, sẽ là động lực cho ngành Dược phẩm tiếp tục tăng trưởng. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

Dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM về độ lớn thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021, và lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam.

Hãng nghiên cứu thị trường IMS Health cũng dự báo chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ nâng lên mức 50 USD/người/năm vào năm 2020.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất dược lớn đang tiến hành đầu tư nâng cấp nhà máy, hứa hẹn sẽ tạo những bước phát triển mới cho sản phẩm dược trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm nhập khẩu.

Theo kết quả khảo sát, 100% các chuyên gia nhận định ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số, trong đó gần 80% chuyên gia cho rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục ổn định ở mức từ 10 - 15%.

1.2.4.3. 5 xu thếcủa ngành Dược Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mở rộng kênh OTC bán hàng trực tiếp qua các quầy thuốc: Tuy hiện tại kênh phân phối qua bệnh viện chiếm ưu thế, nhưng các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi từ kênh ETC (kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện) sang OTC ( bán hàng trực tiếp qua các quầy thuốc) do quy định mới về việc lựa chọn thuốc trúng thầu trong các bệnh viện lại là ưu tiên những loại thuốc có giá thấp. Việc phát triển kênh OTC sẽ giúp cho các doanh nghiệp củng cố được vị trí, đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách, chủ trương của ngành y tế.

Phát triển các chuỗi bán lẻ dược phẩm: Ngành bán lẻ dược phẩm đang được nắm giữ bởi các nhà thuốc riêng lẻ, chưa có thương hiệu nhưng với tiềm năng tăng trưởng hai con số đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước, hoạt động ngoài ngành như Thế giới di động, FPT Retail, Nguyễn Kim… tham gia vào ngành trong lĩnh vực phân phối. Việc xây dựng chuỗi bán nhà thuốc GPP sẽ là xu hướng của tương lai, bởi mức sống của người dân ngày càng tăng sẽ dẫn đến thay đổi trong thói quen tiêu dùng một số bộ phận khách hàng, họ sẽ tìm đến những địa chỉ nhà thuốc đáng tin cậy, đáp ứng tiêu chuẩn để nghe tư vấn và mua thuốc. Tuy nhiên, việc mở rộng các mô hình chuỗi cửa hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do thị trường phân mảng, thói quen tiêu dùng cũ của đại đa số người dân và đặc biệt là tạo cuộc cạnh tranh về giá với các hiệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuốc nhỏ lẻ, khi mà các cửa hàng này thường nhập từ nơi không chính thống như chợ thuốc, nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ…

Ứng dụng công nghệ thông tin trong mở rộng thị trường dược phẩm trực tuyến: Với sự phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt trước xu thế của cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ như hiện nay, thị trường dược của Việt Nam đã xuất hiện các chuỗi nhà thuốc trực tuyến và những ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa tại nhà. Thị trường kinh doanh dược phẩm online có nhiều tiềm năng phát triển và tạo cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm online phát triển mô hình tư vấn và bán hàng qua mạng.

Sát nhập trong ngành Dược sẽ tiếp tục sôi động: Ngành Dược với tiềm năng tăng trưởng cao, trong khi có nhiều doanh nghiệp đang nằm trong diện tái cấu trúc, thoái vốn nhà nước, cùng với chính sách ưu tiên, ủng hộ hàng sản xuất trong nước đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại. Theo các chuyên gia trong ngành dược phẩm, xu hướng sát nhập trong ngành dược hứa hẹn sẽ tiếp tục sôi động hơn trong thời gian tới. Việc thực hiện sát nhập góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp mà còn mở rộng thị phần, tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực mới, phát triển mạng lưới phân phối…

Phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm: Cùng với xu hướng tăng trưởng thu nhập của đại bộ phận dân cư thành thị, nhận thức về ngoại hình, sức khỏe ngày càng gia tăng, các sản phẩm có nguồn tự nhiên, thực phẩm chức năng và dược phẩm được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển và sẽ sớm chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số tiêu thụ Dược phẩm của Việt Nam trong 5-10 năm tới, tương tự như các nước phát triển thì các sản phẩm này chiếm 50-60% tổng thị trường OTC.

1.2.4.4. Tình hình sản xuất dược phẩmởViệt Nam

- Số lượng: Cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ( DN nội địa và FDI)

- Sản xuất: chủ yếu dưới dạng bào chế đơn giản. Sản xuất các loại thuốc Generic. Bao gồm: sản xuất trực tiếp và gia công nước ngoài.

- Nguyên liệu: Trung bình sử dụng 60.000 tấn/ năm dược các loại 80-90% nguyên dược liệu được nhập khẩu. Dưới 50% được nhập từ Trung Quốc kể đến là Ấn Độ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Điểm mạnh: Cơ sở sản xuất thấp. Qúa trình sản xuất đang được chuẩn hóa.

Khoảng 194 nhà máy ( thuộc 158 doanh nghiệp) đạt chuẩn GMP-WHO

- Điểm yếu: Đầu tư cho nghiên cứu còn thấp DN nội địa 5% và DN FDI 15%

chưa sản xuất được các loại đặc trị. Hàm lượng công nghệ chưa cao.

1.2.4.5. Tình hình tiêu thụ dược phẩmởViệt Nam

Trong những năm gần đây, nhu cầu về dược phẩm trong nước ngày càng lớn do quá trình gia tăng dân số (95,5 triệu dân), thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục (2.385 USD), nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chi tiêu cho dược phẩm ngày càng nhiều. Ngoài ra, sự mở rộng bảo hiểm y tế cũng làm tăng nhu cầu về thuốc của người dân.

Ngành dược Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đứng thứ 13 thế giới về tốc độ tăng trưởng. Năm 2017, doanh thu thị trường dược phẩm đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2017, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn trên thế giới và cả các công ty trong nước hoạt động ngoài ngành tham gia vào lĩnh vực dược phẩm.

Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tăng từ 9,85 USD năm 2005 lên 22,25 USD năm 2010, tăng gần gấp đôi (37,97 USD) năm 2015. Mức tăng trưởng trung bình đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-2015 và sẽ duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025. Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025.

Trường Đại học Kinh tế Huế