• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình tiêu thụ phân bón của nước ta trong giai đoạn gần đây

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình tiêu thụ phân bón của nước ta trong giai đoạn gần đây

Nhu cầu phân bón.

Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại.

Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400–500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.

Tình hình sản xuất trong nước.

Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc

180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Dựkiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cả nước sẽcó 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng đểxuất khẩu.

Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽcó thêm một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm 330.000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ500.000 –600.000 tấn/năm.

Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm.

Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới ( Lào Cai, Thanh Hóa,…). Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.

Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệcuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệtiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả vềthiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPKởViệt Nam rất nhiều loại khác nhau cảvềchất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.

Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu củanước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.

Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phếthải cùng than mùn sẵn cóở nước ta.

Nhu cầu tiêu thụphân bónở Việt Nam

Năm 2016 cả nước tiêu thụ 11,2 triệu tấn phân bón, giảm 5% so với năm 2015 do điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi. Phân NPK là loại phân tiêu thụnhiều nhất với 3,7 triệu tấn, tiếp đến là phân Urea với khoảng 2,5 triệu tấn, các loại phân còn lại khoảng 1 triệu tấn. Trong những năm qua, thị trường phân bón trong nước luôn ở trong tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh trong ngành rất gay gắt.

Lúa gạo là loại cây trồng tiêu thụ phân bón chủ yếu ở Việt Nam, chiếm khoảng 65% lượng tiêu thụ. Trong đó, khu vực ĐBSCL với diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước là khu vực tiêu thụphân bón nhiều nhất, chiếm đến 60% lượng tiêu thụcả nước.

Các doanh nghiệp phân bón ở Việt Nam đa phần là các công ty nhỏ lẻ, hoạt động phân tán. Cả nước có hơn 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón phân bố ở khắp các vùng miền và tập trung chủ yếuở các tỉnh ĐBSCL. Giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn vềquy mô tài sản, tiềm lực tài chính cũng như công nghệ sản xuất.

Hiện nay nước ta chỉ sản xuất được phân Urea, NPK, phân lân (supe lân và lân nung chảy) và một lượng nhỏ phân DAP, các loại phân khác như SA và kali vẫn phải nhập khẩu. Năm 2016, lượng phân bón nhập khẩu đạt 4,19 triệu tấn với giá trị 1,2 tỷUSD, trong khi đó, khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 746 ngàn tấn với giá trị 209 triệu USD, giảm 6% vềkhối lượng và 25% vềkim ngạch so với năm 2015.

Theo Bộ Công Thương Việt Nam,năm 2017, nước ta tiêu thụ khoảng 11,5 triệu tấn phân bón, trong đó nhu cầu tiêu thụ phân bón vô cơ chiếm khoảng 90,5% với 10,5 triệu tấn và phân bón hữu cơ, sinh học khoảng 1 triệu tấn.Bộ Công Thương cho biết, theo các năm nhu cầu tiêu thụ phân bón cũng có sự dao động trong khoảng mức 1,4 triệu tấn Lân, 2,3 triệu tấn Urê, gần 4 triệu tấn NPK, các loại phân còn lại như DAP, Kali, SA dao động ởmức 850-950 tấn...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. 6 tháng đầu năm 2017, nhu cầuđối với mặt hàng phân bón khởi sắc trở lại, diễn biến giá, các dự án NPK lớn được đưa vào hoạt động và các chuyển động mới về chính sách kỳvọng đã giúp bức tranh ngành có những thay đổi tích cực hơn. Tổng sản lượng sản xuất Urea và NPK trong nước tăng 19,4% và 9,3% so với cùng kỳ năm 2016. Từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK.

Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 24,5% trên tổng số 735 DN sản xuất phân bón đã được Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cấp phép, với quy mô công suất lớn nhỏkhác nhau (từ20 nghìn đến 500 nghìn tấn/năm).

Theo sốliệu Vibiz tổng hợp, khối lượng và giá trịnhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 3 triệu tấn và ước đạt 947 triệu USD. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2017 đến từ Trung Quốc với lượng là 1,5 triệu tấn.

Ngoài ra nhập một lượng lớn từcác quốc gia khác như Nhật Bản, Lào.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, trong đó xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 400 nghìn tấn. Thị trường xuất khẩu sang Campuchia lớn nhất, chiếm tới gần 50% về lượng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017.

Ngoài ra một số thị trường xuất khẩu trọng điểm khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia,…

6 tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất phân bón ở Việt Nam có khá nhiều biến động doảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản sau: giá nguyên liệu đầu vào, nhu cầu tiêu thụ trong nước, năng lực sản xuất phân bón của các doanh nghiệp và các chính sách về thuế.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn cả nước đã sản xuất được nhiều nhất là phân NPK với 1.487,9 nghìn tấn, đứng thứhai là phân đạm Ure với 1.041,1 nghìn tấn, tiếp theo là phân Lân và phân DAP với sản lượng lần lượt là 738,4 nghìn tấn và 261,8 nghìn tấn. So với cùng kỳ năm 2017, sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

lượng phân đạm urê giảm 5,4%; phân NPK tăng 2%; phân Lân (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 5,8%; phân DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 42,8%.

Nhu cầu tiêu thụ phân Ure trong 6 tháng đầu năm 2018 có xu hướng giảm, do sự xuống giá các mặt hàng cây công nghiệp (tiêu, cà phê, cao su...) chủ yếu tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên nhu cầu chăm bón cho các loại cây này đã sụt giảm. Sự suy giảm về sản lượng phân đạm Ure đãđẩy giá Ure trong nước tăng trong nửa đầu năm 2018.

Trái ngược với sự suy giảm sản lượng phân Ure, sản lượng sản xuất phân DAP tăng đến 42,8% so với nửa đầu năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng thuế tự vệ đối với mặt hàng phân bón DAP/MAP kể từ tháng 3/2018 với mức thuế tự vệ1,128 triệu đồng/tấn đã khiến lượng nhập khẩu mặt hàng này giảm, đây là động lực thúc đẩy năng lực sản xuất của các Công ty trong nước như: DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai,... Vì vậy, tính đến cuối tháng 6/2018, lượng hàng tồn kho của phân bón DAP đạt khoảng 260 nghìn tấn, tăng 26% so với cùng thời điểm năm 2017. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất NPK của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) bắt đầu đi vào hoạt động đã khiến sản lượng sản xuất phân NPK nửa đầu năm 2018 tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017.

Sáu tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 2.252.679 tấn phân bón các loại với trị giá đạt 643,38 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2017, nhập khẩu phân bón giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về trị giá. Trong đó, nhập khẩu phân DAP giảm đến 31,4% về lượng và 21,2% về trị giá do chịu ảnh hưởng của thuế tự vệ (1,128 triệu đồng/ 1 tấn) áp dụng cho mặt hàng này từ tháng 3/2018. Bên cạnh sự suy giảm về lượng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng như: NPK, DAP, SA, Kali thì nhập khẩu Ure tăng 21,9% về lượng và 30,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân của nhập khẩu Ure tăng là do sản lượng sản xuất mặt hàng này giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, do đó lượng Ure bịthiếu hụt được bù đắp bằng lượng Ure nhập khẩu.

Xuất khẩu phân bón nửa đầu năm 2018 tăng 5,4% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt 478.338 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 153,7 triệu USD. Trong đó, lượng xuất khẩu mặt hàng phân bón nhiều nhất là tháng 3 và tháng 5 với sản lượng lần lượt là 100.820 tấn và 98.133 tấn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết thúc quý II/2018, Việt Nam xuất khẩu 250.584 tấn phân bón các loại sang thị trường quốc tếvới kim ngạch xuất khẩu đạt 81.404 nghìn USD. Trongđó, lượng phân bón xuất khẩu cao nhất là vào tháng 5 với 98.133 tấn, kim ngạch đạt 31.814 nghìn USD. So với quý I/2018, xuất khẩu phân bón tăng 10,11% về lượng và tăng 12,58% về trị giá. Việt Nam nhập khẩu 1.303.727 tấn phân bón các loại với kim ngạch đạt 379.381 nghìn USD. Lượng nhập khẩu phân bón giữa các tháng khá đồng đều và không có nhiều biến động. So với quý I/2018, nhập khẩu phân bón tăng 38,24% về lượng và tăng 44,46% vềtrịgiá.