• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC

2.2. Phân tích đánh giá của khách hàng về hoạt động bán hàng trực tuyến tại

2.2.1. Thống kê mô tả mẫu

Sau khi thu thập số liệu, việc xử lý được tiến hành trên phần mềm SPSS 26. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả nhằm khái quát hoá đặc điểm chung của khách hàng được khảo sát, để nắm rõ thông tin khách hàng khảo sát, làm cơ sở để nhận định phần phân tích thống kê mô tả được chính xác hơn.

Từ138 phiếu khảo sát hợp lệ, kết quả thu được như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3 Mô tảmẫu khảo sát

Mẫu nghiên cứu Số lượng Tỷlệ(%)

Sốkhách hàng khảo sát 138 100

Giới tính

Nam 90 65,2

Nữ 48 34,8

Độtuổi

Từ25–40 tuổi 113 81,9

Từ40–55 tuổi 21 15,2

Trên 55 tuổi 4 2,9

Công việc

Công nhân 12 8,7

Cán bộ, công chức 6 4,3

Nội trợ, hưu trí 6 4,3

Kinh Doanh 63 45,7

Khác 51 37

Thu nhập

Từ2–5 triệu 50 36,2

Từ5–10 triệu 63 45,7

Trên 10 triệu 25 18,1

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu điều tra với SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tỷ lệ giới tính: Trong tổng số 138 phiếu khảo sát khách hàng, có 90 người là nam, 48 người là nữ. Tỷlệnam giới chiếm tỷ lệ cao hơn với 65,2% so với 34,8% nữ giới trong tổng 138 phiếu khảo sát hợp lệ. Có sựchênh lệch lớn trong tỷ ệgiới tính của mẫu nghiên cứu. Cho thấy rằng, khi lựa chọn các sản phẩm xây dựng, nam giới vẫn chiếm ưu thế hơn so với nữgiới.

Về độtuổi: Các khách hàng có độtuổi từ25 –40 tuổi chiếm tỷlệlớn nhất, chiếm 81,9%. Tiếp theo là độ tuổi từ40 –55 tuổi, chiếm 15,2% và cuối cùng là độtuổi trên 55 tuổi với 2,9%. Điều này cho thấy, độ tuổi càng trẻ thì mức độ dùng Internet vẫn chiếm mức tỷ lệcàng cao, khi ở độ tuổi lớn hơn, mức độ sửdụng Internet thấp đi nên việc mua hàng trực tuyến sẽrất thấp.

Vềnghềnghiệp: Theo sốliệu điều tra, có 63 người làm kinh doanh chiếm 45,7%, có 12 người là công nhân chiếm 8,7%, có 6 người là cán bộcông chức chiếm 4,3% và 6 người là nội trợ, hưu trí chiếm 4,3%. Cuối cùng với 51% chiếm tỷlệ cao nhất trong mẫu điều tra là các ngành nghề khác nhau trong cuộc sống. Bất cứ ai, họ làm ngành nghềgì, thì nhu cầu xây, sửa lại nhà hay nhà vệ sinh, đều có nhu cầu.

Về thu nhập: Trong mẫu điều tra, có 63 người có thu nhập từ 5 –10 triệu đồng chiếm 45,7%, thu nhập từ2–5 triệu đồng có 50 người chiếm 36,2%, thu nhập trên 10 triệu đồng có 25 người chiếm 18,1%. Nhìn chung, mức thu nhập của mẫuởmức trung bình, xấp xỉmặt bằng chung mức sốngở Thừa Thiên Huế.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu + Tần suất mua sắm trực tuyến:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.1 Tỷlệtần suất mua sắm trực tuyến của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả điều tra và xửlý của tác giả) Với kết quả khảo sát, hầu hết mọi người đều có nhu cầu mua sắm trực tuyến nhưng đa số sẽ thỉnh thoảng mua hàng trực tuyến khoảng 1 lần/tuần chiếm 87%, tần suất mua nhiều từ 4 – 5 lần/tuần là 8,7% và tần suất mua bình thường là 4,3%. Xu hướng mua sắm trực tuyến không còn xa lạvới mọi người bất cứ ở độ tuổi nào, có thể là mua hàng hoá hữu hình hoặc vô hình trực tuyến.

+ Tham khảo sản phẩm trên các trang mạng trực tuyến trước khi mua

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ tham khảo sản phẩm trên mạng trước khi mua của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Kết quả điều tra và xửlý của tác giả)

87%

8.70%

4.30%

Thỉnh thoảng (1 lần/tuần) Nhiều (4-5 lần/tuần) Bình thường (3 lần/tuần)

100%

0%

Không

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với tâm lý của người tiêu dùng thì bất cứ một ai cũng lo sợ về sản phẩm mà mình sắp mua và cũng đểtìm hiểu các đặc tính sản phẩm, giá tiền, so sánh với các cửa hàng khác. Cho nên 100% mẫu khảo sát đều có tham khảo các sản phẩm trên mạng trước khi mua.

+ Đã từng thấy các trang website bán thiết bịvệsinh

Biểu đồ2.3 Tỷlệ đã từng thấy các trang webtise bán thiết bịvệsinh của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả điều tra và xửlý của tác giả)

Với sự phát triển của thương mại điện tử, các nhà kinh doanh luôn muốn tận dụng nhiều phương thức bán hàng để gia tăng doanh số. Họ tạo các trang website để bán cho mọi khách hàng có nhu cầu. Họ tham gia các trang mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác nhau thì có tới 94,9% mẫu khảo sát đã từng thấy các trang website bán thiết bị vệ sinh do các nhà kinh doanh tạo lập. Còn 5,1% còn lại có thể do thời gian lướt web của họít hay chỉ truy cập các trang quen thuộc.

94.90%

5.10%

Không

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Thường thấy các trang webtise bán thiết bị vệsinhở đâu

Biểu đồ2.4 Tỷlệ thường thấy các trang webtise bán thiết bịvệsinhở đâu của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả điều tra và xửlý của tác giả)

Theo khảo sát cho thấy, 65,3% người dùng thấy các trang website bán thiết bịvệ sinh trên mạng xã hội cụthểlà Facebook, 26,1% là ởcác trang web của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thiết bị vệsinh. Còn 8,7% là các kênh trực tuyến khác. Hầu như các doanh nghiệp đều có một fanpage trên Facebook, bởi vì sựphổbiến của Facebook –một cộng đồng trực tuyến rất lớn và đây là một kênh bán hàng hiệu quả.

26.10%

65.20%

8.70%

Các trang web của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm Trên mạng xã hội (Facebook)

Khác...

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Có đồng ý mua sản phẩm thiết bị vệ sinh của công ty qua các kênh bán hàng trực tuyến không

Biểu đồ2.5 Tỷlệ đồng ý mua sản phẩm của công ty qua các kênh bán hàng trực tuyến của mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả điều tra và xửlý của tác giả)

Khi việc mua và bán hàng trực tuyến trở nên phổbiến và ngày càng được đầu tư, chú trọng, cải thiện chất lượng thì viêc mua bất cứhàng hoá nào cũng được xem xét.

Đối với loại sản phẩm thiết bị vệ sinh, có tới 60,9% người đồng ý việc mua qua kênh bán hàng trực tuyến của công ty. Còn 39,1% vẫn cho rằng loại sản phẩm đó nên đến trực tiếp cửa hàng hoặc họ chưa sẵn sàng để mua sản phẩm thiết bị vệsinh qua kênh trực tuyến.