• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thống kê tổng số SKU của hàng nhãn riêng của siêu thị Co.opmart qua 3 năm

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÃN HÀNG RIÊNG

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế

2.2.1 Phân tích tình hình kinh doanh hàng nhãn riêng tại siêu thị Co.opmart Huế

2.2.1.1 Thống kê tổng số SKU của hàng nhãn riêng của siêu thị Co.opmart qua 3 năm

Trước khi đi vào phân tích tình hình kinh doanh hàng nhãn riêng của siêu thị Co.opmart, chúng ta cần hiểu rõ về SKU.Tại hầu hết các siêu thị hay công ty kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh bán lẻ, SKU là thuật ngữ quen thuộc. SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị lưu kho, là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau vềhình dạng, chức năng.

Tại Co.opmart, SKU được hiểu đơn giản là mã hàng hóa, dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác, mỗi hàng hóa đều có một SKU riêng biệt.

Khi doanh nghiệp muốn kiểm tra một loại hàng hóa tồn kho nào đó thì sẽkiểm tra số lượng và số liệu kèm theo với SKU. Thông thường, khi tiếp nhận mặt hàng sản phẩm từnhà cung cấp thì doanh nghiệp có thểduy trì SKU của nhà cung cấp hoặc có thể đổi mã SKU cho riêng mình. Và đối với Co.opmart cũng thế, SKU được sử dụng không hoàn toàn là của nhà cung cấp, nhưng số SKU khác nhà cung cấp là không nhiều.

Bảng 2.3. Thống kê tổng sốSKU của hàng nhãn riêng của siêu thịCo.opmart qua 3 năm 2014-2016

Đơn vịtính: SKU Chỉtiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh

2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %

Số SKU

May mặc 330 410 523 80 24,24 113 27,56

Công nghệ thực

phẩm 178 205 240 27 15,17 35 17,07

Hóa mỹphẩm 95 112 127 13 13,13 15 13,39

Đồdùng 97 111 128 14 14,43 17 15,32

Tươi sống 8 9 10 1 12,50 1 11,1

Tổng số 708 847 1028 139 19,36 181 21,37

(Nguồn: Phòng Marketing) Dựa vào bảng trên, ta dễdàng nhận ra tổng sốSKU của toàn siêu thị qua 3 năm 2014-2016 đều tăng và ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Cụthể như sau:

-Năm 2015 so với năm 2014: Tổng số SKU tăng từ 708 lên 847 SKU, tăng 19,36% tương ứng với 139 SKU. Trong đó, ngành hàng may mặc có phần trăm tăng lớn nhất là 24,24 % tương ứng với 80 SKU. Ngành hàng tươi sống có mức tăng thấp nhất, chỉ tăng thêm 1 SKU tương ứng với mức tăng 12,50%.

-Năm 2016 so với năm 2015: Tổng số SKU tăng từ 847 lên thành 1028 SKU, tăng 21,37% tương ứng với 181 SKU. Ngành hàng may mặc vẫn chiếm ưu thế với mức tăng 27,56% tương ứng 113 SKU. Và ngàng hàng tươi sống cũng chỉ tăngthêm 1 SKU qua năm ,tương ứng với 11,10%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn một cách tổng thể, ta có thể thấy trong năm ngành hàng thì may mặc là ngành hàng có tỷtrọng SKU lớn nhất so với tổng thểSKU hàng nhãn riêng Co.opmart, tiếp theo đó là Công nghệ thực phẩm, Đồ dùng, Hóa mỹ phẩm và cuối cùng là Tươi sống. Và theo đó, qua 3 năm 2014 đến 2016, tỷlệ tăng SKU của các ngành hàng cũng tỷ lệ thuận với tỷtrọng của từng ngành hàng. Riêng chỉ có ngành hàng tươi sống vừa chiếm tỷ trọng thấp, số SKU lại có xu hướng tăng chậm hơn nhiều so với các ngành hàng khác. Thực trạng này có thểgiải thích như sau:

Thứ nhất, ngành hàng may mặc có tỷlệ tăng lớn nhất, bản thân ngành hàng đã chiếm một số lượng lớn SKU trong tổng số SKU hàng nhãn riêng. Với đặc thù của ngành hàng sở hữu riêng nhãn hiệu SaigonCo.op, viết tắt là SGC với rất nhiều mặt hàng thời trang. Xu hướng tăng nhanh vềchủng loại hàng hóa kéo theo đó là sự tăng lên của SKU là điều tất yếu.

Thứ hai, tươi sống có tỷlệ tăng thấp nhất, thậm chí là giảm vềtỷlệ phần trăm.

Đây là ngành hàng bao gồm các mặt hàng khá nhạy cảm( thịt, cá, rau quả..), việc xây dựng và phát triển hàng nhãn riêng là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, người tiêu dùng luôn đặt sựkhắt khe của mình vào những mặt hàng này nhiều hơn.

Chính vì lẽ đó, hàng nhãn riêng muốn được phát triển về số lượng cần nhiều yếu tốvà sự cẩn trọng nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cũng đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Thứ ba, qua giai đoạn 2014 đếm 2016, hầu hết các ngành hàng đều có xu hướng tăng SKU, điều này là tất yếu khi hàng nhãn riêng dần trở thành xu thế được lựa chọn của đa số các siêu thị .Trong khi đó, lợi ích mà hàng nhãn riêng mang lại là đáng kể góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của toàn công ty.

Hàng nhãn riêngđược Co.opmart lên kệ vào năm 2007,nhưng chính thức ra mắt chương trình “Hàng nhãn riêng- Chất lượng và tiết kiệm” vào năm 2012. Đến nay đã qua 5 năm với tổng sốlà 1028 SKU có thểchứng minh cho sựphát triển không ngừng của hàng nhãn riêng tại Co.opmart Huế.

2.2.1.2 Kết quả kinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thị Co.opmart Huế giai đoạn 2014-2016.

Hoạt động kinh doanh nhãn hàng riêng là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh của toàn siêu thị, kết quả kinh doanh hàng nhãn riêng được thể hiện qua bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4. Kết quảkinh doanh nhãn hàng riêng tại siêu thịCo.opmart Huế giai đoạn 2014-2016.

Đơn vị: nghìnđồng.

Chỉtiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

2015/2014 2016/2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng doanh thu 158.847.694 100 178.588.039 100 203.395.172 100 19.740.345 12,42 24.807.133 13,89

Doanh thu nhãn

hàng riêng 14.456.247 9,10 16.719.644 9,36 23.836.556 11,72 2.263.397 1,16 5.016.912 1,27

(Nguồn: Phòng Marketing)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.1: Doanh thu nhãn hàng riêng so với tổng doanh thu của siêu thị giai đoạn 2014-2016

Dựa vào sơ đồtrên, ta thấy doanh thu hàng nhãn riêng qua giaiđoạn 2014-2016 có xu hướng tăng.Cụ thể, doanh thu hàng nhãn riêng so với tổng doanh thu toàn siêu năm 2014 chỉ ởmức 9,10%. Qua năm 2015, tủy lệ này có tăng nhưng mức tăng không lớn, doanh thu nhãn hàng riêng của siêu thịchiếm 9,36%. Nhưng đếnnăm 2016, doanh thu nhãn hàng riêng có mức tăng vượt bậc đáng kể, với con số11,72% so với tổng doanh thu toàn siêu thị, hàng nhãn riêng đang cho thấy khả năng tăng trưởng của nhãn hàng này cũng như tiềm năng phát triển kinh doanh cho công ty. Có thểgiải thích điều này bằng việc Co.opmart đang dần đẩy mạnh việc kinh doanh nhãn hàng riêng, cùng với đó là công tác đầu tư cho nhãn hàng riêng cũng được chú trọng. Với diện tích xuất hiện của hàng nhãn riêng trên các khu tựchọn của siêu thị đang ngày càng được mởrộng thì khách hàng ngày càng có cơ hội biết đến và dùng thửsản phẩm nhiều hơn. Mặt khác, với mức giá rẻ hơn từ 5-20% so với sản phẩm cùng loại, hàng nhãn riêng dường như là sự lựa chọn khôn ngoan cho nhiều người tiêu dùng trong thời kì kinh tế khó khăn hiện nay với chất lượng ngày càng được cải thiện.

9.1 9.36 11.72

90.9 90.64 88.28

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nhãn hàng riêng Các mặt hàng khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn một các tổng thể, doanh thu nhãn hàng riêng có mức tăng đáng kể. Tuy nhiên, theo nguồn thông tin nội bộ, mức tăng này tập trung vào một sốmặt hàng chính chứkhông được phân bổ đều trên toàn hàng nhãn riêng.Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiệp. Làm sao để có hướng đi đúng đắn nhằm tối đa hóa các lợi ích cũng như thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân, với mục đích chung là đảm bảo sự phát triển bền vững.