• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2. Cơ sở thực tiễn

dụng bao gồm sự dễ sử dụng cảm nhận và sự tự tin cảm nhận.

Lê Thị Kim Tuyết (2011), Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ IB của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng

Nhóm nghiên cứu cho rằng có 8 yếu tố động cơ sử dụng dịch vụ IB được hành thành sau khi chạy mô hình gồm: sự hữu ích, tính linh động, giảm rủi ro, gia tăng sự hiểu biết, tính tương hợp, công việc, động cơ phong cách vàảnh hưởng xã hội.

Nguồn:Tuyển tập Báo cáo “Hội nghịsịnh viên nghiên cứu khoa học” lần thứ6– Đại học Đà Nẵng 2008 và tác giả đềxuất thêm

Theo Ngân hàng Trung Ương Châu Âu năm 2002, hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ IB nhưng ở mỗi quốc gia và mỗi ngân hàng sẽ có chất lượng dịch vụ khác nhau. Tỷ lệ chấp nhận IB là khoảng 6% trong tổng số khách hàng của ngân hàng hay là 17% trong tổng số người dân sử dụng internet (Bughin, 2001). Ngay cả các quốc gia mà tỷ lệ sử dụng internet là trên 50% như Phần Lan và Thuỵ Điển thì khách hàng vẫn giao dịch thông qua chi nhánh hoặc các trung tâm liên lạc. (Bughin, 2001) đã xác định hiệu quả chi phí, sự thuận tiện cho khách hàng và khả năng truy cập là những yếu tố quan trọng thúc đẩy khách hàng sử dụng Internet Banking.

Tại Anh và các nước Châu Âu, hầu hết khách hàng sử dụng IB đểxem số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, kiểm tra giao dịch hàng ngày, đối chiếu số dư…Sửdụng dịch vụ IB giúp các ngân hàng tại Anh và các nước Châu Âu giảm chi phí hoạt động và thời gian làm việc của nhân viên tại các trung tâm liên lạc khách hàng, các chi nhánh đểtrảlời khách hàng và thực hiện các giao dịch lặp đi lặp lại. Khách hàng cũng được hưởng lợi nhờdịch vụ nhanh, chính xác, đảm bảo sự riêng tư, tiết kiệm thời gian đi lại.

Hình 1.4. Tỷlệsố người thếhệY (1979–1994) sửdụng ngân hàng điện tửtại các nước Châu Âu (đến cuốinăm 2018)

Nguồn:Eurostat, Obserwator finansowy.pl

Tại khu vực Châu Á–Thái Bình Dương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Internet Banking đã và đang được triển khai tại nhiều nước như Trung Quốc, Hong Kong, Singapore và Thái Lan.

Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung Ương đã khuyến khích các dịch vụ IB từ năm 2000.

Tại Hong Kong, ngân hàng HSBC bắt đầu cũng cấp dịch cụIB vào 01/08/2000.

Tại Singapore, dịch vụ IB đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1997. Hiện tại các ngân hàng lớn tại Singapore đều cung cấp dịch vụ này nhưOversea Union Bank (OUB), DBS Bank, Citibank, Hong Kong’s Bank of East Asia, Oversea –Chinese Banking Corp. (OCBC).

Tại Thái Lan, dịch vụ IB được cung cấp từ năm 1995. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các ngân hàng Thái phải chịu sức ép cắt giảm chi phí đã chuyển hướng sang đẩy mạnh cung cấp các dịch vụIB, họ xem đây như là một giải pháp đểgiảm chi phí nhân công và tăng độthoảmãn của khách hàng.

1.2.2. Khái quát tình hình thị trường dịch vụInternet Banking ởViệt Nam

Kể từ khi mới xuất hiện ở Việt Nam chính thức năm 2004 cho đến nay, dịch vụ Internet Banking ngày càng phổ biến, số lượng ngân hàng cung ứng và khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng gia tăng. Dịch vụIB lúc mới triển khaiở Việt Nam chỉ có 3 ngân hàng, sau đó tăng dần năm 2007 (18 ngân hàng) và năm 2012 có đến 46/50 ngân hàng (chiếm 92%) và đến năm 2014 tỷ lệ đó là 47/47 (100%) (Thúc đẩy phát triển Internet Banking, 2015).

Các tiện ích của dịch vụ IB được các NHTM Việt Nam cung cấp hiện nay: truy vấn tài khoản, in sao kê, thanh toán, chuyển tiền, gửi tiền, cho vay… Các NHTM Việt Nam triển khai hiệu quả hướng tới sự tiện lợi nhất cho khách hàng trong các giao dịch với ngân hàng. Chẳng hạn, ngân hàng Vietcombank cung ứng dịch vụ như đăng ký trực tuyến, truy vấn, in sao kê… Hay ngân hàng SeABank tháng 06/2018 vừa qua đã cho ra mắt phiên bản ngân hàng trực tuyến SeANet mới với nhiều cải tiến vượt trội và ưu đãi hấp dẫn,đáp ứng tối đa mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng như: quản lý giao dịch/sao kê tài khoản thanh toán và thẻ tín dụng, truy vấn số dư, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, gửi tiết kiệm trực tuyến, thanh toán trực tuyến… Ngân hàng cung ứng nhiều tiện ích và dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tốt nhất phải kể đến ngân hàng Techcombank. Theo bảng đánh giá xếp hạng ngân hàng và tài chính toàn cầu năm 2014, ngân hàng Techcombank là ngân hàng được đánh giá là có dịch vụngân hàng tốt nhất và cũng là ngân hàng internet tốt nhất ởViệt Nam.

Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đều triển khai dịch vụ IB với nhiều tiện ích, đem lại lợi ích cho khách hàng nhưng số lượng người sử dụng không nhiều, số lượng giao dịch thấp. Theo sốliệu thống kê, giá trị giao dịch và số lượng giao dịch tính trong 06 tháng đầu năm 2014 đạt 24 triệu giao dịch, tương ứng 311.000 tỷ đồng (Hồng Hải, 2014). Do thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thấp, sự phối hợp giữa các ngân hàng cung ứng dịch vụ này còn yếu, khách hàng e ngại về tính an toàn, bảo mật trong giao dịch, họ sợ phức tạp, họthiếu nhận thức vềdịch vụvà lợi ích mà Internet Banking mang lại.

Tình hình phổ cập Internet tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệvà nhận thức xã hội, mức độ phổ cập internet ngày càng được gia tăng nhanh chóng, đến cuối năm 2019 số người sử dụng internet ước lượng đạt 64 triệu người, tăng 63,7% so với cuối năm 2012. Theo đó, tỷ lệ người sử dụng internet tại nước ta đang là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Ngoài ra xu hướng hội tụ công nghệ giữa dịch vụ viễn thông, truyền thông và internet cũng đang góp phần đẩy nhanh tốc độphổcập internet trong xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ1. Thống kê lượng người sử dụng Internet giai đoạn 2012- 2019

Nguồn:DAMMIO xây dựng, được tổng hợp từ các nguồn dữ liệu như VNNIC, Internet Live Stats, Index Mundi và Stalista